Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân Thành phố, ngày 02/7/2025, Kiểm lâm địa bàn phát hiện có một số diện tích rừng bị khai thác ở thôn An Lộc, xã Quảng Công (nay là phường Phong Quảng). Vị trí khai thác thuộc lô 152, 161, khoảnh 1, tiểu khu 89, xã Quảng Công (nay là phường Phong Quảng). Tổng diện tích bị khai thác 3,1416 ha. Trong đó, rừng phòng hộ có diện tích 2,5843ha, rừng sản xuất có diện tích 0,5573 ha. Diện tích rừng trồng bị khai thác trái phép thuộc Dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát (gọi tắt là dự án 661) được trồng năm 2008 với loài cây Keo lưỡi liềm.
Từ năm 2008 đến 2012 diện tích rừng nêu trên do Ban Quản lý dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát quản lý. Năm 2012, khu vực rừng trên đã được UBND huyện Quảng Điền giao khoán cho nhóm hộ ông Lê Nguyễn Sĩ trú tại thôn 4, xã Quảng Công để quản lý, bảo vệ, sử dụng và hưởng lợi. Nhóm hộ của ông Lê Nguyễn Sĩ bảo vệ diện tích rừng trên đến tháng 9/2020. Sau đó diện tích rừng trên do UBND xã Quảng Công tự tổ chức quản lý (nay là UBND phường Phong Quảng).
Tháng 3/2025, UBND huyện Quảng Điền tổ chức Hội nghị tổng kết công tác QLBVR, PCCCR, Phát triển rừng và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2025 đã phân công Công chức Kiểm lâm làm việc tại địa bàn để tham mưu cho Chính quyền địa phương và lãnh đạo Hạt Kiểm lâm tổ chức triển khai và thực hiện nhiệm vụ QLBVR.
Ngày 23/4/2025, Hạt Kiểm lâm Quảng Điền đã phối hợp với UBND xã Quảng Công (nay là phường Phong Quảng), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Quảng Điền kiểm tra hiện trường trên diện tích rừng trồng phòng hộ do UBND xã quản lý tại lô 152, trong đó có khẳng định lô 152 là rừng phòng hộ cần tăng cường kiểm tra để phát hiện kịp thời hành vi xâm hại (khu vực bị khai thác trái phép), tại thời điểm đó lô 152 chưa bị xâm hại.
Ngày 31/12/2024, UBND xã Quảng Công (nay là phường Phong Quảng) đã kiểm tra hiện trường rừng để xác định mức độ thiệt hại do bão năm 2024 và báo cáo UBND huyện Quảng Điền. Ngày 18/02/2025, Ban chấp hành Đảng ủy xã mở rộng tổ chức họp, cuộc họp do ông Lê Duận, Bí thư Đảng ủy chủ trì có nội dung thanh lý rừng gãy đổ do bão.
Ngày 19/02/2025, tập thể UBND xã Quảng Công tổ chức họp, ông Nguyễn Đình Thông, Chủ tịch UBND xã Quảng Công (cũ) chủ trì cuộc họp đã thống nhất thanh lý rừng trên cho ông Nguyễn Văn Quốc trú tại thị xã Phong Điền, thành phố Huế với diện tích 08 ha rừng sản xuất. Ngày 02/7/2025, Hạt Kiểm lâm phát hiện vụ việc và đình chỉ việc khai thác khi ông Nguyễn Văn Quốc tổ chức khai thác 3,1416ha (trong đó có 2,5843 ha Rừng phòng hộ, 0,5573ha Rừng sản xuất).
Qua quá trình làm việc, xử lý bước đầu của lực lượng Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm đã làm việc với ông Lê Nguyễn Sĩ (người được giao khoán QLBVR) để xác minh thông tin về tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Ông Nguyễn Biểu (ở cạnh khu vực rừng bị khai thác) để xác định thời gian rừng bị khai thác và đã được ông cho biết việc khai thác diễn ra trong khoảng thời gian cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 2025. Ông Lê Nguyễn Oai (Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công (cũ) được UBND xã phân công theo dõi chỉ đạo việc khai thác rừng trên và sau đó đã cử ông Lê Nguyễn An, Cán bộ địa chính xã Quảng Công (nay là phường Phong Quảng) giám sát việc khai thác rừng trên.
