VŨ THỊ MAI OANH
(Viết cho ai yêu thiên nhiên Nhật Bản)
Ảnh: internet
Nụ hôn Wasabi
Như bông Asagao(1)
Phúc lành và an vui
Bình thản và bền bỉ
Biêng biếc xanh
Tỏa ánh sáng từ lòng mình
Cho buổi sáng tinh khôi kì lạ
Nụ hôn của em
Dù một thoáng thôi
Như bông Asagao 9h sáng biết cuộc đời tàn lụi
Cho nhớ thương chút tháng 7 dịu dàng…
Như Koyo(2)
Rực rỡ
Nụ hôn của em
Nồng nàn
Cho mùa thu xoay trong anh
Dù một thoáng thôi
Như Koyo khi mùa đi để lại cành trơ trọi
Nhưng còn nguyên Momijigari(3)
Vũ điệu của mặt trời với giọt nắng đầu tiên trên trái đất.
Như Sakura(4)
Phồn thịnh
Một thoáng mùa xuân đổ ào từ Nam về Bắc
Nụ hôn của em
Bồng bềnh trên đám mây hồng dát bạc
Làn gió cũng hồng trên tiếng đàn Biwa(5)
Phiêu diêu trong anh
Dù một thoáng thôi
Như sakura biết phút cuối cùng là gió
Nhưng Hanami(6)
Phút rộn ràng sinh sôi bất tận…
Em không giấu một bông tuyết lạnh
Trên đỉnh Fuji
Nhưng nụ hôn của em
Một chút thôi
Một thoáng kiêu kì
Dù biết điều đó qua nhanh
Khi hơi thở của anh làm em tan chảy…
Em không biết nữa
Anh nói em hãy viết về nụ hôn của em
Mang màu sắc đất nước em muốn đến
Em không biết nữa
Hình như còn một chút hương Wasabi(7)
Không phải là màu sắc
Trên đầu môi
Và sâu hơn nữa
Sực tỉnh
Nồng nàn
Em nhớ anh!
Nụ hôn Wasabi!
(SH290/04-13)
....................................................
(1) Asagao: Hoa bìm bìm Nhật Bản, tượng trưng cho phúc lành và an vui.
(2) Koyo: Lá đỏ, làm nên mùa thu đặc trưng của Nhật.
(3) Momijigari: Lễ hội ngắm Koyo.
(4) Sakura: Hoa anh đào, quốc hoa Nhật Bản.
(5) Biwa: Tỳ Bà hồ, hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản có hình cây đàn Tỳ bà ở tỉnh Shiga, phía cực bắc Kyoto.
(6) Hanami: Lễ hội ngắm hoa anh đào.
(7) Wasabi: Là một thành viên của họ Cải (Brassicaceae), rễ (củ) của nó được dùng làm gia vị và có vị cay cực mạnh, vị cay của nó giống như của mù tạc hơn là như của capsaicin trong ớt, sinh ra hơi có tác dụng kích ứng mũi hơn là tác dụng lên lưỡi.
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH