Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu chỉ đạo tại phiên họp
Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở KHĐT Nguyễn Đại Vui cho biết, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực; xác định các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức thực hiện. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội (KT - XH) 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024 đề ra.
Đáng chú ý, lĩnh vực dịch vụ phục hồi nhanh, lượng khách du lịch ước đạt 611 nghìn lượt, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt gần 304 nghìn lượt, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch ước đạt 1.157 tỷ đồng, gấp 1,3 lần so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 180,5 triệu USD, tăng 31,7%; kim ngạch nhập khẩu tăng 78,4% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 8.892 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 70.500 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cuối năm 2023; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước tăng 1,7% so với tháng trước, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp ổn định.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 3.239 tỷ đồng, bằng 9,5% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt 2.001 tỷ đồng, bằng 17% dự toán và tăng 3,8% so với cùng kỳ; chi ngân sách ước đạt 1.819 tỷ đồng, bằng 11% dự toán. Có 87 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 855 tỷ đồng, giảm 19% về lượng và gấp 2,4 lần về vốn so với cùng kỳ.
Đã cấp phép cho 10 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 3.250 tỷ đồng; điều chỉnh tăng/giảm vốn đầu tư cho 2 dự án với vốn tăng thêm 90,8 tỷ đồng; ngoài ra, đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký 712 tỷ đồng.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội được quan tâm đúng mức; an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo. đã giải quyết việc làm cho 2.753 lao động (đạt 16,2% kế hoạch); trong đó, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 431 lao động (đạt 21% kế hoạch).
Đến nay, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập TX. Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV đã được trình Bộ Xây dựng thẩm định. Các quy hoạch, đề án quan trọng khác đang được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tập trung ưu tiên chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương tập trung ngay vào công việc, bảo đảm kịp thời, chất lượng, hiệu quả, không để chậm trễ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, các hoạt động KT - XH. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, tổ chức phân công theo dõi, đôn đốc, giám sát và hỗ trợ triển khai các dự án trọng điểm, tạo năng lực mới, tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công các dự án mới. Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong nước và quốc tế tác động đến thực hiện nhiệm vụ của địa phương để chủ động các phương án, kịch bản tăng trưởng và thu ngân sách; trong đó, xây dựng kịch bản phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%, cao hơn Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra từ 8,5 - 9,5%, xây dựng kịch bản phấn đấu thu ngân sách năm 2024 phải tăng hơn 12% số thực hiện năm 2023 (khoảng 12.800 tỷ đồng).
Tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình, kịp thời phối hợp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp. Tập trung đôn đốc, hỗ trợ các dự án sớm đi vào hoạt động tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp. Tập trung các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh; tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan quy hoạch, thủ tục đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng,…để đảm bảo tính chủ động, sẵn sàng trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp phép đầu tư.
Theo thuathienhue.gov.vn
Chiều 26/12, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2014 và bàn phương hướng hoạt động năm 2015.
Dưới chân phần mộ nhà cách mạng Phan Bội Châu ở khu lưu niệm mang tên ông tại TP Huế có 2 phần mộ khác rất đặc biệt.
Khác với sư tử đá Trung Quốc, con nghê thuần Việt được tạo hình mềm mại hơn, có nhiều răng, đuôi xòe như ngọn lửa...
Xin những bậc chuộng sách vở từ chương đừng mất công dở sử sách Nhà Nguyễn để tìm địa danh này vì nó không phải là cái tên chính thức do vua đặt ra; may ra chỉ có cụ già Léopold Cadière nặng lòng với Huế nên đưa cái tên Nam Đài vào tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue) mà thôi...
Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.
Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.
Đây không phải là sản phẩm gì quá xa hoa mà chỉ là một vật dụng rất quen thuộc của người Việt xưa...
Trước khi có sự biến mất hoàn toàn các dấu tích cuối cùng của cửa “quan ải An-nam” trên đỉnh đèo Hải Vân, địa điểm cao nhất của đường cái quan nối liền Huế với Đà Nẵng, tôi thiết nghĩ cần hồi phục các kỷ niệm của nó bằng cách đưa ra các bức ảnh cho thấy tình trạng hiện nay, cũng như đưa ra một số lời giải thích ngắn gọn liên quan đến cửa ải xưa chưa đầy một thế kỷ này; nhưng hiện nay hoàn toàn bị phế bỏ và đang lần hồi mai một do ảnh hưởng tác hại của mưa nắng, của các loài cây cỏ bám cứng.
Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hơn một phần ba cuộc đời ông sống ở Sài Gòn, hơn một phần ba sống ở ngoại quốc. Ông đi nhiều, yêu và được yêu cũng nhiều, kể cả người Pháp. Nhưng rồi qua trải nghiệm ông thấy người con gái Huế ông yêu là đẹp nhất, sâu sắc nhất...
Huyền Không Sơn Thượng hay còn gọi là chùa Huyền Không 2 cách cố đô Huế chừng 14 km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.
“Tứ thú” xưa gồm ăn trầu, uống trà, hút thuốc, uống rượu được các bậc cha ông chơi và đạt đến một trình độ đẳng cấp.
Trải dòng lịch sử bi tráng của nước Việt, Hải Vân không chỉ là cung đèo kỳ vĩ mà còn đẫm máu xương vệ quốc.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát.
Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật, 1847 - 1883) là một trong những vị vua có số phận buồn nhất lịch sử Việt
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.