PHỦ THỜ CÔNG CHÚA NGỌC SƠN

08:58 07/11/2013

Tọa lạc tại địa chỉ 31 đường Nguyễn Chí Thanh (thuộc phường Phú Hiệp), thành phố Huế, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1921 dưới thời Khải Định.

 

Gian giữa nội thất phủ thờ công chúa Ngọc Sơn với hoành phi, câu đối treo hai bên. Phía trong thờ "tiền phật hậu linh". Bàn thờ được đặt ở vị trí chính giữa với ảnh thờ của công chúa Ngọc Sơn, phò mã Nguyễn Hữu Tiễn và quận chúa Công Tôn Nữ Thị

Đây là một trong những nhà vườn truyền thống ở Huế. Khu vườn có diện tích 2.370m2. Trong phạm vi đó, có ngôi nhà rường 3 gian 2 chái và nhà phụ, nhà bếp. Vào năm 1920, ông Phò mã đã tậu ra khu đất này và cho qui hoạch khu vườn cũng như nhà cửa tại đó theo thuật phong thủy. Mặt hướng về phía tây, nhà chính quay lưng ra đường lộ để tránh tiếng ồn và bụi bặm, đồng thời tạo ra một không gian yên tĩnh để thờ phụng và sinh sống.

Từ ngoài đường, người ta đi vào khu nhà vườn bằng cái cổng đơn giản, nhưng trên đỉnh hai trụ cổng có đắp nổi một đề tài mang ý nghĩa hạnh phúc gia đình. Đó là hình ảnh "Lân mẫu xuất lân nhi". Từ cổng vào sân là một lối đi uốn lượn mềm mại với hai hàng cây chè tàu ở hai bên. Cái sân trước nhà khá rộng, cuối sân là bể cạn trồng hoa súng các màu khác nhau nở quanh năm. Cạnh bể cạn là hòn non bộ tạo ra hình ảnh Tổ quốc Việt Nam thu nhỏ với hai yếu tố thiên nhiên và kiến trúc. Thiên nhiên ở đây là núi đồi khe suối với cảnh "cỏ cây chen đá lá chen hoa", với đề tài "tứ hữu" (mai, lan, cúc, trúc) và "tứ thời" (mai, liên, cúc, tùng). Tạo thành hòn non bộ là các khối đá tự nhiên, nhưng tác giả của nó đã khéo lựa chọn, cho nên có khối đá thì trông giống con voi, khối thì giống con gấu, khối giống con sư tử, con cá sấu, con chim, con rùa, con khỉ v.v..., trông thật sinh động. Nhưng, khối đá cao lớn nhất ở chính giữa trông giống như một ngọn núi được dùng làm bức bình phong của ngôi nhà. Kiến trúc của hòn non bộ là những biểu tượng chùa Một Cột, chùa Linh Mụ, đền, tháp, cầu... với dáng dấp cổ kính. Hai bên sân trước nhà là hai khối đá khác với hình thù đặc biệt tượng trưng cho hai yếu tố rồng chầu hổ phục (tả long hữu hổ) của thuật phong thủy. Phía sau hòn non bộ còn có cái hồ đào từ xưa để làm yếu tố ngoại minh đường. Vào mỗi độ hè thu, hồ nở đầy hoa sen trắng, đỏ. Quanh vườn được bao bọc bằng lũy tre, những dãy cau và hàng rào chè tàu cắt xén tươm tất. Trong vườn cũng như trong sân, trồng nhiều loại cây trái lưu niên và thiết trí một số chậu hoa cây kiểng.

Trong nhà, ở gian giữa là các bàn thờ tiền Phật hậu linh. Nội thất treo nhiều hoành phi, câu đối, đặt những sập gụ, tủ chè, tủ sách, tủ đồ xưa, trong đó chứa đựng không ít đồ gia bảo do các thế hệ trước để lại. Một loại di sản quí báu khác nữa là các hậu duệ đang sống trong phủ thờ này vẫn còn cố gắng gìn giữ được các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống tốt đẹp của tiền nhân. Đó là phần hồn của di sản.

Theo Dư địa chí Thừa Thiên Huế

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.

  • Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.

  • (SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến  năm 2020  du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.

  • Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã  tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.

  • Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam ( 03/9/1959 - 03/9/2013).

  • (SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.

  • (SHO) -  Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • (SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013

  • Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.

  • Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường. 

  • Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của  8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh. 

  • Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".

     

  • (SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…