Kết quả Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008)

09:59 30/12/2009
Sau 2 ngày làm việc (26-27/12) tại Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008) đã thống nhất giới thiệu 37/54 tác phẩm, công trình (thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, âm nhạc, văn nghệ dân gian và văn học) để bỏ phiếu kín, chấm điểm xếp thứ hạng giải thưởng.

Kết quả có 3 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng A: Công trình kiến trúc Làng Hành Hương của nhóm thiết kế: KTS Nguyễn Nguyến - Đinh Thế Anh - Nguyễn Hà - Nguyễn Thành Linh - Nguyễn Văn Hoàn - Lê Văn Trường đạt 9.66 điểm; Ca khúc Ngẫu hứng Huế của nhạc sĩ Lê Anh, phổ thơ Triệu Nguyên Phong: 9.50 điểm; và Tập truyện ngắn Thập tự hoa của nhà văn Trần Thuỳ Mai: 9.44 điểm. Ngoài ra, còn có 12 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng B và 13 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng C. Bên cạnh đó, Hội đồng Chung khảo còn trao Giải thưởng Tác giả Trẻ và Tác giả Cao tuổi cho 5 tác phẩm.

Danh sách các tác giả đạt giải Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ IV:

I. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng A:

1. Công trình kiến trúc Làng Hành Hương của nhóm thiết kế: KTS Nguyễn Nguyến - Đinh Thế Anh - Nguyễn Hà - Nguyễn Thành Linh - Nguyễn Văn Hoàn - Lê Văn Trường.

2. Ca khúc Ngẫu hứng Huế của nhạc sĩ Lê Anh, phổ thơ Triệu Nguyên Phong.

3. Tập truyện ngắn Thập tự hoa của nhà văn Trần Thuỳ Mai.

II. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng B:

1. Vở ca kịch Hoa của đất của đạo diến, NSƯT Ngọc Bình

2. Tập thơ Cõi lặng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

3. Tác phẩm Mạch sống của Hương ước trong làng Việt Trung bộ do nhà nghiên cứu VNDG Nguyễn Hữu Thông chủ biên

4. Tác phẩm ảnh Thăm Huế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn Tý

5. Tập bút ký Miền cỏ thơm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

6. Tác phẩm múa Razook của biên đạo múa Cao Chí Hải

7. Tác phẩm đồ họa Trộm nhìn của họa sĩ Nguyễn Thị Hải Hòa

8. Ca khúc Tang Tình Tang của nhạc sĩ Nguyễn Việt Đức

9. Giao hưởng Azakon của nhạc sĩ Bùi Ngọc Phúc (Vĩnh Phúc)

10. Tác phẩm Ca dao Thừa Thiên Huế của nhà nghiên cứu VNDG Triều Nguyên

11. Tác phẩm sơn mài Mạch nguồn sự sống của họa sĩ Trương Bé

12. Chùm kịch bản sân khấu của Cố kịch tác gia Trần Ngọc Tranh

III. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng C:

1. Tác phẩm ảnh Đồng cảm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Xuân Trí

2. Tập thơ Hồn đầy hoa cúc dại của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

3. Tập truyện Những ngọn lửa xanh của nhà văn Nguyễn Khắc Phê

4. Tác phẩm Nghệ thuật ẩm thực Huế của tác giả Hoàng Thị Như Huy

5. Vai diễn Bà Hường trong vở Hoa của Đất (đạo diễn Ngọc Bình) của diễn viên Nguyễn Thị Thu Hằng

6. Ca khúc Dòng Hương nghiêng của nhạc sĩ Dương Bích Hà

7. Tập LLPB Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của nhà LLPB Hồ Thế Hà

8. Tác phẩm sơn dầu Trẩy hội của họa sĩ Nguyễn Hùng

9. Hợp xướng Chân Mây bình minh của nhạc sĩ Nguyễn Khắc Yên

10. Vai diễn Tư Đồ trong vở Phụng Nghi Đình của diễn viên Phạm Thị Kim Oanh

11. Tập thơ Trà My của nhà thơ Nguyễn Xuân Hoa

12. Tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng của nhà thơ Ngô Minh

13. Vai diễn Phụng Kiều trong vở Sóng ngầm trong phủ Chúa của diễn viên Phan Thị Bạch Hạc

IV. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải thưởng Tác giả Trẻ và Tác giả Cao tuổi.

Tác giả trẻ:
1. Tác phẩm sơn dầu Chào buổi sáng của họa sĩ Trần Hữu Nhật

2. Tập thơ Bốn mùa yêu của nhà thơ Trần Thị Vân Dung (Lưu Ly).

Tác giả cao tuổi:

1. Đĩa CD bộ sưu tập hóa trang Mặt nạ tuồng của Nghệ sĩ La Cháu

2. Hòa tấu Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa của nhạc sĩ Hà Sâm.

3. Tuyển Thơ chọn lọc của nhà thơ Hồng Nhu.

PV




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Những năm qua, có không ít các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng văn võ song toàn, một nhà chỉ huy quân sự, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng ta. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (1-1-1914 - 1-1-2014), nhà văn Trần Công Tấn đã kể những kỷ niệm về Ðại tướng đã thôi thúc ông viết cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người.

