Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Sự kiện quan trọng, thi hào Rabindranath Tagore đến Sài gòn, Việt Nam năm 1929, gần đây đã có một số báo đưa tin. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin khá đầy đủ ở số báo này, với những tư liệu được sưu tầm từ nhiều báo chí, đặc biệt là Phụ Nữ Tân Văn, tờ báo duy nhất hồi đó thi hào Tagore đã ghé thăm.
Tranh bìa và một bài viết trong số này, giới thiệu tranh của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Những bức tranh như đang kể về những giấc mơ của mình, với tên gọi: thần thoại hóa hiện thực, với mong mỏi khơi dậy thiện căn trong mỗi con người.
Bạn đọc sẽ gặp trong số này “Rắn nằm trong cỏ”, một truyện ngắn thấm đẫm chất huyền ảo. Một truyện ngắn khác “Quên”, nhắc nhở về những nhớ quên trong đời. Sẽ ra sao nếu như chúng ta trong một lúc nào đó bỏ quên ở đâu đó đôi mắt, đôi tai, đôi môi, thậm chí quên cả con tim, khối óc…? Cái giả dụ tưởng đùa mà riết róng một cách khốc liệt vì sự truy cứu triệt để khiến người đọc có thể toát mồ hôi vì bối rối.
Số báo đưa lại những chuyện cần phải nhớ, nhắc nhở về cái sự quên, không hẳn là vô tình cũng không là chủ ý chuyên biệt, nhưng rõ ràng là nó có đủ lý do để bạn đọc dõi theo từng trang, và sẽ có những giờ phút nhận ra đã có những thú vị đang ở đâu đó trên những trang báo này đây. Chỉ còn vài hôm nữa là hết năm 2015, xin chúc quý bạn đọc những ngày cuối năm đầy hưng phấn và tốt đẹp.
Dưới đây là Mục Lục Số Đặc biệt tháng 12 – 2015
Thư tòa soạn - ...
- Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật Việt Nam mùa đông 1945 - VÕ TRIỀU SƠN
HộI QUảNG TRI - MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA QUÝ HIẾM CỦA HUẾ
- HỘI QUẢNG TRI Ở HUẾ - HỒ VĨNH
- HỘI QUÁN QUẢNG TRI NHÀ ĐẠI CHÚNG Ở HUẾ - DƯƠNG PHƯỚC THU
- HỘI QUẢNG TRI QUA MỘT SỐ SÁCH BÁO - PHƯỚC VĨNH
- Trường Hậu Bổ ở Cố đô Huế - LÊ QUANG THÁI
CHUYÊN ĐỀ: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG MỘT CÁCH LẬP NGÔN VỀ VĂN HÓA HUẾ
- Lời giới thiệu -
- Thơ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
- Hoàng Phủ Ngọc Tường một cách lập ngôn về văn hóa Huế - HẠ NGUYÊN
- TINH TUYỂN BÚT KÝ HAY NHẤT CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - PHẠM PHÚ PHONG
- Một chút sương mù trên tay - HOÀNG DIỆP LẠC
- Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Thế hệ vàng” và Tâm thức Huế - BỬU NAM
- Có 3 điều tôi không giúp được ông Tường - NGUYỄN VĂN DŨNG
Truyện ngắn
- Rắn nằm trong Cỏ - QUẾ HƯƠNG
- Quên- NGUYỄN VĂN THIỆN
Thơ:
ĐINH CƯỜNG- Trở về phố cũ
ĐỖ QUYÊN - Thi ca căn bản (Trích trường ca)
TÂN DÂN
- Mùa đổi thay
- Khuya mưa
- Sắc không
THẢO NGUYÊN - Một mùa thu đã ngủ
NGUYỄN HOÀNG THỌ - Khúc đông xưa
HỒ KIM UYÊN
- Ra Ma ơi, đừng tìm em…
- Chị và Huế
NGUYỄN NGỌC HẠNH - Nguyện cầu
BÀNH THÀNH BẦN - Ngoài này Hà Nội vẫn mưa
TÔN NỮ ĐÔNG HƯƠNG - Em đi tìm nắng
VĂN NHÂN - Hoài niệm
PHÙNG SƠN - Bất chợt phố hoa
PHÙNG TẤN ĐÔNG - Mùa thứ 32
- Khúc phong cầm trên cát - Bút ký LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Về sự kiện Thi hào Rabindranath Tagore thăm Sài gòn, Việt Nam - VÕ SƠN TRUNG
Góc nhìn từ khuôn mặt thứ 13 - NHỤY NGUYÊN
CHUYỆN Ở BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TRUNG ƯƠNG HUẾ- PHẠM HỮU THU *
- Lụt Huế và khoảng trời ký ức - NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Nhạc:
NHƯ LÀ... – Nhạc: THẢO NGUYÊN & ý thơ: PHAN NHƯ
Tranh bìa 1: “BÀI THƠ CỦA CHA” của họa sĩ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Bia2: Phụ bản tranh của họa sĩ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Bài- Thần thoại hóa hiện thực - LÊ HUỲNH LÂM
BAN BIÊN TẬP
TG thực hiện
Chiều 7/9, Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ gặp mặt kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018), 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại (2003-2018).
