Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Gìn giữ màu xưa, giấy cũ
Làng Sình còn có tên gọi khác là làng Lại Ân, nằm ở hạ nguồn sông Hương, phía bên kia là bến Thanh Hà- một cảng sông nổi tiếng thời các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Trước đây, làng Sình có hàng chục hộ làm tranh, chủ yếu phục vụ việc thờ cúng của dân làng và dâng lên triều đình trong các dịp Quốc lễ. Đến những năm 75-80 của thế kỷ trước, nghề làm tranh bước vào ngõ cụt khi bị quy là sản phẩm tuyên truyền cho mê tín dị đoan, gây lãng phí.
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước nhớ lại: "Hồi đó cán bộ làm căng lắm vì mới giải phóng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, giấy không đủ cho học sinh học chứ lấy đâu ra mà cúng rồi mang đi đốt. Thế là có lệnh cấm gắt gao. Họ vào tận nhà, mang mộc bản đi chẻ, đốt cả. Nhìn từng tấm mộc bản trong phút chốc chỉ còn đống gỗ vụn, tro tàn lòng tui như xát muối!”.
Cả mấy chục hộ trong làng đều bỏ nghề. Ông Phước với tâm nguyện muốn giữ lại nghề truyền thống của cha ông, cũng vì kế mưu sinh mà đã tìm mọi cách vượt qua khó khăn. Ông đem những tấm mộc bản bị hỏng, hoặc đã mục "chưng” lên trên sạp để cán bộ tới kiểm tra mang đi chẻ, đốt hết. Những tấm lành lặn ông mang bọc nilon, chôn sau hồi nhà. Đợi đến ngày tết, ông mang khuôn lên làm tranh phục vụ thờ cúng trong nhà rồi mang bán quanh bà con lối xóm. Ông tâm sự: "Hồi đó khổ lắm, chỉ làm trong nhà dùng khi có việc thôi, vì đa phần mộc bản đem lên đều mục ruỗng, hư hỏng cả. Tui bàn với vợ con, muốn giữ được nghề, có thu nhập thì phải vẽ tranh dưới…hầm.” Nói là làm, ban ngày ông đào cái hố trước sân nhà. Cứ mỗi ngày vài thúng đất, "tích tiểu thành đại”, đến khi đường hầm thông ra bên ngoài đã xong, đêm đến, ông cho bắc ván lên trên rồi phủ đất, cán bộ đi kiểm tra không hề hay biết. Ông Phước cùng vợ và 5 người con "tránh trú” dưới hầm để tiếp tục vẽ tranh, sáng mai quấn tranh trong người mang đi đến từng nhà bán. Từ dưới lòng đất, với đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Phước, dòng tranh dân gian làng Sình đã được "níu lại” trước sự quên lãng của thời gian.
Không dừng lại ở việc giữ nghề, ông Phước còn cố gắng mở rộng, phát triển làm cho nghề vẽ tranh làng Sinh hồi sinh. Từ những năm 96-97 đến nay, ông Phước không ngừng chế tạo mộc bản khắc in tranh từ gỗ mức, gỗ mít, mang đến từng nhà vận động người dân trở lại với nghề. Bên cạnh đó, ông Phước cũng còn dạy nghề cho nhiều con em trong làng trở lại với nghề làm tranh. Đặc biệt, 5 đứa con của ông đều theo với nghề chế tác tranh của cha ông. Nhờ sự cố gắng của ông, từ một vài hộ lẻ tẻ, đến nay đã có 40 hộ trở lại làm tranh. Tranh làng Sình đã hồi sinh.
Tranh làng Sình thành sản phẩm du lịch
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết: Đến nay đã có 8 công ty mở các tour du lịch cho khách nước ngoài về với làng Sình để thưởng lãm, mua tranh. Bên cạnh dòng tranh thờ cúng mình vẫn duy trì, chúng tôi còn kết hợp làm thêm tranh trang trí, các bộ lịch bán cho khách phương Tây. Đây là mặt hàng du khách rất ưa chuộng bởi tính dân dã, mộc mạc của nó. Phương án kết hợp với các tour du lịch tại địa phương đã mang lại hiệu quả cao. Mới bước vào nửa vụ tết nhưng cơ sở vẽ tranh của nghệ nhân Phước đã bán "cháy” hàng.