  • Hỏi chiến trường nào gắn bó nhất với nhà văn Xuân Thiều, chắc chắn đó là Trị Thiên - Huế, chiến trường thuộc loại ác liệt nhất của đất nước ta ở cả hai cuộc kháng chiến. Từ tuổi 20, ông đã trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường này, và rồi gần như trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ ông bám trụ ở đây. Nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Đây không phải quê hương của Xuân Thiều (ông người Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhưng là quê hương của đời lính, là quê hương văn học của ông.

  • SHO - Nhân 62 năm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam, 56 năm ngày thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam; chiều ngày 07/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Khai mạc phòng triển lãm Mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Trao giải thưởng tác phẩm mỹ thuật xuất sắc năm 2013, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế.

  • Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

  • Ngày 3/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2014), tại Thừa Thiên - Huế (quê hương ông) và Hà Nội.

  • Ngày 01/12/2013, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã tổ chức tưởng niệm nhân kỷ niệm 140 năm ngày mất của danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2013.

  • Trải qua hàng trăm năm với bao biến thiên lịch sử, đến nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ được những vết tích của một đấu trường độc nhất vô nhị trên thế giới - đấu trường Hổ quyền, đây không chỉ là nơi từng diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu giữa hai loài voi - hổ, mà còn là cuộc thị uy quyền lực tuyệt đối của triều đại nhà Nguyễn. 

  • Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả của nó vẫn nặng nề tại nhiều vùng đất A Lưới (Thừa Thiên Huế). Vẫn còn đó những làng "da cam"-nơi những đứa trẻ sinh sau chiến tranh đang trực tiếp gánh chịu ảnh hưởng của chất độc da cam; nhiều đứa trẻ sinh ra rồi mất đi hoặc chấp nhận sống dị dạng giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã. 

  • Từ ngày 27 đến 29-11, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức diễn tập chỉ huy, tham mưu một bên hai cấp với sự tham gia của Ban CHQS 9 huyện, thị, thành và huy động các đơn vị chủ lực của LLVT tỉnh tiến hành thực binh đánh địch đổ bộ đường không. Dự chỉ đạo diễn tập có Thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng, Phó tư lệnh Quân khu 4, ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh…

  • Công trình đường tránh lũ dài 1,5km nối 2 thôn Tân Tô và Hòa Phong, thuộc xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, có tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Thế nhưng do thi công kiểu “rùa bò”, đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trên địa bàn rơi vào cảnh “khóc dở, mếu dở”... 

  • Hiện tại nhiều hộ dân ở vùng ven đầm phá ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế vẫn luôn sống trong tình trạng thiếu nước và mỏi mòn chờ nước sạch để sinh hoạt. 

  • Vừa qua, đoàn Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam do bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã về thăm và làm việc tại huyện A Lưới. 

  • Bạn bè, học trò hay gọi Trần Nguyễn Khánh Phong (37 tuổi, nguyên giáo viên Trường THPT A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) là “thầy Phong gàn”. Suốt 12 năm dạy học, anh dùng phần lớn thời gian, tiền bạc để sưu tập vật dụng, tư liệu của đồng bào Tà Ôi.

  • Không cầu kỳ, phức tạp nhưng gio ra a xiu, món ăn truyền thống của đồng bào C'Tu cư trú trên vùng cao Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) làm khách miền xuôi khó quên chỉ sau một lần thưởng thức.

  • Vị Hoàng đế đa tài và cũng rất đa tình Lê Thánh Tông có rất nhiều giai thoại được truyền tụng trong dân gian, trong số đó có cả những chuyện thú vị giữa vua và các giai nhân, nữ sắc. Không rõ có bao nhiêu điều trong đó là sự thật, bao nhiêu điều là do thêu dệt mà nên... 

  • Nằm bên bờ Sông Hương, một ngôi trường cổ kính, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc đẹp, có truyền thống vẻ vang nhất nước ta. Từ ngày thành lập đến nay, Quốc học Huế luôn là điểm hội tụ, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước…

  • Nhắc đến Huế, người ta thường nhớ đến tầm vóc di sản thế giới với kinh thành cổ xưa, là tà áo dài thướt tha của nữ sinh qua cầu Tràng Tiền một thuở... và cả bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (được Hàn Mặc Tử sáng tác vào năm 1938). Bài thơ trong tập “Thơ điên” này khiến đất vua xưa như lung linh hơn và trở thành kiệt tác của thi ca nước nhà. 75 năm sau ngày bài thơ ra đời, chúng tôi đã tìm về Vĩ Dạ. 

  • Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964 đến 1967, chất chứa biết bao hoài niệm. Chúng tôi xin giới thiệu một bức thư tình tuyệt hay của Trịnh gửi Dao Ánh...

  • Từ ngày 22 đến 30.11.2013, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam-Làng nghề Huế diễn ra triển lãm "Sự âm ỉ" của nghệ sĩ Chu Chung Teng (Đài Loan) và "Sản phẩm Việt Nam" của nghệ sĩ Astrid Schulz (Đức) do N.S.A.F (New Space Art Foundation) tổ chức. 

  • Mùa mưa về cũng là mùa của những con sùng tre hóa kiếp thành bướm. Tôi lại nhớ đến món ơm pờ rèng của người Pa Cô, ở vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Món ăn đã khiến tôi rùng mình khi thấy nhưng ngây ngất khi ăn.