Nhớ Phương Lan

08:04 03/04/2017

THÁI KIM LAN

(Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Phương Lan một năm sau khi mất (1951-2016), viết tặng gia đình Trần Đình Lập)

Phương Lan có làn da trắng trong
Khi cười nở môi hồng
Điểm thêm hai lúm đồng tiền vừa duyên
Ngày tôi đi học xa
Em Lập – cậu em hàng xóm mà thân như em trai út trong nhà - bây giờ là ông bác sĩ khoa mắt tài ba –
thuở ấy còn đi học
chạy rong mỗi sáng qua nhà kêu em tôi Hạnh ơi đi chơi…
ngày tôi về
Phương Lan dẫn cháu Bim đưa con đầu đến thăm
Mạ tôi bảo “Vợ của Lập” đó
Tôi nhìn em
Tay giắt con, áo đầm trắng đơn sơ
Tóc uốn phi dê còn mướt đen
Nét mặt sáng như trăng rằm
Má hồng như đánh phấn
Môi mẹ và môi con chúm chím đỏ giống nhau
Tôi cứ ngỡ
em và con em như vừa từ trong tranh bước ra
từ cõi xa trên vùng trời nào đó
Xuống nơi trần thế đầy bụi bặm và thê lương này
Tập làm người trần gian vì
Em thích Mưa và thương Huế
Và thương Anh Lập của em nhiều nhất không ai  bằng
Thương anh nhiều còn hơn đếm hết sao, đếm hết nước mưa trời Huế mà không xuể
Đông tây nam bắc nơi mô cũng có tình em
Em thương anh Lập
Tình yêu của em bao la đến nỗi
Một chiều mưa nào đó
Đến thăm anh
Yêu mưa và yêu anh
Em quên đường về (lời bài hát Em đến thăm anh một chiều mưa)
Cô tiên xuống trần
Làm cô tôn nữ
Làm vợ đoan trang
Làm mẹ hiền từ
Làm bà nội đẹp
Làm bạn thảo với bạn bè
Làm học trò Đồng Khánh ngoan
Làm người trần gian rồi thích làm tiên như trong vũ điệu Thiên Thai
Cô thương ai chừng nào thì bỗng ai cũng thương cô chừng ấy
Nhiều gần bằng sóng biển đông rào rạt trào con tim
Cho nên khi cô ra đi thì mọi người đều khóc
Và em khóc mãi mà dấu đi nước mắt
Sợ khi đi rồi anh Lập không người săn sóc
Tình em mạnh mẽ hơn bất cứ điều chi trên đời
Để được ở bên người mình thương
Em đã cố vượt khỏi mọi đau đớn thể xác
Bạn bè nhìn em chỉ biết ngưỡng mộ đầy kinh ngạc
Tôi còn nhớ rõ dáng em hao gầy những ngày cuối
Nét xanh xao mà nụ cười không tắt
Khi giọng ngập ngừng đứt đoạn em còn hát
Trả lời câu hỏi từ trong tim anh Lập
“Em ơi nếu trời mà gọi về thì tiên có về không
Miệng cười em nói, tiên thích dương gian với chiều mưa thật buồn” (lời bài hát Huyền thoại một chiều mưa) 
Tôi nuốt nước mắt nhìn em
Thương cảm vô hạn và ngưỡng mộ vô cùng
Lòng can đảm muốn sống ấy
Tình thương ấy
Con người ấy
Vẫn mãi sống trong tim mọi người
Hôm qua trời đã mưa
Hôm nay chắc Phương Lan giận trời mà xuống đây với chúng ta…
Dáng ngồi vẫn diễm trang như thuở ấy, nâng cây đàn tì bà trong tiếng hát Thiên Thai để cho chúng ta múa hát…(Phương Lan đã đóng vai nàng tiên đàn tì bà trong nhạc cảnh Tiếng sáo Thiên Thai- Thiên Thai-Tống biệt trong đêm văn nghệ trường Đồng Khánh những thập niên trước)
Và Phương Lan thích bạn bè vui sống như thế theo lời của Lập



Huế 28/03/2017
T.K.L


 
 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương

  • HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm

  • Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên

  • Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng

  • Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm

  • Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục

  • Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương

  • LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.

  • LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.

  • THANH THẢOKhối vuông ru-bích

  • Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng

  • ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm

  • Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm

  • Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan

  • NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng

  • LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại

  • LƯU TRỌNG LƯCó những vườn

  • NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác

  • Văn Lợi - Tôn Nữ Thu Thủy - Võ Quê - Phạm Hữu Xướng