Hình ảnh bậc hiền triết Hồ Chí Minh qua thơ Chế Lan Viên

09:03 18/05/2012

ĐOÀN TRỌNG HUY  

Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.

Ảnh tư liệu Wikipedia

Chế Lan Viên, sau ngày Bác mất đã khẳng định:

Đây cũng là nhà hiền triết hiểu chỗ đến, chỗ đi sự vật.

Hiền triết là triết gia có những hiểu biết cao sâu và được người đời tôn sùng.

Một cách chính xác, nên coi Người là triết nhân hơn là triết gia.

Triết gia là người làm triết học. Triết nhân là người có tư cách triết gia, có triết lý và sống theo quan niệm triết lý nhưng không thuyết lý triết học. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một pho sách quý triết học, là một tuyên ngôn cho chủ thuyết triết lý. Đó là cơ sở cốt lõi nhất để đúc rút những trước tác triết học. Triết học qua một con người là như thế.

Qua Hoa trước lăng Người và thơ viết về Bác trong Di cảo thơ, Chế Lan Viên làm chúng ta cảm nhận rõ hình ảnh nhà hiền triết lớn Hồ Chí Minh.

Hồi 1946 Bác Hồ qua Pháp, nhà cầm quyền muốn khoe thanh thế quân lực để uy hiếp, mời Người dự duyệt binh, diễu binh và tham quan quân sự. Có một bức ảnh tuyệt vời: Hồ Chí Minh xòe bàn tay che nòng súng đại bác. Đó là tuyên ngôn của Người về ý chí quyết chiến, quyết thắng cũng là tuyên ngôn của Người về hòa bình chính nghĩa, phảng phất tư tưởng và triết lý của cha ông: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi). Chủ tịch nước không chỉ sống với tác phong giản dị, tiết kiệm, thanh bạch. An nhiên, tự tại là quan niệm sống, là lẽ sống đầy ý vị triết lý của Người.

Dinh thự vị nguyên thủ quốc gia có một không hai trên thế giới:

…Ngôi nhà sàn giữa vườn hoa mộc

…Cái nhà sàn ở lẩn trong hoa

…Ngôi nhà sàn nằm yên trong hoa mộc, hoa ngâu.


                                                (Bể và Người)

Hơn một lần nhà thơ khắc họa ngôi nhà của Bác.

Ngôi nhà sàn đã được hình tượng hóa, trừu tượng hóa và lung linh, hư ảo hóa… trong “Cõi Bác” chứa đựng triết lý sống của một vị “tiên phong đạo cốt”. Bác Hồ yêu thiên nhiên, một tình yêu mê đắm (Người tình nhân, Tri kỷ,…) với tất cả tâm hồn và nhận thức. Hòa nhập với tạo hóa. “Bác sống như trời đất của ta” (Tố Hữu). Người thể hiện triết lý của phương Đông; “Thiên - Địa - Nhân hợp nhất”. Có sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên - sự hài hòa của tiểu vũ trụ đại vũ trụ. Cốt lõi của minh triết Hồ Chí Minh là thuyết nhân hòa. Người rất coi trọng nhân hòa, đặc biệt là trong quan hệ nhân gian, nhân thế. Tức là ngoài quan hệ trong tự nhiên, còn và chủ yếu còn là quan hệ xã hội: cá nhân và cộng đồng, con người quốc gia và quốc tế. Với ý nghĩa ấy, ngôi nhà sàn không chỉ là nơi Người ở, sống và làm việc. Đó là một căn cứ của nhà triết học: Tự nơi đây, mắt Bác dõi vô cùng/ Với bốn bể của đời, không cách trở… Cái nhà sàn ở lẩn trong hoa/ Vẫn không ngớt lắng triều nghe nhịp bể”.

