Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
KTS Nguyễn Hữu Đống - Ảnh: gactholoc.net
Vượt qua sự chênh lệch về tuổi tác và các thứ tín kiến, anh Nguyễn Hữu Đống luôn sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của bạn bè, các sáng tác của họ với thái độ trân trọng của kẻ tâm giao.
Vốn là dân kiến trúc và là người hoạt động chính trị, nhưng anh xem thi ca như một tôn giáo.
Để tưởng nhớ đến anh, một người bạn thơ vừa đi xa nhưng còn để lại bao tâm tình; Sông Hương xin được chọn giới thiệu từ trong di cảo bài thơ “Người về muộn” của anh, viết hồi còn ở Paris (1990).
BBT
Người về muộn
Hãy cùng anh về thăm “Cổ Thành” xưa
Dù rất xa - (… đã cách nửa địa cầu!)
Ta về tìm lại những tháng ngày qua
Nơi chúng ta có một thời thơ dại
Em còn nhớ?
Đây cửa Đông Ba, đường vô Thành Nội
Rẽ bên nầy là Lục Bộ, Tôn Nhơn
Xa chút nữa có ngôi nhà rất cổ
Đố em biết vườn ta nay còn đó?
Em nhớ không, nhà em hồi thuở nhỏ
Hoa hải đường đỏ ấm bụi mưa bay
Nhà anh nghèo, bên nầy vườn lặng lẽ
Theo chân em hai buổi học đi về
Chắc em còn nhớ,
Sau nhiều năm học xa anh trở lại
Mẹ khen anh:
“Nhà tuy nghèo nhưng phúc đức…
Điều rất cần cho con cái mai sau…
“Nhưng, mẹ chỉ tiếc…”
(Không còn cho anh được
Một đóa hải đường nào
Của ngôi vườn cổ kính phía bên kia)
Bên kia sông, với ngôi trường một thuở…
Em có còn nghe… trong nắng xôn xao,
Tiếng guốc học trò… đi về hai buổi?
Ôi con đường… hương nồng mùi long não
Anh muốn biết, bạn xưa ai còn lại?
Lên chút nữa… qua Nhà Ga, Bến Ngự,
Rẽ Nam Giao, Bảo Quốc, ghé Từ Đàm…
Vùng đồi xưa có còn hoa mua dại?
Anh muốn tìm… màu tím một thời qua
(Để kể em nghe về một thời rất mộng)
Hãy tựa vai anh, để nhìn cho rõ
Trên đồi kia, có ngôi chùa rất cổ
Thông trăm năm, đứng đợi gió trăng về
Ở trên ấy, anh mơ làm Phạm Thái
Nhớ Quỳnh Như, nhập định qua ngày
Và…
Bên kia đồi là Nguyệt Biều, Long Thọ
Có bến sông, với những chiều rất rộng
Gọi hồn anh, mở ra đời lữ khách
Với những hoàng hôn… đón trễ đò…
(Vì em không đến, chưa thề chờ đợi
Nên anh còn ở lại mãi hôm nay…)
Như thế đó, chuyện anh thời thơ dại
Thời tình yêu, buồn như “Loan và Dũng”
Thời nhìn sông, sông nào cũng “Sông Đuống”
Có bãi ngày xưa… “cát trắng phẳng lì”
Đêm chiêm bao, ầm ì nghe tiếng súng
Thương chiến khu, khóc người đi không trở lại…
Như thế đó… về một thời rất đẹp
Tưởng trôi đi với năm tháng muộn phiền
Bỗng một hôm tình cờ nghe tiếng gọi
Hoa hải đường chợt nở giữa Paris
Gọi anh tới, trao một trời kỷ niệm
Thôi em, xin em đừng nhắc thêm nữa
Hãy cùng nhau trở lại Cổ Thành xưa
Hãy đến vườn em, ta cùng tìm lại
Từng gốc cây, từng bụi cỏ thiên đường
Nơi đó chắc không còn ai chờ đợi
Những người về muộn… nắng sang trưa.
Paris 1990
(SH321/11-15)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