Sáng ngày 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức lễ dâng hương chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
Dâng hương, dâng hoa tại lăng Trường Thái
Tham dự buổi lễ, về phía lãnh đạo tỉnh có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực tỉnh Ủy, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Ngoài ra còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo một số sở ban ngành, hội may thêu thời trang, các nhà thiết kế áo dài ở Huế và nhóm Đình Làng Việt ở Hà Nội.
![]() |
Nghi thức rước lễ dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát từ Ngọ Môn vào Triệu Miếu |
Theo đó, Đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại lăng Trường Thái (làng La Khê, Hương Thọ, Hương Trà) theo nghi thức truyền thống.
Ngay sau khi dâng hương tri ân tại lăng Trường Thái, đoàn đã di chuyển về Triệu Miếu và thực hiện nghi thức rước lễ dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát từ Ngọ Môn vào Triệu Miếu. Các đoàn đến dâng hoa, dâng hương để tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã khai sáng, phát triển chiếc áo dài và ngày nay trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam.
![]() |
Dâng hương tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã khai sáng, phát triển chiếc áo dài |
Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc cũng tổ chức lễ húy kỵ và tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái và Triệu Miếu. Đây là hoạt động nhằm tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của áo dài Huế.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), húy là Hiểu, hiệu Vũ Vương, là vị chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 đến 1765. Thời chúa trị vì, có nhiều cải cách được ban hành, đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành quy định nhằm định chế lại chế độ y quan trong triều đình, quy định lại chiếc áo dài của cả nam lẫn nữ nhằm phân biệt y phục giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vì thế, ông là người viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài.
Nguyên Phương
Ảnh (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)
Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt
Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố
Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.
Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...
Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière.
Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.
Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
(SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến năm 2020 du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.
Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.
Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt
(SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.
(SHO) - Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013
Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của 8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".
(SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…