Toàn bộ lối sống, cuộc sống, cuộc đời trần thế của Hồ Chí Minh, từ ăn, ở, mặc, sinh hoạt đến hoạt động, hành xử… là một tuyên ngôn triết lý - một triết lý vô ngôn. Chỉ riêng một vật dụng rất bình thường thậm chí tầm thường “Cái quạt mát làm bằng lá cọ” cũng nói lên bao ý nghĩa triết lý. Ngoài thể hiện cách sống hòa hợp tự nhiên: “Áo mở cúc cho gió hè thổi mát” còn là biểu hiện của một đạo sống: “Người sống thu nhỏ lại, giấu mình đi, không làm phiền ai hết cả”. Cái quạt lá có thể tiết kiệm điện, khi có quạt máy đã đành, nhưng lại chủ động cả khi mất điện. Triết lý là ở ý nghĩa này: con người có thể tạo ra gió ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ chỗ nào. Hoặc khái quát hơn, như một ý thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả” để nói về sức người, trí tuệ người. Đó là một triết lý nhân sinh đề cao con người: con người vượt lên hoàn cảnh, con người cải tạo hoàn cảnh để làm cho hoàn cảnh trở nên nhân văn hơn. Triết lý ấy mang sức mạnh kỳ diệu. Ý chí anh hùng cá nhân biến hóa thành vô địch qua con người lãnh tụ: “Và Bác đã chiến thắng tên khổng lồ điện tử/ Nhờ màu hồng ngọn cờ, sắc đỏ trái tim” (Người chẳng có gì riêng). Cả cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh là minh chứng hùng hồn, rạng rỡ mãnh liệt và thông điệp sâu sắc cho triết lý sống.

Trong lại mắt người, hồng lên chân lý
Luận điểm lại sáng ngời như lộc biếc đầu cây.


Tuy thiên về triết lý nhân sinh hành động nhưng trong những trường hợp cần thiết, Người vẫn “lập ngôn”, “lập thuyết”. Nhưng đó là cách nói cũng như cách viết nhất quán một đời của Người là kiệm ngôn. Có những lời phát biểu ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu nhưng cô đúc súc tích ý nghĩa, có sức nén rất cao mà ta có thể gọi đó là danh ngôn. Và cao hơn thế còn là châm ngôn - tức câu nói có tác dụng hướng dẫn về đạo đức, về cách sống - hoặc cách ngôn - câu nói ngắn gọn được lưu truyền, có ý nghĩa giáo dục về đạo đức.

Kiệm ngôn là một quan niệm cực kỳ sâu sắc trong trường hợp Hồ Chí Minh. Ấy là cái đúc kết qua nghìn vạn trải nghiệm là sự cảm nhận nghiền ngẫm, suy tính đã quyết liệt, kỳ cùng: “Vầng trán nào nghĩ suy dữ dội nhất ngày nay về các bãi gieo và các bãi chiến trường?/ Trái tim nào giải đáp đúng nhất cho ta những câu hỏi chiến tranh và thời đại hỏi? Lặng lẽ, lặng lẽ từng bước, chân Bác qua đây như vạch một con đường”. Người nói ra những ý tưởng là những thông tuệ tinh túy của bậc đại trí, đại dũng: “Ấy là cái trí tuệ anh hùng, cái dũng cảm tuyệt với trí lực của nhân dân”.

KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO là lời ca chiến đấu và chiến thắng đã mang tính nhân loại. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh dẫn Luận ngữ. Tăng Tử trả lời “Tất nhiên”. Chỉ một từ mà thể hiện cả nghị lực và toàn bộ kiến thức. Người lại dẫn chuyện một vị tướng của Napôlêông đệ nhất bị bao vây ở Oatéclô. Kẻ địch dụ hàng, ông đáp cộc lốc: “Cứt”. Người bình luận: “Câu nói ấy chỉ có một từ, lại là một từ tục tĩu. Nhưng trong tình thế nghiêm trọng ấy của vị tướng, nghìn lời nói khác cũng không thể nào thể hiện được lòng dũng cảm và sự khinh bỉ của ông với kẻ thù”. Với Hồ Chí Minh, ta hãy nghe một đoạn đối thoại:

- …Thưa Chủ tịch, Chủ tịch ghét gì nhất?

