Sáng 19/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn
Hội nghị diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22/9/2018 với sự tham dự của hơn 200 học viên là lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Hội Văn học nghệ thuật, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, giảng viên các trường đại học, cao đẳng 34 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Cùng với các tỉnh phía Nam, đoàn Thừa Thiên Huế tham dự hội nghị lần này có 7 thành viên, do ông Lê Xuân Hiền - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam nhấn mạnh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác lãnh đạo văn hóa, văn học, nghệ thuật, nhất là từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. Trong quá trình đó, tư duy lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật tiếp tục đổi mới, bổ sung phát triển, góp phần cổ vũ, khích lệ, tạo niềm tin cho văn nghệ sĩ… Sự nghiệp xây dựng và phát triển VHNT của cả nước đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trước những biến đổi nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập phát triển, hoạt động VHNT cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Hội nghị lần này nhằm xây dựng hệ thống lý luận VHNT Việt Nam, nâng cao khả năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống VHNT, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Trong 4 ngày diên ra hội nghị tập huấn, các học viên được truyền đạt các chuyên đề: Đường lối phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng trong thời kỳ đổi mới; Định hướng và những nội dung cơ bản của lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam; Quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật; Đấu tranh tư tưởng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật hiện nay; Vấn đề tiếp nhận, vận dụng các lý thuyết nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam.
![]() |
Hội nghị tập huấn chú trọng nâng cao trình độ hiểu biết những vấn đề cơ bản, quan trọng về lý luận văn học nghệ thuật, yêu cầu và định hướng triển khai xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam; giúp học viên nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn học, nghệ thuật của Đảng và Nhà nước, thực tiễn đường lối văn học, nghệ thuật nói chung và tình hình phê bình văn học, nghệ thuật nói riêng; nâng cao khả năng xử lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống văn hoá, văn nghệ; từ đó vận dụng có hiệu quả vào công tác và hoạt động văn học, nghệ thuật, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, làm lành mạnh đời sống văn hóa, văn nghệ của đất nước.
PV
Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.
Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…
Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.
Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.
Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.
Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.
Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...
Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.
Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.
Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.
Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt