Đoản khúc số 227

14:43 10/03/2023


FAN TUẤN ANH

Tác phẩm "Nụ xuân" của NSNA Đặng Văn Trân

Đoản khúc số 227

Anh và em chỉ còn lại kiếp sống này…
Sau một triệu hóa thân từ những kiếp trước, hóa thân của
ngư long, hóa thân của chim Moa, hóa thân của tê giác
Java, hóa thân của bọ cánh cam và hóa thân của gõ kiến…
Anh và em vẫn chưa được ở bên nhau lấy một lần
Khi em trong hóa thân của hổ, thì anh đang trong hóa thân
của cá sấu, khi em trong thân phận của loài khủng long
lớn nhất Diplodocus, thì anh lại trong thân phận của loài
khủng long nhỏ bé nhất Oculudentavis khaungraae
Tạo hóa đã trêu đùa thân phận của chúng ta
Khi anh gặp em, những chuyến tàu đã ra đi, những cây
quỳnh đã nở hoa, Naoko đã tự sát mất rồi, và những bài ca
đã đi đến phần điệp khúc
Anh không còn lại gì, trong đêm tối, thời gian chảy qua
máu mình, tràn ngập giữa bàn tay

Kỷ niệm ấy của chúng ta, là kỷ niệm của hư vô, kỷ niệm của
karma, kỷ niệm của những gì chưa bao giờ xảy ra ngoài
không gian của ký ức
Em vẽ cho anh một tình yêu tưởng tượng
Anh tạ ơn em bằng nỗi đau đớn khắc khoải sau ba triệu
kiếp người
Luôn có một bức tường Berlin ngăn cách chúng ta ở đó,
cũng như…
Luôn có một con quái vật đầu trâu nằm sâu dưới những mê
cung dưới lòng đất
Nhưng em đã luôn ngoan đạo hiến tế sự trong trắng của
mình cho mẹ Maria cùng đức Jesus Kyto
Niềm khiết trinh vĩnh viễn….
Còn anh đã tàn lụi mình qua sự thờ phụng Brahma – Visnu
 Shiva
Người Hindu cùng nỗi buồn luôn hiện diện
Cuối con đường của kiếp này, anh chỉ còn mỗi Shiva

Khi bóng tối quay về, anh sẽ ra đi
Em ở lại cùng cơn mưa ung thư và phóng xạ
Nỗi đau cho thân phận làm người
Chúng ta, biết bao giờ, mới được làm kiếp sống của thiêu thân
Tự do như loài phù du, không bản thể bên trong như loài sứa
trắng trong và không đớn đau lụi tàn như loài gấu nước
Cái chết chưa xảy ra thì ta đã kịp phân bào

Bàn tay em đã lạnh ướt đầm
Bàn tay anh ấm vẫy em dưới ánh chiều sân ga thuở ấy
Anh hành trình vào bóng đêm, thế giới mà em không bao giờ
nhìn thấy
Còn anh mỗi đêm về đều tưởng tượng em trong những giấc mơ
Chúng ta, cuối cùng, đều hẹn hò và tìm thấy nhau chỉ sau
những điện thờ

Nơi thờ phụng tình yêu và tháng ngày trôi đi đều là
những loài hiến tế
Nếu em ra đi trên kiếp sống này, sau gót chân anh, hãy đừng
rơi lệ
Chúa đã thử thách chúng ta thêm một kiếp người
Sau luân hồi này, trong thân xác của đười ươi
Anh và em sẽ cùng nhau lang thang trong rừng xanh vĩnh viễn
Nụ hôn chia ly, cuối cùng, sau bến xe, không hiển hiện
Nhưng anh biết đâu rằng, sau hàng triệu năm nữa ở trên đời,
em sẽ trao cho

Bởi vì, biết đâu, như những vàng mã đang hóa thân hạnh
phúc thảnh thơi trong những hỏa lò…

(TCSH408/02-2023)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang

  • Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương

  • Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất

  • Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác

  • Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy

  • Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh

  • HỒNG NHUChiếc tàu cau                        (Trích)

  • Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật

  • LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.

  • LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…

  • Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.

  • L.T.S: Lý Hoài Xuân: Tên thật là Nguyễn Quốc Duẩn, sinh ngày 26-12-1954 tại Lệ Ninh, Quảng Bình. Tốt nghiệp đại học Luật. In thơ từ năm 1973. Là một chiến sĩ quân đội có mặt trong chiến trường Trị Thiên trong những năm ác liệt nhất. Có nhiều bài thơ và truyện ngắn in trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Văn nghệ quân đội , Quân đội nhân dân, Đại đoàn kết, Độc lập, Đất Quảng… và sách của NXB Thuận Hóa , Công an nhân dân.

  • Thêm một biệt thơ hòa vào xu trào cách tân của Thơ Việt; Phan Quỳnh Dao với bút năng khỏe, cách lập ngôn ngoài khuôn cũ, thơ dòng nào cũng đầy ắp nỗi niềm trong tầng tầng suy tư... Chị vừa xuất bản tập thơ “Khuyết” cuối năm 2010 vừa rồi. Xin trân trọng giới thiệu.Đàn An Nguyên (gt)

  • Nguyễn Văn Dinh sinh ngày 5-3-1932 tại Quảng Trạch, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thơ in từ năm 1952. Các tập thơ đã xuất bản: “Hát về ngọn lửa” (in chung), “Cánh buồn quê hương” (in chung), “Hoa trăm miền” (in chung). Giải thưởng về đề tài chống Pháp 1953 của Bộ tư lệnh quân khu 4. Giải thưởng cuộc thi về đề tài lâm nghiệp của Bộ Lâm nghiệp 1969-1971. Giải thưởng văn học Bình Trị Thiên 7 năm 1976-1982.