Sáng 19/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn
Hội nghị diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22/9/2018 với sự tham dự của hơn 200 học viên là lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Hội Văn học nghệ thuật, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, giảng viên các trường đại học, cao đẳng 34 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Cùng với các tỉnh phía Nam, đoàn Thừa Thiên Huế tham dự hội nghị lần này có 7 thành viên, do ông Lê Xuân Hiền - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam nhấn mạnh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác lãnh đạo văn hóa, văn học, nghệ thuật, nhất là từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. Trong quá trình đó, tư duy lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật tiếp tục đổi mới, bổ sung phát triển, góp phần cổ vũ, khích lệ, tạo niềm tin cho văn nghệ sĩ… Sự nghiệp xây dựng và phát triển VHNT của cả nước đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trước những biến đổi nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập phát triển, hoạt động VHNT cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Hội nghị lần này nhằm xây dựng hệ thống lý luận VHNT Việt Nam, nâng cao khả năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống VHNT, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Trong 4 ngày diên ra hội nghị tập huấn, các học viên được truyền đạt các chuyên đề: Đường lối phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng trong thời kỳ đổi mới; Định hướng và những nội dung cơ bản của lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam; Quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật; Đấu tranh tư tưởng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật hiện nay; Vấn đề tiếp nhận, vận dụng các lý thuyết nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam.
![]() |
Hội nghị tập huấn chú trọng nâng cao trình độ hiểu biết những vấn đề cơ bản, quan trọng về lý luận văn học nghệ thuật, yêu cầu và định hướng triển khai xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam; giúp học viên nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn học, nghệ thuật của Đảng và Nhà nước, thực tiễn đường lối văn học, nghệ thuật nói chung và tình hình phê bình văn học, nghệ thuật nói riêng; nâng cao khả năng xử lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống văn hoá, văn nghệ; từ đó vận dụng có hiệu quả vào công tác và hoạt động văn học, nghệ thuật, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, làm lành mạnh đời sống văn hóa, văn nghệ của đất nước.
PV
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.