Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách
Ảnh: Thanh Tùng
ĐỖ VĂN KHOÁI
Mùa xuân trên sông
Ngày nắng mới chảy trên dòng
Em ra sông giặt áo
Gởi ngọn gió - đi thật xa...
Báo tin cho muôn cây quê nhà - nở hoa
Gọi mùa xuân đến sớm
Lòng chợt thấy như ban mai
Em hát vui bên sông - chao lòng mình xao xuyến
Và nụ cười soi xuống
Thành má lúm loang trên sông
Nào ai biết em đang chờ mong?
Làm sao quên câu em hò?
Còn thả trên sông
Cho bao chàng mắc lưới
Làm sao quên môi em cười?
Còn ngậm vành trăng sữa - Em ơi!
Và gió mới - mang hương đi...
Muôn vườn nhà chim đến
Và người lính qua sông,
Đã về từ đêm qua
Mang phong sương phơi trước hiên nhà - rợp hoa.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Thiên an
Thế là ta một mình cùng chốn ấy
thông xanh
thông xanh
thông xanh
lưng cỏ mọc xuyên trái tim đá sỏi
mây bông bay
tháp nhọn
mắt ta nhìn
ôi những chiếc lá kim
rơi chi mãi nỗi buồn
hêineken! hêineken!
tiếng va chạm cô đơn
ta ngỡ uống cạn suối nguồn
mây trắng
ta ngỡ uống cạn suối nguồn
xanh thẳm
giờ thìn qua
giờ ngọ cũng trôi qua
ta tích tắc nỗi nhớ mong gậm nhấm
em thân yêu! phiêu bạt phương nào?
từ biệt nhé, ngọn cỏ rừng yên tĩnh
ta bay theo mây trắng ngổn ngang trời
có một phút một đời một yêu thương vĩnh cửu
ấy là ta dong duổi bên Người
từ biệt nhé, những chiếc kim xinh nhỏ
em hãy thêu áo lá một vùng đồi
ta là gió
thổi đến ngày kiệt sức
tự trời cao
tan vào giọt mưa
rơi...
NGUYỄN KIM HUY
Điều gì muốn nói
Điều gì muốn nói mà lấp lánh suốt đêm
Ngôi sao trên kia cao quá
Điều gì muốn nói mà rì rào suốt đêm
Con sóng ngoài kia xa quá
Em gần đấy mà cách ngăn quá đỗi
Có một điều muốn nói lại thôi
Em hãy cứ buồn em hãy cứ vui
Anh sẽ giữ yên những điều muốn nói
Giữa chúng mình nào có thể khác hơn
Đêm qua bầu trời có khóc không
Mà sáng dậy nước mắt ướt đầm ngọn cỏ
Và ban mai ơi, có điều gì muốn nói
Mà lặng lẽ lau những giọt nước mắt đêm?
Đà Nẵng VII- 1989
Ý NHI
Qua Huế
Một lần nữa
tôi đi không dừng lại
Một lần nữa
Ngự Bình, Thượng Tứ, Tĩnh Tâm
Và đền đài, lăng tẩm
Và vườn xanh lá trúc
Và gương mặt người thiếu nữ
Mãi còn xa lạ
Cái đích nào của những hành trình
Những chuyến bay nào
Những con tàu nào
Đã ràng buộc
Đã dẫn dắt tôi
Đã không một lần cho tôi dừng lại
Đã khiến tôi bao lần trượt nhỡ
Khỏi những điều tốt đẹp
Hà Nội 6-1987
PHẠM NGỌC CẢNH
Không đề
với anh
em là sự túng nghèo trinh bạch nhất
cái áo phin hoa mặc nửa đời người
em đã làm thơ sắp đến tầm thi sĩ
ở chỗ gặp anh nhất quyết lại quay về
để làm cô tiên thùy mị
nuôi anh lạc loài như gió trăm quê
biết với anh có ngày rồi đói rách
em đã bảo thơ chưa là giọt mật
để cầm hơi
nhưng vắng nhau một chiều tất tả
em gọi anh nao nao chân trời
em biết trong anh chỗ hoang vu để miệt
mài bù đắp
phù sa nguồn nào em cũng đón về xuôi
với anh
em có là gì đâu khi vùng vằng giận dỗi
lại gom góp nên nhiều mong đợi
lúc ấy chúng mình như đứa dở hơi
chỉ với riêng anh
lúc ấy em cười
NGUYỄN NGUYÊN THANH
Gọi đò
Tôi như người thiên cổ
Đến gọi chuyến đò ngang
Người có biết tôi sang
Mà đưa chào vội vã
Đất bằng tôi cứ ngã
Sông dài tôi mãi đo
Đời có bao nhiêu bến
Tôi lỡ bấy nhiêu đò
Không được nhận tôi cho
Mà sao người không đợi
Để đêm dài vời vợi
Gió rét rồi mưa tuôn
Sao người như nàng Bân
Không chọn mùa đan áo
Để hết chạp sang xuân
Tôi một mình vẫn lạnh
Bến sông giờ cô quạnh
Nhớ con đò sang ngang
Mai tôi người thiên cổ
Nay gọi đò sang ngang...