Ông Nguyễn Đình Thông, Chủ tịch UBND xã Quảng Công, hiện nay là Phó Chủ tịch UBND phường Phong Quảng, thừa nhận việc khai thác rừng trồng sản xuất thuộc dự án 661 trên địa bàn xã Quảng Công (nay là phường Phong Quảng) được sự thống nhất của Ban chấp hành Đảng ủy xã mở rộng. UBND xã Quảng Công (cũ) đã thống nhất bán diện tích 08 ha rừng trồng sản xuất với số tiền 85 triệu đồng nhưng thực tế đã khai thác vào diện tích rừng trồng có chức năng rừng phòng hộ lô 152: 2,5843 ha, và rừng có chức năng rừng sản xuất, lô 161: 0,5573 ha, tại khoảnh 1, tiểu khu 89, xã Quảng Công (cũ).
Hạt Kiểm lâm làm việc với ông Nguyễn Văn Quốc (người thu mua, khai thác). Tại buổi làm việc ông Nguyễn Văn Quốc đã thừa nhận UBND xã Quảng Công (nay là UBND phường Phong Quảng) đã có Biên bản thanh lý rừng trồng cho ông Nguyễn Văn Quốc với diện tích 08ha tại thôn An Lộc (Tân An) với số tiền 85 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Quốc đã thuê 06 người ở tỉnh Quảng Trị vào khai thác toàn bộ diện tích 3,1416 ha với thời gian khoảng 12 ngày từ cuối tháng 4/2025 đến đầu tháng 5/2025.
Trước khi khai thác, ông Nguyễn Văn Quốc được ông Lê Nguyễn An là cán bộ địa chính xã Quảng Công (nay là UBND phường Phong Quảng) chỉ rõ vị trí để khai thác là toàn bộ diện tích ở thôn An Lộc đến các trụ điện giáp ranh với xã Hải Dương, trong đó có diện tích đã khai thác 3,1416 ha. Trong quá trình khai thác ông Lê Nguyễn An có đến hiện trường thường xuyên để giám sát.
Toàn bộ số gỗ khai thác vận chuyển khoảng 10 xe bán tại Công ty Cổ phần năng lượng sinh học Huế, địa chỉ Khu công nghiệp Phú Bài, phường Phú Bài, thành phố Huế với giá 900.000 đồng/tấn (chưa tính chi phí công khai thác và xe vận chuyển). Số tiền mua rừng 85 triệu đồng, ông Nguyễn Văn Quốc đã chuyển khoản cho bà Cao Thị Thủy, cán bộ thủ quỹ UBND xã Quảng Công. Sau đó, do chưa khai thác toàn bộ diện tích 08ha như thỏa thuận nên UBND xã Quảng Công đã yêu cầu bà Cao Thị Thủy đã chuyển lại số tiền 85 triệu đồng. Đến giữa tháng 5/2025, ông Nguyễn Văn Quốc chuyển khoản số tiền 30 triệu đồng cho ông Nguyễn Đình Thông, Chủ tịch UBND xã Quảng Công và đưa tiền mặt 35 triệu đồng cho ông Lê Nguyên Oai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công tại phòng làm việc của ông Lê Nguyên Oai.
Từ những vi phạm trên, UBND thành phố chỉ đạo Công an thành phố điều tra, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục thu thập, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định pháp luật. Xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, trước ngày 22/7/2025.
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn bám sát địa bàn để kịp thời phát hiện ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng khai thác rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn thành phố.
Phương Anh
Với những nỗ lực đáng kể của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huế 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 9,36%, đứng trong top 10 cả nước. Đó là một trong số các thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2025.
