Mùa xuân đến với mọi người như một niềm ân hưởng. Mùa xuân cũng là dịp chúng ta nhớ về và tri ân những người hiến đời mình cho sự nghiệp chung. Mở đầu Sông Hương số mừng xuân Kỷ Hợi là “Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu” được trích từ băng ghi âm năm 1966 trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Sau lời nói ân tình với thanh niên Việt Nam anh hùng, Bác giới thiệu nhà thơ Tố Hữu lên đọc thơ. Câu chuyện diễn ra vui tươi, chân tình làm bật lên bài học nhân văn sâu sắc đến ngỡ ngàng.
Tiếp đó là bài viết về hai mốc son của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với nguồn tư liệu khá mới chưa được lưu hành rộng rãi, khiến chúng ta biết được, Đại tướng là một trong những người đầu tiên tham gia thành lập và là 1 trong 15 thành viên “khai quốc” của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rồi trong Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp ngày 23/01/1961, Đại tướng được Đảng phân công làm Trưởng ban Công tác Nông thôn Trung ương.
Mùa xuân đầy sức sống từ muôn hoa. Hoa tràn ngập các nẻo phố, lặng lẽ khoe sắc trong các khu vườn, tinh khôi trên bàn thờ gia tiên ngày tết. Sắc xuân tràn ra những trang viết đầy suy tư giữa không gian chuyển mùa rạo rực. Xuân về khiến kẻ sĩ nhớ cố xứ với “dải lụa tím đến nao lòng của tầng tầng hoa mua, hoa bằng lăng và cả loài quyên tím nơi đầu thác”; hoa tím thanh tao từ những gốc xoan già trong các sân đình; những cánh mai vàng mơn man trĩu nhẹ dưới mưa phùn trong vườn chùa càng thanh khiết hơn khi tiếng chuông vang vang tựa hồ giao thừa sắp sửa. Hoàng mai Huế phô phang diễm tuyệt. Càng khiến ẩn sĩ trân quý biết bao loài cây kiên cường trong giá lạnh để đem tinh hoa một vòng đời hóa thành những đóa vàng rực rỡ. Càng khiến bậc tráng sĩ nhớ về cô gái tưởng đã tan biến vào cánh rừng đào mất dạng trong màu khói chiều ửng sắc đào phai lõa xõa bay trên triền núi… Những bài viết và truyện ngắn: “Mưa xuân trong tiếng chuông ngần”, “Chuyện hoa ngày tết ở Huế”, “Tím độ em về”, “Tráng sĩ”, “Người hành khất trong mùa xuân”, “Tìm lại những trò đu ngày xuân ở Thừa Thiên Huế” cùng nhiều minh họa, tranh, ảnh ấn tượng hy vọng tiếp tục là chất liệu truyền cảm hứng đến bạn đọc.
Năm Kỷ Hợi, ngoài bài khảo cứu “Con Lợn ủn ỉn… đừng hành thân tôi”, Sông Hương giới thiệu truyện dịch “Con lợn muốn làm vua” vừa mang tính cổ tích vừa mang tính huyền thoại. Vẻ đẹp toát lên từ con vật biểu tượng cho năm mới trong tâm thức người Việt đến từ một nước xa xôi vẫn rất gần gũi: Nhà vua phải độ lượng, nhà vua phải có trái tim nhân hậu, và nhà vua cần phải có lòng dũng cảm mới cai trị tốt được.
Nhân dịp năm mới, Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương kính chúc quý độc giả cùng các cộng tác viên ở mọi miền an lành. Chúc cho sự hợp tác giữa chúng ta ngày càng gắn bó và lan tỏa ý niệm thiện lành vào trang văn chương như sự tỏa khí năng lượng bao dung đến cả cỏ cây hoa lá.