Thời cao điểm như hiện nay, ngoài lao động trong nhà, ông Phước còn phải thuê thêm 20 lao động là những người thợ trong thôn mới làm kịp việc. Nghệ nhân Phước tâm sự: "Dù đến nay đa phần các tranh vẽ đều dùng màu công nghiệp nên làm nhanh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là người nghệ nhân đánh mất nét truyền thống của tranh làng Sình. Các bộ tranh bài chòi, kéo co nam nữ, bịt mắt nam nữ, 4 thế vật…, vẫn tuân thủ các "bút pháp” truyền thống xưa nay của cha ông, đó là đặc trưng của tranh làng Sình. Ngoài ra, chúng tôi còn sáng tạo thêm những bức tranh phản ánh đời sống thường nhật như bộ "xuống vụ”, "trò chơi”, "bát âm”…
Nguồn Đại Đoàn Kết
Chiều ngày 21/11, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi tọa đàm "Thơ Ngô Minh" nhân ngày giỗ đầu nhà thơ.
Chiều 19/11, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Gặp gỡ” của giáo viên, họa sĩ người Pháp Léopold Franckowiak.
Sáng ngày 19/11, tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Khoa Sư phạm Mỹ Thuật ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm Nét Huế.
Chiều 15/11, tại thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi Giới thiệu tác phẩm “Ở xứa mưa không buồn” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà.
Chiều ngày 15/11, Sở Văn hóa Thể thao đã tổ chức lễ Bế mạc chương trình đưa Ca Huế vào trường học.
Sáng 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và UBND Thành phố Huế tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và Hội thi “Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2019.
Ngày 01 tháng 11 năm 2019, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 144/QĐ-LHVHNT về việc phân công cán bộ.
* Kỷ niệm 20 năm cơn lũ lịch sử 1999
- Trời gieo bão lụt giữa lòng Cố đô - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
* Chuyên đề MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI - MỘT GÓC NHÌN
Ngày nay, mọi thứ luôn vận hành trong xu thế liên đới lẫn nhau dưới nhãn quan của liên văn bản. Văn chương và mỹ thuật cũng không ngoại lệ. Suy cho cùng cả hai đều khởi đi từ những ý tưởng và nỗ lực tạo ra các hình tượng mang tính biểu đạt cao dựa trên những chất liệu khác nhau.
Ngày 31.10, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh TT Huế, Công đoàn viên chức tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thi “Văn hóa công sở” năm 2019.
Chiều ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp vận hành hiệu quả cho hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương”
Sáng ngày 25/10, tại thành phố Huế, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Sáng 19/10, Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với phong trào cách mạng ở Thừa Thiên - Huế và Trung kỳ”.
Chiều 15/10, Trong khuôn khổ liên kết phát triển du lịch ba địa phương, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam vừa thực hiện buổi quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch (roadshow) cho chương trình Một điểm đến - Ba địa phương ở Miền Trung Việt Nam tại Singapore.
Ngày 20/10/2019, phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế sẽ được miễn phí vé 100%.
Nhà thơ Du Tử Lê qua đời vào lúc 8 giờ 6 phút tối thứ hai 7-10 (theo giờ Mỹ) tại nhà riêng của ông ở Garden Grove (Mỹ), hưởng thọ 77 tuổi.
Chiều 11/10, tại Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi viết về phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”.
Sáng 11/10, tại Trung tâm Văn hóa thông tin, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, năm 2019.
Chiều ngày 11/10, tại Trung tâm Văn hóa thông tin Tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra triển lãm Thành tựu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Thừa Thiên Huế mang họ Bác Hồ và kỷ niệm 50 năm thực hiên Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 9/10, Viện Pháp tại Huế, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách với nhan đề “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế” của tác giả Léopold Michel Cadière và Edmond Gras, do TS. Lê Đức Quang dịch, nhân kỷ niệm 100 năm ra đời cuốn sách.
Tháng Mười còn phảng phất hơi thu với những gam màu mê hoặc của tự nhiên. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Sông Hương giới thiệu một số tác giả nữ ở các thể loại viết, như là bảo tàng ký ức lưu giữ vẻ đẹp đã được họ chưng cất giùm chúng ta.