CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRẺ
Với ý hướng tạo ra một cuộc gặp gỡ của người trẻ, Sông Hương số Xuân 2019 xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài gương mặt tiêu biểu trong văn chương trẻ ở Việt Nam hiện nay. Từ cuộc gặp gỡ này, chúng ta thấy được bản lĩnh và ý hướng của họ trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu phê bình.
Bìa Tạp chí Sông Hương số 359, tháng 1/2019
Về sáng tác, đó là sự góp mặt của các nhà thơ như: Nguyễn Thụy Vân Anh, Lâm Hạ, Mẫu Đơn, Lê Minh Chánh, Đặng Thanh Bình, Trương Trọng Nghĩa, Ngô Thanh Vân, Trần Hạ Vi,… Đó là thế giới đa sắc trong tâm thức của người trẻ, là những trăn trở về sự tồn tại, về những điều phi lý, về tình yêu và về lòng trắc ẩn. Sự hòa trộn bút pháp phi lý, huyền ảo và hiện thực trong hai truyện ngắn của Tru Sa và Đinh Phương đã đưa ra những cấu hình riêng về ngôn ngữ, về cấu trúc và cách thức tư duy truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn của Tru Sa thường đặt nhân vật trong những trạng huống, không gian ma mị, lời văn bí hiểm. Truyện ngắn của Đinh Phương hướng tới xô lệch thể loại, diễn ngôn của thơ, có độ mờ nhòe trong ranh giới của các yếu tố cấu nên truyện. Bút pháp siêu hư cấu càng đẩy biên giới của sự tưởng tượng đi xa hơn.
Vũ Hiệp, qua tiểu luận của mình lại thể hiện một phương pháp nghiên cứu mỹ học bài bản, kết hợp giữa cái nhìn trực cảm phương Đông và lý tính phương Tây để tiếp cận và nắm bắt đối tượng. Diễn giải đối tượng bằng nhiều góc cạnh, nhiều hệ lý thuyết cùng nhau soi chiếu đối tượng, buộc đối tượng trình ra những ẩn số mỹ học của chúng. Phương pháp nghiên cứu liên ngành là phương pháp chủ đạo đã được Nguyễn Mạnh Tiến sử dụng trong những công trình nghiêu cứu công phu gần đây. Nguyễn Mạnh Tiến là một nhà dân tộc học uy tín ở Việt Nam hiện nay, đã đạt được nhiều thành tựu lớn bởi anh có một tâm thế nhập cuộc vững vàng, có phương pháp nghiên cứu hợp lý, khoa học, có những mô hình độc đáo với kiến văn sâu rộng. Năng lượng trẻ trong số báo này còn đến từ sự góp mặt của các nhà nghiên cứu phê bình như: Phan Tuấn Anh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đình Minh Khuê,... Họ là những người tuy trẻ về tuổi đời nhưng có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Trong một số báo có hạn định về dung lượng, nói lên được toàn bộ sức mạnh trong sáng tác, trong nghiên cứu khoa học của người trẻ hiện nay là một tham vọng bất khả. Chúng tôi chỉ hy vọng qua số báo mở đầu cho năm 2019, một lần nữa chúng ta thấy được phần lấp lánh trong suối nguồn tươi trẻ đang tuôn chảy ở một thế hệ thực sự để người đọc tin tưởng, kỳ vọng và chờ đợi.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC
THƠ:
- NGUYỄN THỤY VÂN ANH
+ Kí ức những cánh rừng
- LÊ MINH CHÁNH
+ Yên ắng
+ Rashomon
- NGÔ THANH VÂN
+ Tàn cuộc
+ Thưa mẹ
- MY TIÊN
+ Người đàn bà bên kia bức tường
+ Thơ
- TRẦN HẠ VI (Chùm thơ giới thiệu)
+ Phiên bản lỗi
+ Em và chữ
+ Độc thoại về cái chết
VĂN
- Trên tầng áp mái - ĐINH PHƯƠNG
+ Minh họa: HS NGUYỄN THIỆN ĐỨC
- Bản âm - TRU SA
+ Minh họa: HS PHAN THANH BÌNH
THƠ:
- TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
+ Bên đồng chiều
+ Cơn ác mộng
- KHẢ LÔI VIỆT VƯƠNG
+ Con đường trăng
+ Sẹo không màu
- MẪU ĐƠN
+ Cũ
+ Ngôi nhà có cả thế giới
- ĐẶNG THANH BÌNH
+ Tháng tám của riêng em
+ Những cơn mưa úp ngược
NHẠC:
- Mưa Huế - Nhạc: THU THỦY; Thơ: TRẦN HỮU HOÀNG
- Bạn ơ biết không - Nhạc và lời: TRIỆU VĂN TRỌNG
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Văn đàn Việt 2018 và những cuộc trở lại - NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiến trình tiếp nhận văn học phương Tây ở Việt Nam - PHAN TUẤN ANH
- Đường bay của chữ - VĂN THÀNH LÊ
- Những chuyển động không gian văn học Việt Nam đương đại - NGUYỄN VĂN HÙNG
- Về tính độc đáo tập thể trong nghệ thuật - VŨ HIỆP
- Vấn đề dân sinh: một bản chương trình (Lập trường Phong Hóa về xã hội nông thôn) - NGUYỄN MẠNH TIẾN
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Đôi giày NASSAR IBRAHIM - VÕ HÒANG MINH dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Dấu ấn nữ thần Trảo Trảo phu nhân qua một số đạo sắc phong - ĐỖ MINH ĐIỀN
* Bìa 1: Tác phẩm “Thoáng xuân thì” của họa sĩ Nguyễn Thiện Đức.
(Chất liệu Computer Graphic; Kích thước: 100 x 100 cm. Sáng tác 12/2018).
* Bìa 2: Hội họa của Trương Thế Linh - VŨ PHƯƠNG
- Vi nhét: HS NGUYỄN THIỆN ĐỨC
BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.