Nhớ ViLi ở Paris

15:28 18/10/2012


VI THÙY LINH

Minh họa: NHÍM

Nhớ ViLi ở Paris


Chuyến chuyến métro đang chạy dưới da tôi
Liên tục liên tục
Tôi đã để lại Paris một quãng thanh xuân
Nụ cười, nước mắt, hộ chiếu, album đẹp nhất

Chân dung 23,27,31
Đại lộ váy ngược gió
Bảo tàng xòa tóc ướt
Chàng dắt nàng thả bước phố thơm
Thêu hơi nhau hoang lộng các con đường.
Mắt ngước cột đá Obélisque quảng trường Concorde(1)
Phân thân nào, tháng tương tư...
Đợt bách hợp(2) cuối mùa không muốn nở
Đếm ngày khởi hành đếm mùa trở lại
Ba tháng châu Âu ba mươi năm yêu nhau
Mùa Đông là thuốc tê
Dựng phối cảnh bằng hồi ức
Hà thành - hotel Métropole tái hiện café ngoài trời
Thay thế một hình dung đặc hữu

Mùa Paris Anh yêu ViLi

Suốt đêm nàng nhớ những ngày ở Pháp
Vắng Anh mà đầy Anh đắm thiết
Sóng sánh da sóng sánh ta ánh sáng
Ba lần đến Paris của Anh của em
Bốn hướng tàu điện Place d’Italie
Ga quen lối nhớ
Accordéon giãn nở
Cello trầm rung thổ lộ
Lọ Chanel nam, tuột tay
rơi vỡ
Còn một đóa đương thì, khẽ nở
Sông Seine lạc dưới các chân cầu
            Anh hôn em dọc Mirabeau
Trong lần thứ tư hay lần 40 dọc ngang xứ lục giác
Em vẫn muốn nghe Anh đọc Apollinaire nguyên bản
Sim điện thoại Pháp còn giữ
Máy vẫn lưu hàng trăm thư, message
Nàng vừa gửi tin nhắn tới ViLi
Hãy viết đi, bài thơ không đánh số!

Lời nguyện thề vọng vòm đá nhà thờ Montmartre
Sacré coeur(3) luyến thơ
Đám hoạ sĩ đã vẽ vạn mặt người
Chộn rộn đồi, lần đầu vẽ đôi

Bao la bách hợp thức trắng Paris

Máy bay Concorde chở Anh và em
Hoan cảm bay khắp bầu trời Pháp...

                                             13/5/2012

..........................
(1) Quảng trường lớn nhất Paris, thuộc quận 8. Loại máy bay siêu âm chở khách nổi tiếng nhất của Pháp và đẹp nhất thế giới (từ 1969 đến 26/11/2003) mang tên này.
(2) Một tên gọi của hoa loa kèn
(3) Nhà thờ Thánh Tâm trên đồi Monmartre, Paris.


(SH284/10-12)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • ĐẶNG BÁ TIẾN

  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.