- Điều ác.

- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch yêu gì nhất?

- Điều thiện.

- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch sợ gì nhất?

- Chẳng sợ gì cả. Một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì.


                        (Trả lời phỏng vấn của Báo Frères D’armes)

Hơn nữa cách nói kiệm ngôn còn mang phong cách của ngôn ngữ dân tộc.

Với dân tộc ít lời, Người ít nói
Thấy nhiều trời bể non sông, giờ phải nói chi nhiều.

                                    (Đọc văn Người)

Triết lý ấy - toát ra từ tư tưởng và đạo đức của Người. Đậm đà là triết lý nhân sinh - triết lý của Con người, triết lý vì Con người, cho Con người: cốt lõi của nó là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở học thuyết Mác về con người và giải phóng con người và truyền thống nhân ái dân tộc với chủ nghĩa nhân đạo của văn minh phương Đông và phương Tây. Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân văn ấy là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Con người được quan niệm là giá trị quý nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực chủ yếu của cách mạng.

Nhân loại biếc màu xanh Người để lại
Trong thế giới bạo tàn này Người là những bóng cây xanh


Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh chính là tư tưởng triết học của người. Đó là cơ sở cho triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh - hiện thân sinh động của những tư tưởng sáng tạo về giải phóng con người, phát huy tối đa sức mạnh con người để trở nên vô địch.

Cũng có thể coi đó là triết lý tình nghĩa: minh triết Hồ Chí Minh là sự kết hợp của trí tuệ và đạo đức. Người từng viết: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”. Hồ Chí Minh nói: “Rồi đây bốn bể một nhà”. Cổ điển và hiện đại nữa. Thấu triệt quan niệm “Vạn chúng nhất tâm” của Đức Phật, ý tưởng “Thế giới đại đồng” của Khổng Tử và Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Chúa Giêsu (Jesus).

Hồ Chí Minh đã đi qua các triết thuyết tôn giáo để có thể từ đó chọn lọc yếu tố tích cực tạo dựng một triết thuyết mới của cách mạng vô sản triết thuyết nhân sinh hiện thực và hiện đại.

Tình thương của Người là bóng mát cây xanh
Tỏa đến đâu che lòng ta đến đó


Triết thuyết Hồ Chí Minh được đúc kết từ thực tiễn, là triết lý thực tiễn. Ba mươi năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước là một thời gian rất đáng kể trong đời để ngộ ra chân lý cách mạng.

Biện chứng đã vỡ lòng trong bão táp.

Bể và Người
là một thuyết minh cho triết gia Hồ Chí Minh, cũng tức là thể hiện cốt cách, ý tưởng, lập luận, thuyết lý của Người. Con người ấy từng “lênh đênh theo sóng bể” khắp đại dương châu lục. Qua Những đất tự do, những trời nô lệ để phát hiện Những con đường cách mạng đang tìm đi. Bể đối với Người là đa nghĩa. Là “bể cả” trùng dương mênh mông cũng là “bể loài người” là “nhân loại - bể”. Nhưng quan trọng hơn hết là “bể triết học” trong nhận thức của một thiên tài. Qua bể là bài học về duy vật biện chứng và cả duy vật lịch sử:

Bác nghe bể và tìm ra quy luật
Bể lặng im nuôi dông bão bất thần
Hưng vong thế vẫn mỗi ngày hồi phục
Bể nghìn đời mà mãi mãi thanh tân


Mang phong cách độc đáo với thủ pháp nghệ thuật đặc sắc về tư duy, Chế Lan Viên dễ dàng phát hiện phép biện chứng tâm hồn qua cách nhìn sự vật, hiện tượng “giữa hai bề đối lập” của Hồ Chí Minh.