NGUYỄN HUY VIỆT
Nghĩa trang thơ
Có một nhà thơ suốt cả đời cặm cụi
Sắp xếp từng câu chữ
Những ý tứ hình thành
Rồi dở dang
Báo tử!
Có một nhà thơ suốt cuộc đời tư lự
Kéo những từ ngữ lang thang
Đẩy những câu thơ góa
Qua cuộc đời mình
Có nhà thơ mỗi buổi sáng bình minh
Đính chính lời báo tử
Các câu chữ đêm trước
Chiều nay có một người chậm bước
Sau những con chữ qua đời
In trên trang giấy
Có ai đấy khóc vì một bài thơ dang dở
Và cái gì đó vỡ trong cuộc đời
Ai biết đâu ở tít tận cuối trời
Chiều nay
Một đám các câu chữ
cúi đầu trong nghĩa trang thơ.
XUÂN SÁCH
Yên tĩnh
Có lẽ nào trời trong xanh đến thế
Gió lặng rồi nên biển cũng lặng theo
Bãi cát vắng tiếng nô đùa bầy trẻ
Hàng dương thôi réo rắt khúc ca chiều.
Khách tắm biển đã trở về khách sạn
Họ đang ăn hay chuyện phiếm hàng ngày
Dăm ngọn khói xanh lam lơ đãng
Ngẩn ngơ bay trên mái lá xóm chài
Thuyền nằm cong lưng trên bến đỗ
Đang ngủ say giấc ngủ của người già
Vết sóng đánh sần sùi trên thớ gỗ
In dấu ngày vất vả ở khơi xa.
Đến những con dã tràng cần mẫn
Cũng thôi không làm việc nữa sao
Cát xe được đang tan dần thành bụi
Đợi sáng mai làm lại từ đầu.
Tôi ngồi lặng im trên mỏm đá
Đặt chân trần trên mặt cát mịn êm
Ngợp trước vẻ trong lành thanh khiết quá
Chỉ còn nghe tiếng đập trái tim mình.
(TCSH40/01-1990)
LTS: ...Với gần 30 công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình văn chương có giá trị khoa học, GS. Hà Minh Đức đã trải qua một đời lao lực và giảng dạy để sống, yêu, say và viết... Và không chỉ có thế, GS.Hà Minh Đức còn là tác giả của 3 tập bút ký và 4 tập thơ giàu sự sống thật, giàu phẩm chất nhân văn và thi sĩ.Thơ Hà Minh Đức nồng ấm tình đời, tình người; nhưng với tình yêu, ẩn chứa bên trong buồn thương và đơn độc. Nỗi sầu xứ và những hoài niệm ngày xanh qua từng “giọt nghĩ trong đêm” của tác giả đã làm nên những dư âm buồn xa và những thao thức thơ chăng mắc lòng người.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của tác giả.
Ngọc Tuyết - Ngô Thiên Thu - Tuệ Nguyên - Phạm Trường Thi - Lưu Xông Pha
Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Khánh Mai - Thu Nguyệt - Phan Thị Thanh Nhàn - Song Hảo - Nguyễn Thị Hồng - Trần Thị Trường - Phạm Thị Anh Nga - Thuý Nga - Châu Thu Hà - Phan Dịu Hiền - Dương Bích Hà - Lê Hoàng Anh - Ninh Giang Thu Cúc - Lê Minh Nguyệt - Nguyễn Đăng Chế
Sinh tại Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiHội viên Hội Nhà văn Hà NộiCác tập thơ đã in: + Gửi con lời ru + Em đi ngang chiều gió + Cỏ mặt trờiCác giải thưởng: + Giải nhất cuộc thi thơ Trung tâm Văn hoá Q 3, TP.HCM + Giải ba cuộc thi thơ lục bát Tuần báo Văn nghệ
Trần Hoàng Phố - Vũ Thị Khương - Trần Hữu Lục - Lê Tấn Quỳnh - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Công Bình - Ngô Cang - Văn Lợi - Hà Huy Hoàng - Nguyễn Ngọc Hạnh
Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang