Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Sự kiện quan trọng, thi hào Rabindranath Tagore đến Sài gòn, Việt Nam năm 1929, gần đây đã có một số báo đưa tin. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin khá đầy đủ ở số báo này, với những tư liệu được sưu tầm từ nhiều báo chí, đặc biệt là Phụ Nữ Tân Văn, tờ báo duy nhất hồi đó thi hào Tagore đã ghé thăm.
Tranh bìa và một bài viết trong số này, giới thiệu tranh của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Những bức tranh như đang kể về những giấc mơ của mình, với tên gọi: thần thoại hóa hiện thực, với mong mỏi khơi dậy thiện căn trong mỗi con người.
Bạn đọc sẽ gặp trong số này “Rắn nằm trong cỏ”, một truyện ngắn thấm đẫm chất huyền ảo. Một truyện ngắn khác “Quên”, nhắc nhở về những nhớ quên trong đời. Sẽ ra sao nếu như chúng ta trong một lúc nào đó bỏ quên ở đâu đó đôi mắt, đôi tai, đôi môi, thậm chí quên cả con tim, khối óc…? Cái giả dụ tưởng đùa mà riết róng một cách khốc liệt vì sự truy cứu triệt để khiến người đọc có thể toát mồ hôi vì bối rối.
Số báo đưa lại những chuyện cần phải nhớ, nhắc nhở về cái sự quên, không hẳn là vô tình cũng không là chủ ý chuyên biệt, nhưng rõ ràng là nó có đủ lý do để bạn đọc dõi theo từng trang, và sẽ có những giờ phút nhận ra đã có những thú vị đang ở đâu đó trên những trang báo này đây. Chỉ còn vài hôm nữa là hết năm 2015, xin chúc quý bạn đọc những ngày cuối năm đầy hưng phấn và tốt đẹp.
Dưới đây là Mục Lục Số Đặc biệt tháng 12 – 2015
Thư tòa soạn - ...
- Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật Việt Nam mùa đông 1945 - VÕ TRIỀU SƠN
HộI QUảNG TRI - MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA QUÝ HIẾM CỦA HUẾ
- HỘI QUẢNG TRI Ở HUẾ - HỒ VĨNH
- HỘI QUÁN QUẢNG TRI NHÀ ĐẠI CHÚNG Ở HUẾ - DƯƠNG PHƯỚC THU
- HỘI QUẢNG TRI QUA MỘT SỐ SÁCH BÁO - PHƯỚC VĨNH
- Trường Hậu Bổ ở Cố đô Huế - LÊ QUANG THÁI
CHUYÊN ĐỀ: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG MỘT CÁCH LẬP NGÔN VỀ VĂN HÓA HUẾ
- Lời giới thiệu -
- Thơ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
- Hoàng Phủ Ngọc Tường một cách lập ngôn về văn hóa Huế - HẠ NGUYÊN
- TINH TUYỂN BÚT KÝ HAY NHẤT CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - PHẠM PHÚ PHONG
- Một chút sương mù trên tay - HOÀNG DIỆP LẠC
- Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Thế hệ vàng” và Tâm thức Huế - BỬU NAM
- Có 3 điều tôi không giúp được ông Tường - NGUYỄN VĂN DŨNG
Truyện ngắn
- Rắn nằm trong Cỏ - QUẾ HƯƠNG
- Quên- NGUYỄN VĂN THIỆN
Thơ:
ĐINH CƯỜNG- Trở về phố cũ
ĐỖ QUYÊN - Thi ca căn bản (Trích trường ca)
TÂN DÂN
- Mùa đổi thay
- Khuya mưa
- Sắc không
THẢO NGUYÊN - Một mùa thu đã ngủ
NGUYỄN HOÀNG THỌ - Khúc đông xưa
HỒ KIM UYÊN
- Ra Ma ơi, đừng tìm em…
- Chị và Huế
NGUYỄN NGỌC HẠNH - Nguyện cầu
BÀNH THÀNH BẦN - Ngoài này Hà Nội vẫn mưa
TÔN NỮ ĐÔNG HƯƠNG - Em đi tìm nắng
VĂN NHÂN - Hoài niệm
PHÙNG SƠN - Bất chợt phố hoa
PHÙNG TẤN ĐÔNG - Mùa thứ 32
- Khúc phong cầm trên cát - Bút ký LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Về sự kiện Thi hào Rabindranath Tagore thăm Sài gòn, Việt Nam - VÕ SƠN TRUNG
Góc nhìn từ khuôn mặt thứ 13 - NHỤY NGUYÊN
CHUYỆN Ở BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TRUNG ƯƠNG HUẾ- PHẠM HỮU THU *
- Lụt Huế và khoảng trời ký ức - NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Nhạc:
NHƯ LÀ... – Nhạc: THẢO NGUYÊN & ý thơ: PHAN NHƯ
Tranh bìa 1: “BÀI THƠ CỦA CHA” của họa sĩ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Bia2: Phụ bản tranh của họa sĩ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Bài- Thần thoại hóa hiện thực - LÊ HUỲNH LÂM
BAN BIÊN TẬP
TG thực hiện
Chiều ngày 31/7, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm mỹ thuật “Sắc Thu”. Đây là lần thứ hai triển lãm “ Sắc thu” được tổ chức nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957 - 2018).
Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018), Sông Hương giới thiệu bài viết “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế và miền Trung”; tờ báo công khai khổ lớn đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Đảng cộng sản Đông Dương Trung Kỳ. Sau 80 năm nhìn lại, với tầm vóc trí tuệ và bản lĩnh cách mạng cấp tiến, những người cầm chịch đã đưa tờ báo vượt qua những quy định hà khắc của chế độ thực dân cũng như áp lực kiểm duyệt của Chính phủ Nam Triều, đã cho in nhiều bài viết thiết thực, động viên, giác ngộ cho hàng vạn quần chúng nhân dân trong phong trào chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, góp phần đoàn kết đấu tranh vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Sáng ngày 13/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Định hướng các loại hình dịch vụ, du lịch trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Đông Dương Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938-6/7/2018), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp cùng với Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học: “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng” tại Hội trường khách sạn Hương Giang (51 Lê Lợi, Huế).
Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.
Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí.
Chiều ngày 22/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc chuyên đề “Hương sắc bánh Huế”. Đây là hoạt động chào mừng ngày gia đình Việt Nam.
Chiều ngày 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ XI-2018.
Tối 18/6, tại Hội trường trường Đại Học Y Dược Huế đã diễn ra đêm nhạc Flamenco, guitar cổ điển của cha con nghệ sĩ Michel Grizard và Helena Cueto.
Triển lãm Ký họa Huế 2018- Một thoáng Cố đô vừa được khai mạc tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi). Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động ký họa của Urban Sketchers Viet Nam - Hội Ký họa Đô thị Việt Nam.
Sáng ngày 8/6, Tạp chí Sông Hương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), diễn ra tại hội trường Đồng Khánh, 86 Nguyễn Sinh Cung, thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
Chiều ngày 7/6, Các Hội Văn học Nghệ thuật thuộc 5 vùng Kinh đô xưa và nay, các Tạp chí văn nghệ thuộc 6 tỉnh Bắc Miền Trung phối hợp tổ chức Hội thảo “Sáng tác, nghiên cứu VHNT về chủ đề con người và văn hóa vùng đất địa phương” .
Nhằm hưởng ứng lễ Kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), vào lúc 8h30 ngày 7/6, tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương.” Đến dự buổi khai mạc có đông đảo quý vị khách mời, các văn nghệ sĩ đến từ các tạp chí vùng Bắc Trung Bộ cùng các đoàn Liên hiệp các Hội VHNT vùng kinh đô xưa.
Chiều ngày 28/5 (tức 14/4 Âm lịch) đã diễn ra Lễ Mộc dục tại lễ đài chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế) và Lễ rước Phật cầu nguyện quốc thái dân an từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
35 năm, tờ tạp chí như dòng sông có lúc qua thác ghềnh gầm thét, có lúc thản nhiên một dòng trôi giữa thảo nguyên xanh thẳm; dù phiêu lãng nhiều cung bậc qua thời gian, sông vẫn tiếp nối dòng phù sa cho những cánh đồng mùa màng… Thuở ban đầu, Sông Hương đã “phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”.
Chiều ngày 22/5 (tức 08/4 Mậu Tuất), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức triển lãm Di sản tượng thờ Phật giáo trong tiếp biến văn hóa ở miền Trung.
Chiều 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Mỹ thuật và Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế phát động cuộc thi sáng tác mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018), hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5.
Sáng ngày 18/05, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã tổ chức chương trình “ Chắp cánh ước mơ” tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhằm chào mừng ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2018.
Chiều ngày 17/5, Hội thơ Hương Giang phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hương và chương trình thơ “Tháng năm nhớ Bác” nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018).