…Đất nước thừa người làm thơ mà thiếu người viết sử

…Để cái sống đau gần như cái chết

…Giấu niềm đau trong một ngày vui

…Vào máu lửa mà giành hoa hạnh phúc


Ta như được nghe lý luận của Người về tính phổ biến của mâu thuẫn “Cái gì cũng có mâu thuẫn, vì cái gì cũng có biến âm, dương, có sinh, có tử, có quá khứ, có tương lai, có cũ, có mới. Đó là những mâu thuẫn sẵn có trong mọi sự vật”. Đúng là cách nói của nhà hiền triết phương Đông có tinh thần của Kinh Dịch, ý tưởng của giáo lý Phật.

Tuy nhiên, cao hơn hết là đặc điểm của một dạng triết lý Hồ Chí Minh: triết lý hành động.

Ở Hồ Chí Minh, triết lý và hành động gắn liền mật thiết với nhau. Đó là triết lý hướng tới hành động, hành động theo triết lý, tự nó nói lên triết lý. Như nói ở trên, triết lý đã bao hàm xu thế hành động, không có triết lý suông. Vì vậy hành động là hành động có triết lý. Tất cả quan hệ xoắn xít, mật thiết với nhau, tạo nên triết lý hành động Hồ Chí Minh.

Cũng có thể gọi đó là triết lý thực hành: nói và làm, nói là làm, làm để nói.

Mang cốt cách hiền triết Châu Á, Hồ Chí Minh để lại pho sách triết học đồ sộ cho sự khai thác vô cùng của thiên hạ. Rất coi trọng thực tiễn nhưng cũng không xem nhẹ lý luận. Lý thuyết kết hợp thực hành để trở nên nhuần nhuyễn, thuần thục qua hành động.

Nếu triết học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn thì biện chứng Hồ Chí Minh là biện chứng thực hành - biện chứng vận dụng “trong bão táp” đấu tranh cách mạng. Nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh có thể quy tụ vào mấy điểm chính:

- Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cái phổ biến và cái cá biệt, giữa riêng và chung.

- Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn và thống nhất của các mặt đối lập.

- Biện chứng giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến”.

Sau ngày đất nước thống nhất, Chế Lan Viên viết Bể và Người để suy ngẫm thấm thía về tài năng tuyệt vời của Người Thủy Thủ vĩ đại: Con tàu Việt Nam qua nghìn trận phong ba/ Về đến đích ngót nửa vòng thế kỷ. Hồ Chí Minh đã học lý luận tại Đại học Phương Đông và thực tiễn trong “bão táp” cách mạng.

Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác theo con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Có thể nói,với phong cách suy tưởng trí tuệ, Chế Lan Viên qua thơ đã thành công đặc sắc trong việc phác họa đậm nét bậc hiền triết Hồ Chí Minh.

Đ.T.H  
(SH279/5-12)



-------------
1 - Tất cả trích dẫn trong bài viết đều lấy từ Chế Lan Viên tuyển tập (tập 1) – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1985.
2 - Tất cả nhấn mạnh trong bài là của người viết.
3 - Tất cả phát biểu, nói chuyện, diễn văn… của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trích từ Danh ngôn Hồ Chí Minh – Thành Duy biên soạn từ Toàn tập Hồ Chí Minh do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học - Nhà xuất bản Văn học, 2011.  









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • FRANCOIS BUSNELKiran Desai là nữ văn sĩ người Ấn Độ. Cô sinh năm 1971 tại Dehli. Là con gái của nữ tiểu thuyết gia Anita Desai. Kiran Desai lớn lên và học tiểu học ở Dehli đến năm 14 tuổi. Sau đó, cô cùng mẹ sang Anh Quốc, rồi Hoa Kỳ, học trung học ở tiểu bang Massachussettes. Cô theo học lớp viết văn ở Virginie và sau đó học Đại học Columbia ở NewYork.

  • TRẦN HUYỀN SÂM Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleijel là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho tính chất “đả phá thể loại” của tiểu thuyết hiện nay. Tác phẩm dung nạp nhiều đặc tính của tiểu thuyết Châu Âu hậu hiện đại: Phép giản lược tối thiểu, lối kể chuyện tung hứng, thủ pháp lạ hoá hình thức văn bản tác phẩm, đặc biệt là kiểu tự thuật “đánh tráo” chủ thể trần thuật.