Ngày 9/7, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Vietnam Airlines phối hợp với UBND thành phố Huế long trọng tổ chức sự kiện chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam và đón hành khách thứ 350 triệu của Vietnam Airlines – một cột mốc đặc biệt trong hành trình 30 năm hình thành và phát triển.
Lễ hội Bhươih Haro Tơme (Mừng lúa mới) - lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Cơ Tu tại các xã Nam Đông, Long Quảng, Khe Tre cùng với Bún bò Huế - Tri thức dân gian của Huế tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo tin tức mới nhất từ Sở văn hóa du lịch cùng Quyết định (2203/QĐ-BVHTTDL và 2204/QĐ-BVHTTDL) của Bộ VHTTDL vừa được ký và ban hành vào ngày 27/06.
Sau lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Huế hiện có 40 đơn vị hành chính phường xã.
Tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội sáng 30/06, danh sách 40 đơn vị hành chính mới của thành phố Huế đã chính thức được thông qua, có hiệu lực pháp lí từ 16/6/2025 và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/07/2025.
Đường Bụt Đường Hoa: Thơ ca Phật hoàng Trần Nhân Tông – Chủ đề của buổi trò chuyện với diễn giả, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa - tinh thần. Sự kiện diễn ra dưới sự phối hợp của Legacy Brand cùng Không gian sách và Văn hoá Huế, Tri Thức Việt, Lũa Decor vào sáng ngày 29/06/2025, tiếp nối hai lần tổ chức thành công trước đó tại TPHCM và Hà Nội.
Chiều ngày 19/6, Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN Thành phố Huế do đồng chí Nguyễn Thanh Bình – UVTV Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Huế dẫn đầu đoàn đã đến thăm và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), chào mừng thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiêụ cuốn sách – công trình nghiên cứu “Biên niên lịch sử Báo chí Huế (1913 – 2020)”.
Sáng ngày 16/6, nhằm chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo thành phố Huế phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Báo chí Huế đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước”.
Sáng ngày 16 tháng 06 năm 2025, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã chính thức khai mạc Trại viết Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật khóa VIII tại thành phố Huế. Sự kiện lần này quy tụ gần 70 văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, phê bình đến từ 44 tỉnh, thành trên cả nước.
Đó cũng là chủ đề của buổi khai mạc trưng bày triển lãm và trình diễn áo dài tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) vào chiều 15/06/2025 nhằm hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng – Festival mùa hạ 2025. Sự kiện còn là dịp để tri ân những đóng góp của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị với Huế nói riêng và nền Nghệ thuật Việt Nam nhân kỷ niệm 105 ngày sinh của bà (8/1920 – 8/2025).
Sân khấu mặt nước Sông Hương vẫn sẽ tiếp tục được lựa chọn là nơi tỏa sáng của 25 thí sinh cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2024. Thông tin từ buổi họp báo chung kết chiều 13/6 tại TP. Huế cho hay, cuộc thi sẽ được tổ chức vào 27/06 vì điều kiện thời tiết có nhiều trở ngại cho công tác tổ chức.
Chiều 8/6, tại hội trường Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn thành phố Huế tổ chức Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Tối ngày 6/6, trong không gian di sản cổ kính và lộng lẫy của Cung An Định, đêm hội Áo dài Huế 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Dòng chảy lịch sử và vẻ đẹp trường tồn". Đêm hội là điểm nhấn khởi đầu cho Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2025, nằm trong khuôn khổ chương trình Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025.
Sau một thời gian làm việc liên tục, Hội nghị Chính quyền địa phương và khu vực Đông Á lần thứ 14 đã đi đến nhiều kết luận quan trọng về phát triển kinh tế xanh. Sự kiện lần này thu hút hơn 200 đại biểu từ 16 địa phương quốc tế thuộc 4 quốc gia, 10 địa phương trong nước và 2 tổ chức quốc tế. Hội nghị lần này do Ủy ban nhân dân thành phố Huế phối hợp cùng Chính quyền tỉnh Nara (Nhật Bản) tổ chức.