![]() |
* SÁNG TÁC VÀ BÀI VIẾT TRONG SỐ NÀY
- Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu - HÀ LÂM KỲ
- Hai mốc son của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - DƯƠNG PHƯỚC THU
- Những dấu ấn từ các chương trình trọng điểm - PHAN TÂN
VĂN
- Mưa xuân trong tiếng chuông ngần - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Tráng sĩ - NGUYỄN NHÃ TIÊN
- Người hành khất trong mùa xuân - LÊ MINH PHONG
- Chuyện hoa ngày tết ở Huế - PHẠM XUÂN PHỤNG
- Kể chuyện ngày xưa - VÕ THỊ XUÂN HÀ
- Tím độ em về - LƯƠNG DUY CƯỜNG
- Tìm lại những trò đu ngày xuân ở Thừa Thiên Huế - NGUYỄN THẾ
THƠ
- NGUYỄN VĂN THANH
Ngày áp tết
- TRẦN HỮU DŨNG
Xao xuyến năm mới
- ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Ký ức
- TRẦN TỊNH YÊN
Mùa xuân
- PHAN TRUNG THÀNH
Khi mùa đông qua thành phố
- NGÀN THƯƠNG
Tết quê
- MAI VĂN HOAN
Cỏ và mưa
- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
Đọc lại Dostoevsky
- TRẦN HOÀNG PHỐ
Những đường chỉ tay số phận
- NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Giải mã một điều bình thường
- ĐÀO DUY ANH
Đường về
- MAI VĂN PHẤN
Cây
- NGUYỄN MAN KIM
Màu nhớ
- NGUYÊN QUÂN
Suối nguồn vi diệu
- NGUYỄN VIỆT CHIẾN
Một thoáng Việt Phủ Thành Chương
- NGUYỄN VĂN QUANG
Đền sách
- NGUYỄN DUY TỪ
Ngày ấy
- HOÀNG VŨ THUẬT
Nói với họng súng
NHẠC
- Tâm Xuân - Nhạc: VÕ PHƯƠNG ANH LỢI; Lời: PHẠM THIÊN THƯ
- Phố bình yên - Nhạc và lời: MAI ÁNH
- Tuổi hồng ước mơ - Nhạc: NGUYỄN QUANG THẮNG; Phỏng thơ: GIANG HỒNG
*
- NGUYỄN TRỌNG TẠO (Chùm thơ giới thiệu)
Viết cho em
Lời ru của bờ
Tôi còn mắc nợ áo dài
*
- Con Lợn ủn ỉn… đừng hành thân tôi! - NGUYỄN DƯ
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Con lợn muốn làm vua - Joshua Brown (Mỹ) - NGÂN XUYÊN dịch
TRANG THIẾU NHI
- BÌNH LỘC
Máy gặt
- NGUYÊN HÀO
Lời thạch sùng
- Bài tập làm văn chưa kết luận - HỒ DUY
THƠ
- TRIỆU NGUYÊN PHONG
Mưa xuân
- THIỆN NGỘ
Tự tình
- LÊ VIẾT XUÂN
Trở lại Cần Giờ
- VĨNH NGUYÊN
Thu đi
- PHẠM TRƯỜNG THI
Nhà tôi
- PHẠM PHƯƠNG THẢO
Nơi bãi giữa sông Hồng
- NHẬT CHIÊU
Khai bút
- NGUYỄN NGỌC HẠNH
Phố đêm
- TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Mong còn sót lại
- CHÂU THU HÀ
Gửi
- NGUYỄN THIỀN NGHI
Biểu chiều mưa
- NGUYỄN NGỌC PHÚ
Những mảnh vỡ của trăng…
- NGUYỄN ĐẠT
Lục bát rừng
- NGUYEN SU TU
Bóng khuyết
- NGUYỄN LOAN
Giọt cà phê biến tướng
- TRẦN VĂN LIÊM
Say Tam Giang
- HOÀNG XUÂN THẢO
Bên dòng sông quê
- NGÔ THÁI DƯƠNG
Huế rất sâu
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Trương Đăng Dung… như một thi sĩ - ĐỖ LAI THÚY
- Xuân Quỳnh, đã yên ngày thác lũ NGUYỄN ĐỨC TÙNG
* Bìa 1: Tác phẩm “Chào Kỷ Hợi” (Sơn dầu trên vải, 50cm x 40cm, 2019) của họa sĩ TÀO LINH.
* Bìa 2: Vẽ Lợn - TRÚC LÂM
* Minh họa: Họa sĩ NGUYỄN DUY LINH, họa sĩ NGÔ LAN HƯƠNG, họa sĩ NGUYỄN THIỆN ĐỨC, họa sĩ TÔ TRẦN BÍCH THÚY.
* Phụ bản - Tranh, ảnh của: Họa sĩ ĐẶNG MẬU TỰU, NSNA ĐẶNG VĂN TRÂN, NSNA PHẠM BÁ THỊNH, NSNA VĂN ĐÌNH HUY, NSNA BẠCH NGUYỄN, NSNA NGUYỄN NHẠN.
* Vi nhét: Họa sĩ NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.