TRẦN HẠ THÁP
Ảnh: internet
Sóng biển Đông
Biển Đông không đọc thơ
Biển chỉ còn gầm to
Với sóng
Kình ngạc* đã nhô lưng
Quẫy đuôi chường miệng thúng
Chia phần
Rợn Bình ngô đại cáo*
Quắc mắt thần Nguyễn Trãi
Xưa? Sau?
Nước Đông hải* rửa gì
Rừng bút trúc Nam sơn*
Ai kể?
Biển-Đông-Lạc-Long-Quân
Tầm-nhìn-đức-Quốc-tổ
Dắt con…
Biển-Đông-trạc-ngực-áo
Cổng-đảo-dựng-nghìn-năm
Quen bão
Biển-Đông-không-chiêm-bao
Giấc-u-mê-cháy-màn
Phựt sáng…
Nỗi nhẫn-nhục-cánh-cung
Kéo nên-hình-chữ-S
Tên-tim
Biển-Đông-họ-Hồng-Bàng
Một-trăm-nguồn về Đông
Không lẫn…
Biển-Đông-đang-điểm-danh
Ai cùng-nước-họ-hàng?
Ai-cạn?
Biển-Đông-hết-nghe-thơ
Biển-ngột-thở-gầm-to
Cuồng nộ
------------
(*) Chữ trong “Bình ngô đại cáo”
(SH305/07-14)
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Em còn chờ ta ở đó không
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...