Kết quả Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008)

09:59 30/12/2009
Sau 2 ngày làm việc (26-27/12) tại Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008) đã thống nhất giới thiệu 37/54 tác phẩm, công trình (thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, âm nhạc, văn nghệ dân gian và văn học) để bỏ phiếu kín, chấm điểm xếp thứ hạng giải thưởng.

Kết quả có 3 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng A: Công trình kiến trúc Làng Hành Hương của nhóm thiết kế: KTS Nguyễn Nguyến - Đinh Thế Anh - Nguyễn Hà - Nguyễn Thành Linh - Nguyễn Văn Hoàn - Lê Văn Trường đạt 9.66 điểm; Ca khúc Ngẫu hứng Huế của nhạc sĩ Lê Anh, phổ thơ Triệu Nguyên Phong: 9.50 điểm; và Tập truyện ngắn Thập tự hoa của nhà văn Trần Thuỳ Mai: 9.44 điểm. Ngoài ra, còn có 12 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng B và 13 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng C. Bên cạnh đó, Hội đồng Chung khảo còn trao Giải thưởng Tác giả Trẻ và Tác giả Cao tuổi cho 5 tác phẩm.

Danh sách các tác giả đạt giải Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ IV:

I. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng A:

1. Công trình kiến trúc Làng Hành Hương của nhóm thiết kế: KTS Nguyễn Nguyến - Đinh Thế Anh - Nguyễn Hà - Nguyễn Thành Linh - Nguyễn Văn Hoàn - Lê Văn Trường.

2. Ca khúc Ngẫu hứng Huế của nhạc sĩ Lê Anh, phổ thơ Triệu Nguyên Phong.

3. Tập truyện ngắn Thập tự hoa của nhà văn Trần Thuỳ Mai.

II. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng B:

1. Vở ca kịch Hoa của đất của đạo diến, NSƯT Ngọc Bình

2. Tập thơ Cõi lặng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

3. Tác phẩm Mạch sống của Hương ước trong làng Việt Trung bộ do nhà nghiên cứu VNDG Nguyễn Hữu Thông chủ biên

4. Tác phẩm ảnh Thăm Huế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn Tý

5. Tập bút ký Miền cỏ thơm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

6. Tác phẩm múa Razook của biên đạo múa Cao Chí Hải

7. Tác phẩm đồ họa Trộm nhìn của họa sĩ Nguyễn Thị Hải Hòa

8. Ca khúc Tang Tình Tang của nhạc sĩ Nguyễn Việt Đức

9. Giao hưởng Azakon của nhạc sĩ Bùi Ngọc Phúc (Vĩnh Phúc)

10. Tác phẩm Ca dao Thừa Thiên Huế của nhà nghiên cứu VNDG Triều Nguyên

11. Tác phẩm sơn mài Mạch nguồn sự sống của họa sĩ Trương Bé

12. Chùm kịch bản sân khấu của Cố kịch tác gia Trần Ngọc Tranh

III. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng C:

1. Tác phẩm ảnh Đồng cảm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Xuân Trí

2. Tập thơ Hồn đầy hoa cúc dại của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

3. Tập truyện Những ngọn lửa xanh của nhà văn Nguyễn Khắc Phê

4. Tác phẩm Nghệ thuật ẩm thực Huế của tác giả Hoàng Thị Như Huy

5. Vai diễn Bà Hường trong vở Hoa của Đất (đạo diễn Ngọc Bình) của diễn viên Nguyễn Thị Thu Hằng

6. Ca khúc Dòng Hương nghiêng của nhạc sĩ Dương Bích Hà

7. Tập LLPB Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của nhà LLPB Hồ Thế Hà

8. Tác phẩm sơn dầu Trẩy hội của họa sĩ Nguyễn Hùng

9. Hợp xướng Chân Mây bình minh của nhạc sĩ Nguyễn Khắc Yên

10. Vai diễn Tư Đồ trong vở Phụng Nghi Đình của diễn viên Phạm Thị Kim Oanh

11. Tập thơ Trà My của nhà thơ Nguyễn Xuân Hoa

12. Tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng của nhà thơ Ngô Minh

13. Vai diễn Phụng Kiều trong vở Sóng ngầm trong phủ Chúa của diễn viên Phan Thị Bạch Hạc

IV. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải thưởng Tác giả Trẻ và Tác giả Cao tuổi.

Tác giả trẻ:
1. Tác phẩm sơn dầu Chào buổi sáng của họa sĩ Trần Hữu Nhật

2. Tập thơ Bốn mùa yêu của nhà thơ Trần Thị Vân Dung (Lưu Ly).

Tác giả cao tuổi:

1. Đĩa CD bộ sưu tập hóa trang Mặt nạ tuồng của Nghệ sĩ La Cháu

2. Hòa tấu Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa của nhạc sĩ Hà Sâm.

3. Tuyển Thơ chọn lọc của nhà thơ Hồng Nhu.

PV




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Từ một địa phương không có bệnh viện tuyến tỉnh, mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế chuyên sâu chủ yếu dựa vào Bệnh viện Trung ương Huế là chính nên thường xuyên gây ra vấn đề quá tải. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nhiều nguồn lực để xây mới 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Đến nay, sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, các bệnh viện này đã làm rất tốt công tác khám chữa bệnh, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.

  • Múa bao giờ cũng gắn kết với âm nhạc (nhạc đàn và nhạc hát), vì thế, người ta thường gọi tên là “Múa hát cung đình”. Múa hát cung đình của vua chúa Việt Nam không giống như hình thức vũ hội phương Tây. Nó chủ yếu phục vụ cho vua chúa, lễ lạc trong triều đình, mang hình thức lễ nghi phong kiến vương triều. 

  • Hội đồng chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã lựa chọn được 40 tác phẩm, công trình (trong tổng số 45 tác phẩm, công trình do Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào xét vòng chung khảo) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng A, B, C. 

  • Bác sĩ Trương Thìn  sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế . Từ năm 1961 ông là  sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn .Ông  học giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào học  sinh, sinh viên yêu nước, là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn trong  phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe” những năm trước giải phóng.

  • Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.

  • Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… Huế vẫn sừng sững nghiêng mình tồn tại với thời gian qua sự thăng trầm của lịch sử, với thời gian và sự chống trọ trong chiến tranh.

  • Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.

  • Khi chọn Huế làm đất đóng đô, các vua chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của phong thủy. 

  • Tác phẩm “văn sử bất phân” Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất, quý 3/2013) của Li Tana, đã được trao giải Sách hay 2013.. 

  • Ngày 1-1-2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư T.Ư Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - Người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Ðảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

  • Bên tả ngạn của sông Hương, cách thành phố Huế chừng 15 km về hướng tây, có một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi thiên thần”, nơi nương náu của gần 50.000 thai nhi bị phá bỏ. 

  • Vào một buổi chiều, tình cờ đi quanh làng Dã Lê Thượng, phường Thủy Phương, tôi thấy chú Dương Văn Thọ (56 tuổi) ở tổ 01 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) đang quét dầu cho chiếc ghe mới đan của mình. Trong trí nhớ của mình và những gì mình biết, tôi chợt nhận thấy bóng dáng của một cái nghề mà ngày xưa người làng mình đã làm: nghề làm, đan ghe thuyền. 

  • Dân làng vẫn truyền tai nhau tại gò đất bên cạnh thôn Tư bây giờ trước đây vốn là một bãi đất trống, nhưng sau một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đoàng, đất trời rung chuyển, đến sáng ra đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất, ...

  • Những ngọn núi linh thiêng trên mảnh đất di sản miền Trung thường gắn liền với những huyền thoại đẹp, mang âm hưởng tiêu dao. Tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, bạn hãy thực hiện chuyến du hành tâm linh khám phá một trong số những ngọn núi linh thiêng, đó là Bạch Mã Sơn.

  • Đi từ Cha Lịnh, Mù Nú qua Khe Liềm (TT- Huế), nơi đâu cũng thấy dấu chân của những cán bộ kiểm lâm ngày đêm cắt rừng lội suối, bảo vệ những cánh rừng xanh của thượng nguồn Hương Giang, Ô Giang. 

  • Nếu có dịp dạo chơi trên con đường Kim Long thênh thang, lộng gió; sau khi ghé thăm lăng tẩm, thưởng thức món bánh ướt nổi tiếng xứ Huế bạn đừng quên dừng chân ghé lại trà thất Kim Long-chỉ đơn giản là để thả mình trong một không gian nhẹ nhàng, thư thái và khám phá hương vị thơm ngon của những tách trà ấm nóng dậy hương.

     

  • Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế. 

  • Ẩn mình giữa rừng cây cối um tùm của thôn Kim Ngọc (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một túp lều đơn sơ bằng tranh tre nứa lá. Nương mình trong đó là một mái đầu đã bạc trắng vì sương gió, một gương mặt hằn đầy vết thời gian. 

  • Theo ông Bernard Dorival, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Pháp, Điềm Phùng Thị là một trong những nhà tạc tượng tài hoa nhất của thời đại ông đang sống.