  • HỒ THẾ HÀSerenade của Peter Kihlgard là một truyện ngắn có cấu trúc hiện đại. Trước hết là ở nghệ thuật ngôn từ và điểm nhìn văn bản.

  • BỬU NAM Hình thức lạ lùng gây tò mòTrước hết về mặt hình thức, tiểu thuyết khêu gợi sự tò mò ở người đọc với cách bố trí các tiêu đề in hoa, dày đặc đến hàng trăm suốt tác phẩm, xen lẫn các tiêu đề bằng tiếng Anh “I have been calling for more than an hour... But It's me”...

  • NHỤY NGUYÊN

    Sự đặc biệt của dòng thơ hậu chiến là luôn luôn khuấy động trong cái mênh mông vô chừng tưởng đã lắng xuống những vỉa quặng lấp lánh sau 30 năm đằng đẵng.

  • PHẠM QUÝ VINH Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước.

  • VŨ NGỌC KHÁNHLTS: Ngày 17-11-2007, tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Trung tâm Minh Triết Việt đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa Thục. Giới trí thức học thuật của Hà Nội, nhiều thanh niên, sinh viên và hậu duệ của một số nhà Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) đã đến dự.

  • MAI VĂN HOAN     Nhà xuất bản Văn học vừa ấn hành tập thơ Cõi lặng của Nguyễn Khoa Điềm. Cõi lặng gồm 56 bài, đa phần được viết sau khi tác giả nghỉ hưu. Điều đó cũng là lẽ thường. Các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... đều như thế cả. Khi đương chức họ bận trăm công nghìn việc. Phải đến lúc nghỉ hưu họ mới sống thoải mái hơn, dành nhiều thời gian cho thơ hơn. Đọc Cõi lặng ta mới thấu hiểu tâm trạng của nhà thơ, mới nghe được nhịp đập của một trái tim nhiều trăn trở.

  • HỒNG NHU“Trường đại học của tôi” là cuốn sách thứ 4 của Nguyễn Nguyên An (tức Nguyễn Văn Vinh) trình bạn đọc trong khoảng mười năm trở lại đây. Ba cuốn trước là truyện ngắn, cuốn này là truyện dài.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊChỉ mới qua hai tác phẩm “Báu vật của đời”(NXB Văn nghệ TPHCM, 2001) và “Đàn hương hình”(NXB Phụ nữ, 2002), Mạc Ngôn - nhà văn “hạng nhất” thuộc Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí đã vượt lên cả những “ngôi sao” quen thuộc như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông... và cả nhà văn Cao Hành Kiện (Noben 2001).

  • ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.

  • HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.

  • LÊ THIẾU NHƠN(Tản văn và bình văn của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Lục)Một cuốn sách tập hợp những bài báo của nhà văn Trần Hữu Lục sau nhiều năm anh đồng hành với bè bạn văn nghệ.

  • HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.

  • HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Đọc tập truyện "Ngôi nhà hoang bí ẩn" của Phan Văn Lợi)Tôi đọc mê mải tập truyện đầu tay của tác giả Phan Văn Lợi. Cái tựa "Ngôi nhà hoang bí ẩn" gợi trong lòng người đọc một câu hỏi ban đầu: Cuốn sách viết về cái gì đây? Càng đọc, càng bị cuốn hút khi cùng anh trở lại miền ký ức, để đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

  • LÊ MỸ ÝSau một loạt tác phẩm và tác giả được giới thiệu trên nhiều lĩnh vực tôn giáo, triết học, văn hoá, khoa học và nghệ thuật để làm tư liệu nghiên cứu và tham khảo, trong quý một năm nay, Nhà xuất bản Văn học lại tiếp tục cho ra mắt bộ sách lớn:"Krishnamurti - cuộc đời và tư tưởng" do Nguyễn Ước chuyển ngữ. Đây là một bộ sách công phu và được nhiều độc giả chờ đợi đón đọc.

  • VĂN CẦM HẢI       (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".

  • TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.