Nhà thơ - Bác sĩ Nguyễn Đức Tùng (Ảnh: vanchuong.vnweblogs.com)
Trong khi lối sáng tác đương đại đã giải phóng cho tư duy, xem nó là một hoạt động độc lập có thể được cắt rời khỏi hoàn cảnh địa lý, lịch sử, xã hội, đồng thời cắt rời nhân thân của người viết khỏi tác phẩm, tức là trên lý thuyết, một kẻ giết người hoàn toàn có thể là nhà văn nổi tiếng hay ngược lại; thì nhân cách văn hóa của nhà văn vẫn đóng vai trò quyết định để có được những sáng tạo mang ý nghĩa lâu bền, hữu ích với cộng đồng.
Anh xuất phát từ góc độ “con người nhỏ bé”, con người thành thực để đến với những điều phổ quát, rộng lớn của thơ. Từ tâm sự của những công chức lén bớt giờ công sở, những phụ nữ chịu tiếng thiếu chu toàn bếp núc, cửa nhà để dành đam mê cho thơ (nếu xét theo đạo đức một cách cứng nhắc thì những điều trên chẳng phải hay ho), để thấy được ý nghĩa mà thơ mang lại cho con người - “không chịu sống một đời sống tầm thường, hời hợt và vị kỷ”. Dù trước hết xuất phát từ “ những kỷ niệm” mang nặng dấu ấn cảm xúc cá nhân, nhưng Nguyễn Đức Tùng đã làm được công việc của người viết lịch sử văn học, đó là ghi nhận thành tựu đóng góp về mặt ngôn ngữ văn chương - ngôn ngữ với tư cách “chủ thể” bắn phá, khơi sâu, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt có sẵn của đời sống trong sự định danh, định tính, mô tả của thứ ngôn ngữ khái niệm thông thường - cũng như tư tưởng về con người, tư tưởng triết học, của dòng văn học miền Nam. Dùng chính những chứng nghiệm về đời sống và tri thức của bản thân một cách chủ động, kết hợp với mỹ cảm và những liên tưởng sáng tạo riêng biệt của cá nhân để khám phá thế giới sáng tạo của bài thơ, nhà thơ, dòng văn học khác, Nguyễn Đức Tùng là tác giả hiếm hoi ở ngoài nước sớm đi vào con đường phê bình văn chương cảm xúc và nhấn mạnh tính chủ thể sáng tạo của nhà phê bình. Theo quan sát của tôi, đây là khuynh hướng hiếm hoi kể cả ở trong nước, mới chỉ thấy thấp thoáng trong phong cách của nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân, được nâng thành “trường phái Nguyễn Quân” và tiếp nối bởi nhà phê bình Phan Cẩm Thượng, trong lĩnh vực lịch sử nghệ thuật. Trong Thơ đến từ đâu (NXB Lao động, 2009), Nguyễn Đức Tùng đã bước đầu làm được công việc vô cùng ý nghĩa cho nền lý luận thơ Việt Nhân cách chính trị cũng là một phần tạo nên nhân cách con người. Tấm lòng yêu thương, muốn chữa lành, hàn gắn nỗi đau chung của dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, ngồi lại bên nhau với rất nhiều can đảm và tha thứ của Nguyễn Đức Tùng chính là bộc lộ nhân cách văn hóa của anh, của một nhà thơ. Cuốn sách Thơ đến từ đâu là của tác giả Nguyễn Đức Tùng, do tác giả chịu trách nhiệm mọi tư cách nghề nghiệp, con người, cũng như chính trị của nó. Anh có thể xin phép bạn bè, đồng nghiệp sử dụng quan điểm của họ trong cuốn sách của mình, với mức độ mà cá nhân anh phải chịu trách nhiệm được hoàn toàn. Không thể biến cuốn sách của một tác giả thành cái loa, thành công cụ phát ngôn giùm cho những quan niệm xa lạ với chủ kiến, chánh kiến của chính tác giả đó. Nhà văn lớn Vidiadhar Surajprasad Naipaul, tự nhận mình là người không có Tổ quốc nào cụ thể, không bị chi phối bởi một văn hóa bản địa nào (****), người từng viết nhiều phóng sự và tiểu thuyết trực diện tiết lộ và lên án những bất công, tội ác ở các nước thế giới thứ ba và từng bị nhà cầm quyền một số nơi treo khoản tiền máu cho thủ cấp, tuyên bố: “Tôi không muốn bôi nhọ con người. Điều đó thật vô nghĩa. Không bao giờ tôi muốn hạ nhục ai. Vì đó không phải là văn chương... Phải bắt đầu từ những cảm xúc lớn, chỉ có thể làm như vậy mà thôi”. Dũng khí và nhân cách văn hóa của nhà văn phải được bộc lộ bằng những việc làm cụ thể như Naipaul đã thực hiện, chứ không phải bằng những lời nói suông hay thái độ hằn học, hận thù. K.P (251/01-2010) --------------- (*), (**) Đăng rải rác trên Talawas, Hội luận văn học Việt (***) Tạp chí Sông Hương số tháng 8, 9, 10- 2009. (****) Thế giới là một cuốn sách mở, Lévai Balázs. Bản tiếng Việt của Giáp Văn Chung, Nhã Nam và NXB Văn Học, 2009.
|
Trước hết, xin có vài dòng “bên lề”. Dạo này, do tuổi sắp chạm “cửu tuần”, mắt thì kèm nhèm (một mắt “cống hiến” cho các con đường từ hơn 60 năm trước, mắt còn lại, thị lực chỉ 3/10), nên ít đọc sách báo. Nhưng với tác phẩm mới của Nguyễn Quang Lập, tôi “đọc thử” hai chương rồi thấy khó buông sách vì liên tiếp bị… bất ngờ.
Trong Hoàng tử bé, Saint - Exupéry từng bày tỏ sự chiêm nghiệm: người lớn đều từng là trẻ con nhưng không mấy ai nhớ được điều đó. Người lớn có những trải nghiệm cuộc đời nên dần mất đi sự hồn nhiên ngây thơ, mất đi trí tưởng tượng phong phú…
Trong sự nghiệp nghiên cứu văn học của PGS.TS. Võ Văn Nhơn, văn chương phương Nam giữ vị trí trung tâm và nổi bật.
“Mỗi khi sáng tác tiểu thuyết, tôi chịu đựng những câu hỏi, tôi sống trong chúng”1. Hành trình sáng tác của Han Kang là sự kết nối những câu hỏi và là “suy ngẫm về những câu hỏi”.
Hồ Minh Tâm sinh năm 1966 tại Quảng Bình. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng năm 1990, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998; làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, tư vấn thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong một bài viết mấy năm trước, tôi dẫn câu “số phận chứa một phần lịch sử” và tưởng rằng sự đúc kết rất đáng suy ngẫm này là của nhà văn - đạo diễn Đặng Nhật Minh. Hóa ra tôi đã nhầm.
Đặng Nguyệt Anh là một trong rất ít nhà thơ nữ được vinh dự sống và viết ở chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
Trình làng một tập thơ vào thời điểm đương đại luôn tiềm chứa nhiều nguy cơ, và người viết hẳn nhiên phải luôn là một kẻ dấn thân dũng cảm. Nhiều năm qua, phải thú thực là tôi đọc không nhiều thơ, dù bản thân có làm thơ và nhiều người vẫn gọi tôi như một nhà thơ đích thực.
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.