Sáng ngày 7/9 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc Triển lãm “Rồng- Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.
Sáng ngày 7/9, tại Sân điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức trưng bày giới thiệu Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”.
Kể từ ngày 05/9/2018, quy định thời giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Dấu ấn thời khắc lịch sử qua Tuần lễ Vàng năm 1945 lần đầu tiên được chuyển thể qua kịch bản Tuồng, đã làm nổi bật ý nghĩa cộng sinh “dân với nước”, làm nổi bật tính nhân văn của Hồ Chủ tịch giữa cuộc chuyển giao của chế độ phong kiến ở nước ta cho Chính phủ Lâm thời. Sông Hương trích đăng 2 cảnh trong kịch bản tuồng lịch sử mang tính văn học này.
Sáng 31/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra Lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ngày 31/8, tại phường Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ hội trái cây thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018 với chủ đề: “Thanh trà - Hương vị xứ Huế”.
Chiều ngày 30/8, tại hội trường Đại học Huế đã diễn ra chương trình thơ “Tổ quốc tự hào, đất nước mến yêu”. Chương trình do Hội thơ Hương Giang phối hợp với Đại học Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Việt Nam 2/9.
Chiều 30/8, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi bế mạc trại sáng tác Văn học Quảng Ngạn năm 2018.
Chiều ngày 30/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế đã diễn ra Lễ Tổng kết, trao giải và khai mạc Triển lãm Mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”
Tối ngày 28/8/2018 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã diễn ra Liên hoan đưa thông tin về cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2018. Hoạt động nhằm chào mừng 73 năm Ngày Cách mạng Tháng tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chiều ngày 28/8, Tại Trung Tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc Triển lãm về các thành tựu nổi bật của các đơn vị, địa phương trong năm năm qua. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan “ Đưa thông tin về cơ sở” lần thứ X.
Sáng 24/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Ngạn 2018. Tham gia trại sáng tác có 10 nhà văn, nhà thơ là hội viên của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 23/8, Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức giới thiệu tác phẩm Tự truyện Mạ Tui của nhà giáo Nguyễn Viết An Hòa. Đây là một tác phẩm đầy ý nghĩa trong mùa Vu lan hiếu hạnh.
Tối ngày 21/8, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra chương trình kỷ niệm 5 năm thành lập Ca Huế thính phòng (20/8/2013 - 20/8/2018), chương trình đã thu hút đông đảo người đam mê nghệ thuật, du khách đến tham gia, thưởng thức.
Nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, sáng ngày 17/8, tại Bảo tàng Văn hóa Huế diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Huế những ngày Tháng Tám lịch sử năm 1945” .
Sáng ngày 15/8, tại Hội trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra buổi giao lưu giữa Hội nhà văn Đài Loan, Trường Đại học Thành Công của Đài Loan và Trường Đại học Khoa học Huế.
Chiều ngày 10/8, Thư viện Tổng hợp Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban liên lạc trường thanh niên Tiền tuyến Huế tổ chức Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Trường thanh niên tiền tuyến Huế và buổi giới thiệu sách Tướng Cao Văn Khánh – Hồi ức lịch sử của tác giả Trần Bảo Vân.
Sáng ngày 07/8, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các Hội chuyên ngành thành viên.
Chiều 1/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Bắt vạ tri âm” của tác giả Trần Duy Phiên.