Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
KTS Nguyễn Hữu Đống - Ảnh: gactholoc.net
Vượt qua sự chênh lệch về tuổi tác và các thứ tín kiến, anh Nguyễn Hữu Đống luôn sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của bạn bè, các sáng tác của họ với thái độ trân trọng của kẻ tâm giao.
Vốn là dân kiến trúc và là người hoạt động chính trị, nhưng anh xem thi ca như một tôn giáo.
Để tưởng nhớ đến anh, một người bạn thơ vừa đi xa nhưng còn để lại bao tâm tình; Sông Hương xin được chọn giới thiệu từ trong di cảo bài thơ “Người về muộn” của anh, viết hồi còn ở Paris (1990).
BBT
Người về muộn
Hãy cùng anh về thăm “Cổ Thành” xưa
Dù rất xa - (… đã cách nửa địa cầu!)
Ta về tìm lại những tháng ngày qua
Nơi chúng ta có một thời thơ dại
Em còn nhớ?
Đây cửa Đông Ba, đường vô Thành Nội
Rẽ bên nầy là Lục Bộ, Tôn Nhơn
Xa chút nữa có ngôi nhà rất cổ
Đố em biết vườn ta nay còn đó?
Em nhớ không, nhà em hồi thuở nhỏ
Hoa hải đường đỏ ấm bụi mưa bay
Nhà anh nghèo, bên nầy vườn lặng lẽ
Theo chân em hai buổi học đi về
Chắc em còn nhớ,
Sau nhiều năm học xa anh trở lại
Mẹ khen anh:
“Nhà tuy nghèo nhưng phúc đức…
Điều rất cần cho con cái mai sau…
“Nhưng, mẹ chỉ tiếc…”
(Không còn cho anh được
Một đóa hải đường nào
Của ngôi vườn cổ kính phía bên kia)
Bên kia sông, với ngôi trường một thuở…
Em có còn nghe… trong nắng xôn xao,
Tiếng guốc học trò… đi về hai buổi?
Ôi con đường… hương nồng mùi long não
Anh muốn biết, bạn xưa ai còn lại?
Lên chút nữa… qua Nhà Ga, Bến Ngự,
Rẽ Nam Giao, Bảo Quốc, ghé Từ Đàm…
Vùng đồi xưa có còn hoa mua dại?
Anh muốn tìm… màu tím một thời qua
(Để kể em nghe về một thời rất mộng)
Hãy tựa vai anh, để nhìn cho rõ
Trên đồi kia, có ngôi chùa rất cổ
Thông trăm năm, đứng đợi gió trăng về
Ở trên ấy, anh mơ làm Phạm Thái
Nhớ Quỳnh Như, nhập định qua ngày
Và…
Bên kia đồi là Nguyệt Biều, Long Thọ
Có bến sông, với những chiều rất rộng
Gọi hồn anh, mở ra đời lữ khách
Với những hoàng hôn… đón trễ đò…
(Vì em không đến, chưa thề chờ đợi
Nên anh còn ở lại mãi hôm nay…)
Như thế đó, chuyện anh thời thơ dại
Thời tình yêu, buồn như “Loan và Dũng”
Thời nhìn sông, sông nào cũng “Sông Đuống”
Có bãi ngày xưa… “cát trắng phẳng lì”
Đêm chiêm bao, ầm ì nghe tiếng súng
Thương chiến khu, khóc người đi không trở lại…
Như thế đó… về một thời rất đẹp
Tưởng trôi đi với năm tháng muộn phiền
Bỗng một hôm tình cờ nghe tiếng gọi
Hoa hải đường chợt nở giữa Paris
Gọi anh tới, trao một trời kỷ niệm
Thôi em, xin em đừng nhắc thêm nữa
Hãy cùng nhau trở lại Cổ Thành xưa
Hãy đến vườn em, ta cùng tìm lại
Từng gốc cây, từng bụi cỏ thiên đường
Nơi đó chắc không còn ai chờ đợi
Những người về muộn… nắng sang trưa.
Paris 1990
(SH321/11-15)
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trung Quốc, hãy nhớ!
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
NGUYỄN LOAN
Không thể nào yên
NGUYỄN THÁI HƯNG
Đất ra đảo
Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Tấn Hầu - Trần Bá Đại Dương - Tôn Nữ Ngọc Hoa
Lưu Thị Bạch Liễu - Nguyễn Thuấn - Ngô Thị Ý Nhi - Nguyễn Đạt - Nguyễn Thiền Nghi
Ngọc Biển - Bích Hải - Nguyễn Thị Duyên Sanh - Đông Hương - Hồng Vinh
Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
PHẠM VĂN VŨ
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Từ Hoài Tấn có thơ xuất hiện khá sớm trên báo Văn (miền Nam) khoảng giữa năm 1960. Ngay từ buổi đầu, thơ Từ Hoài Tấn đã có một giọng điệu riêng. Và khác với một số người trong nhóm Nội Dung ngày ấy (như Thái Ngọc San, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo…), Từ Hoài Tấn có vẽ lặng lẽ như sự tách biệt của một con đường độc đạo để đi vào khu rừng nội tâm.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
*Ghi nhớ ngày tiễn đưa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 01-04-2001
Lê Từ Hiển - Nguyễn Như Huyền
Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Hoàng Thọ - Trần Xuân An - Trần Hữu Dũng - Dương Thành Vũ - Nguyễn Hoàng Anh Thư
NGUYỄN HƯNG HẢI
Trần Vàng Sao - Ngô Minh - Phùng Tấn Đông - Nguyễn Văn Phương - Lê Ánh
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên