Để làm "sáng giá" và "sang giá" tác phẩm văn học (*)

10:02 25/01/2022


(Phỏng vấn nhà nghiên cứu phê bình văn học HOÀNG NGỌC HIẾN)

GS Hoàng Ngọc Hiến - Ảnh: internet

P.V: Bạn đọc có những sự đánh giá rất khác nhau về những bài phê bình của anh, nhưng hầu như mọi người nhất trí văn phê bình của anh sáng sủa. Hẳn là anh đã có một quá trình...

H.N.H: Trước cách mạng, tức là cho đến năm mười lăm tuổi, tôi học ở những trường dạy bằng tiếng Pháp. Trong gia đình tôi có hai tủ sách. Tủ sách tiếng Pháp là của bố tôi, một giáo viên tiểu học. Bố tôi - ông tin rằng chỉ tiếng Pháp mới là chìa khóa đi vào tri thức và văn hóa - chỉ cho phép chúng tôi đọc sách tiếng Pháp. Văn phê bình của tôi được nhiều bạn đọc khen là sáng sủa. Có thể là tôi đã tiếp nhận được sự "sáng sủa Pháp" la clarté franҫaise từ tủ sách của bố tôi. Tủ sách tiếng Việt là của mẹ tôi và chị tôi. Những lúc bố tôi đi vắng, tôi đến tủ sách tiếng Việt tranh thủ đọc ngấu nghiến tất cả những gì đọc được: Ngày nay, Tao Đàn, Tiểu Thuyết Thứ By, văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn, tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, truyện của Nguyễn Tuân, Nam Cao... Tủ sách của mẹ và chị tôi đã truyền cho tôi tình yêu tiếng Việt và văn học Việt.

P.V: Thời học phổ thông anh đã có thiên hướng văn chương?

H.N.H: Những năm 47-49, đương học Trung học chuyên khoa (một thứ cấp III có phân ban) tôi chuyển từ ban Toán - Lý sang ban Văn - Sinh ngữ. Thời này tôi đọc được hai cuốn sách quan trọng: Cuốn Chủ nghĩa Mác và những vn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh thức tỉnh ở tôi một điều: làm văn học nghệ thuật không thể không quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và sự tiến bộ xã hội. Cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh thuyết phục tôi rằng phê bình văn học đích thị là văn chương, câu văn phê bình cũng phải làm giàu chất thơ và có âm điệu, tiết tấu.

P.V: Một thời gian dài, công chúng chỉ biết anh như là chuyên gia về Maiacốpxki.

H.N.H: Đầu những năm 50, văn học Xô-viết đến Việt Nam trước hết bằng những bản dịch tiếng Pháp. Tình cờ tôi đọc được cuốn Vers et proses của Elsa Triolet giới thiệu Maiacốpxki bằng tiếng Pháp. Cuốn sách tuyệt vời này ngay lập tức làm tôi say mê Maiacốpxki (tôi cho rằng làm cho độc giả mê các nhà văn nhà thơ là một việc hết sức quan trọng của phê bình văn học). Tôi cứ ao ước làm sao viết được một cuốn sách giới thiệu Maiacốpxki với công chúng Việt Nam. Mãi đến năm 1976 tôi mới thực hiện được điều này (Maiacpxki, con người, cuộc đời và thơ. Nxb, Đại học). Đến năm 1985 thì tôi dịch xong và công bố hầu hết những tác phẩm chính của Maiacốpxki. Làm thơ ca ngợi cách mạng Maiacốpxki luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn về viễn cảnh của cuộc cách mạng, về tương lai của nhân loại. Trong một bài thơ gửi Trung ương Đảng việt năm 1922 ông xem quả đất chỉ là một chấm tròn và trên "chấm tròn quả đất" ông nhìn thấy "lòng khòng một dấu hỏi khổng lồ". Ngày nay "dấu hỏi khổng lồ" đương trở thành một ám ảnh của cả loài người.

P.V: Anh giảng dạy lâu năm ở đại học. Nếu như có thể nói đến một giới "phê bình đại học", anh có thuộc về giới này không?

H.N.H: Năm 1957 đương dạy văn ở một trường phổ thông tôi nhận được giấy của Bộ Giáo dục điều động về làm trợ lý cho giáo sư Hoàng Xuân Nhị tại Khoa Văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Thầy Hoàng Xuân Nhị đã "rèn" cho tôi những quy củ cơ bản của nghiên cứu văn học. Thời gian này tôi đi nghe những bài giảng về lịch sử tư tưởng của GS. Trần Đức Thảo. Lại thêm một say mê mới: triết học Hêghel. Tư duy triết học Héghel đã góp phần nâng cao tính khái niệm những bài viết của tôi. Từ năm 1979 tôi là chủ nhiệm bộ môn Lý thuyết và thực hành sáng tác các th loại văn học. "Phê bình đại học” ít nhiều mang tính chất kinh viện. Sinh viên trường Nguyễn Du là những người viết trẻ, ở đây hơn ở đâu hết, mọi thứ "kinh viện" đều bị "bật" ra.

P.V: Xin cho biết về chuyến du học Liên Xô của anh.

H.N.H: Năm 1959 tôi sang Liên Xô học nghiên cứu sinh ở Đại học tổng hợp Maxkva. Luận án của tôi về Maiacốpxki được bảo vệ năm 1964. Giáo sư Đuvakin - người hướng dẫn tôi làm luận án - là một người thực sự say mê Maiacốpxki và một điều hết sức đáng quý đối với tôi là ông đã cho tôi thấy rằng trong nghiên cứu và phê bình văn học tình yêu và sự say mê cao hơn sự uyên bác, trong lĩnh vực này mà không có tình yêu thì càng uyên bác càng "dởm". Một điều may mắn là bản luận án của tôi được nhà văn Andrây Ximiavxki đọc và ông đã viết những lời nhận xét tốt đẹp.

P.V: Khoảng mươi năm gần đây, công chúng mới để ý đến tiếng nói của anh về văn học Việt Nam đương đại. Ý kiến của anh về chặng đường này...

H.N.H: Bài V một đặc đim của văn học của ta trong giai đoạn vừa qua (Văn nghệ, số 23/1979) là bài phê bình quan trọng đầu tiên của tôi về văn học Việt Nam đương đại. Bài báo đã thành công một cách "om sòm". Theo lời của Chế Lan Viên, "từ Nam chí Bắc trong cả nước, bài báo đi đến đâu, lập tức công chúng bị chia đôi: một phe ủng hộ nhiệt liệt, một phe ra sức bài bác". Bài báo được chú ý đến như vậy là do có một từ nghe lạ tai: "chủ nghĩa hiện thực phải đạo". Hóa ra trong phê bình văn học, cũng như trong các thể loại văn học khác, không thể thiếu được sự sáng tạo từ. Trong bài báo "Văn học thời kỳ vừa qua và xu thế phát trin" mới công bố gần đây tôi thử suy nghĩ những sự kiện văn học bằng hai phạm trù "âm" và "dương". Bài này cũng gây tranh luận nhưng không om sòm như bài trước. Trong văn học đương đại tôi chú ý đến những tác phẩm đánh dấu sự biến đổi sâu sắc của những tác giả đã có quá trình viết khá lâu (Phiên ch Giát của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiu ma của Nguyễn Khắc Trường) và những tác giả mới xuất hiện những năm gần đây như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh... Tôi quan niệm rằng trong lĩnh vực văn học, để thực sự đổi mới trong hiện tại và tương lai, nhất thiết phải có sự nhìn lại, "nhìn mới" quá khứ, tức là di sản văn học cổ điển. Đọc lại Nguyễn Du, Trường ca Đam San, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử..., suy nghĩ lại tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi, Nam Cao... tôi đã viết những bài báo: "Triết lý Truyện Kiu", "Những giá trị nhân bản cao đẹp của Trường ca Đam San", "Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong S đỏ", "Tiếp cận cái "siêu" trong thơ Hàn Mặc Tử, "Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo"... Những bài phê bình văn học hiện đại và nghiên cứu văn học cổ điển đã được tuyển vào tập Văn học - Học văn (của Hoàng Ngọc Hiến xb ở Tp. Hồ Chí Minh, 1990).

P.V: Phương pháp nghiên cứu văn học của anh...?

H.N.H: Cuối những năm 60, tôi chủ trì hai cuộc hội nghị khoa học bàn về phương pháp nghiên cứu văn học (Khoa văn, Đại học sư phạm Vinh). Hội nghị tập hợp được nhiều bản báo cáo khoa học có giá trị. Kết quả là biên soạn được một tập "Sơ thảo giáo trình phương pháp luận nghiên cứu văn học". Tập giáo trình không xuất bản được. Hai mươi năm sau, một bài trong tập giáo trình (bài "Tăng cường chính xác khoa học trong nghiên cứu văn học") mới được dịp công bố trong tập "Các vấn đề của khoa học văn học" (N.x.b Khoa học xã hội, 1990). Phương pháp nghiên cứu văn học của tôi có thể tóm tắt trong ba từ: đích đáng, đích đáng và đích đáng. Đặt ra những vấn đề đích đáng, giải quyết vấn đề đưa ra được những ý kiến đích đáng, diễn đạt ý kiến tìm được những từ đích đáng.

P.V: Quan niệm của anh về phê bình văn học?

H.N.H: Tôi viết phê bình để làm "sáng giá" và "sang giá" những tác phẩm tôi tâm đắc. Không có sự tâm đắc này, phê bình văn học hướng về những mục đích ngoài văn học, Những bài phê bình hay làm người đọc yêu văn học. Yêu văn học là yêu những giá trị tinh thần, sự khô cạn của tình yêu này đương là một trong những sự cùng khốn của thế giới hiện đại. Cũng như các thể loại văn học khác, viết phê bình không thể thiếu cảm hứng. Người viết phê bình là người có những chủ kiến mạnh mẽ (về các vấn đề nhân sinh, cũng có khi là những vấn đề học thuật). Cảm hứng phê bình nảy sinh khi chủ kiến của nhà phê bình ngẫu nhiên cộng hưởng đâu đó với tác giả hoặc tác phẩm nào đó. Những chủ kiến của nhà phê bình là sản phẩm của sự suy nghĩ có ý thức đồng thời có gốc rễ vô thức (có những kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiêm cộng đồng được tàng trữ ở đây). Có những chủ kiến được bộc lộ cho "thỏa chí", cho "bõ hờn", cái "chí", cái "hờn" này truyền sức mạnh cho chủ kiến. Nhà phê bình là điểm xuất phát. Trình bày những ý kiến nảy sinh từ sự cộng hưởng sao cho có sức thuyết phục với công chúng văn học, đây mới là lao động cơ bản của người làm phê bình. Cộng hưởng với tác giả nào, tác phẩm nào thì viết phê bình tác giả ấy, tác phẩm ấy. Nhà phê bình không thể không tìm hiểu tác giả, tác phẩm mình phê bình, sự tìm hiểu này có thể làm thay đổi chủ kiến của nhà phê bình nhưng cuối cùng thì viết phê bình vẫn là bộc lộ chủ kiến của mình. Octavio Paz hoàn toàn có lý: "Đối với nhà phê bình, bài thơ là một điểm xuất phát để đi đến một văn bản khác, văn bản của mình".

P.V
(TCSH51/09&10-1992)

--------------------------
(*) Đầu đề do chúng tôi đặt - TCSH.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHONG LÊĐó là: 1. Từ sự phân cách, chia đôi của hai thế giới - địch và ta, chuyển sang hội nhập, cộng sinh, có nghĩa là nhân rộng hơn các tiềm năng, cũng đồng thời phải biết cách ngăn ngừa, hoặc chung sống với các hiểm họa. 2. Từ cộng đồng chuyển sang cá nhân, cá nhân trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển, nhưng cá nhân cũng sẵn sàng nổi loạn cho các ước vọng thoát ra khỏi các chuẩn mực của cộng đồng. Và 3. Từ phong bế (ở các cấp độ khác nhau) đến sự mở rộng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, với sự lưu tâm hoặc cảnh báo: trong đi tắt, đón đầu mà không được đứt gẫy với lịch sử.

  • ĐỖ HẢI NINH(Nhân đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009)

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện nay, vấn đề đổi mới thi pháp đang được nhiều người cầm bút quan tâm. Xin ghi lại cuộc trao đổi mới đây giữa tôi (PQT) với một nhà văn (NV) về vấn đề bức thiết này.

  • (Theo bách khoa thần học New Catholie)THẨM GIÁ PHÊ BÌNH Việc thiết định giá trị phán đoán trong phê bình đã được kiểm thảo một cách nghiêm khắc trong thế kỷ XX. Chẳng hạn, người ta cho rằng phê bình đã vượt lên cả tầm vóc “viên đá thử vàng” trong việc thẩm giá hội họa để dẫn dắt thị hiếu thưởng thức hội họa của công chúng.

  • NGUYỄN ĐĂNG MẠNH(Kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng 1939 - 2009)Trong lĩnh vực văn chương, tác phẩm không hay, không có giá trị nghệ thuật thì chỉ là con số không, chẳng có gì để nói, để bàn. Người viết ra nó, dù cuộc đời có ly kỳ thế nào, người ta cũng chẳng quan tâm.

  • ĐỖ LAI THÚYHòn đất cũng biết nói năng(Nhại ca dao)

  • HOÀNG CẦMĐang những ngày hè oi ả, mệt lử người thì anh ấy mời tôi viết Bạt cho tập thơ sắp muốn in ra. Ai đời viết bạt cho tác phẩm người khác lại phải dành trang giấy đầu tiên để viết về mình? Người ta sẽ bảo ông này kiêu kỳ hay hợm hĩnh chăng? Nhưng cái anh thi sỹ tác giả tập thơ thì lại bảo: Xin ông cứ viết cho, dẫu là bạt tử, bạt mạng, thậm chí có làm bạt vía ai cũng được - Chết, chết! Tôi có thể viết bạt mạng chứ sức mấy mà làm bạt vía ai được.

  • ĐẶNG ANH ĐÀOTrong tác phẩm nghệ thuật, phân biệt thật rạch ròi cái gì là ý thức, sáng suốt, tự giác với cái gì vô ý thức, tự phát, cảm tính không phải là điều đơn giản. Ngay cả những nhà văn lãng mạn như Huygô, nhiều lúc sử dụng nhân vật chính diện như những cái loa phát biểu lý tưởng của mình, thế mà đã có lúc Kessler bịt miệng lại không cho tán tụng nhân vật Côdet và mắng rằng: Huygô anh chả hiểu gì về tác phẩm ấy hết", đồng thời tuyên bố rằng ông còn thích Epônin gấp bội lần "Côdet, cô nàng điệu đàng đã tư sản hóa ấy".

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU…Với tôi, Balzac là Tiểu thuyết, và Tiểu thuyết là Balzac, - tiểu thuyết Balzac là "tiểu thuyết tuyệt đối", tức là nó biểu hiện tất cả sức mạnh sáng tạo của ông, tất cả cái "lực" của ý thức và tâm linh, của khoa học và tôn giáo, từ cấu trúc truyện và thời - không gian (chronotope), đến cấu trúc nhân vật, tất cả phối âm, tương ứng với nhau thành một dàn nhạc hoàn chỉnh…

  • HỮU ĐẠTKhông phải ngẫu nhiên, Trần Đăng Khoa lại kết thúc bài viết về Phù Thăng một câu văn rất là trăn trở: "Bất giác... Tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc của Phù Thăng, lòng mơ hồ rờn rợn. Chỉ sợ ở một xó xỉnh nào đó, sau lùm cây tối sầm kia, lại bất ngờ cất lên một tiếng gà gáy..." Ta thấy, sau cái vẻ tếu táo bên ngoài kia lắng xuống một cái gì. Đó là điểm gợi lên ở suy nghĩ người đọc.

  • HÀ QUANG MINHTôi không muốn chỉ bàn tới cuốn sách của ông Khoa mà thôi. Tôi chỉ coi đó là một cái cớ để bàn luận về nền văn học nước nhà hiện nay. Là một người yêu văn học, nhiều khi tôi muốn quên đi nhưng vô tình vấn đề nẩy sinh TỪ "CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI" đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly và lôi tuột cái nỗi đau mà tôi muốn phớt lờ ấy. Phải, tôi thấy đau lắm chứ. Bởi lẽ ai có ngờ mảnh đất trong sáng mang tên văn học sao giờ đây lại ô nhiễm đến thế.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(góp phần định nghĩa minh triết)         (tiếp Sông Hương số 248)

  • Việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính hiện đại đã hình thành ra các trường phái âm nhạc như: âm nhạc Nga, Pháp, Mỹ, Trung Hoa . . .

  • Phê bình thi pháp học đã mang đến sức sống mới cho phê bình văn học Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thi pháp học là phương pháp minh chứng cho thành quả thay đổi hệ hình nghiên cứu trong phê bình văn học.

  • Hiện nay trên thế giới, quan niệm về Nghệ thuật tạo hình, Nghệ thuật thị giác và Mỹ thuật mang ý nghĩa gần giống nhau. Nó bao gồm: hội họa, đồ họa, kiến trúc, điêu khắc, trang trí ứng dụng, video clip, sắp đặt v.v..Loại hình nghệ thuật này luôn xuất hiện bằng những hình ảnh (image) thu hút mắt nhìn và ngày càng mở rộng quan niệm, phương thức biểu hiện cũng như khai thác chất liệu. Tuy nhiên, để hiểu thế nào là nghệ thuật trong tranh, hoặc vẻ đẹp của một công trình nghệ thuật còn là câu hỏi đặt ra với nhiều người.

  • HÀ VĂN LƯỠNGPuskin không chỉ là nhà thơ Nga vĩ đại, nhà viết kịch có tiếng mà còn là nhà cải cách văn học lớn. Là người “khởi đầu của mọi khởi đầu” (M. Gorki) Puskin bước vào lĩnh vực văn xuôi với tư cách là một người cách tân trong văn học Nga những năm đầu thế kỷ. Những tác phẩm văn xuôi của ông đã đặt cơ sở vững chắc cho văn xuôi hiện thực và sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, góp phần khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHGần đây trên tuần báo Văn Nghệ đã có bài viết bàn về vấn đề đào tạo "Văn hóa học", nhân dịp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết V về xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  • PHAN TUẤN ANH “Cuộc nói chuyện của chúng ta đã cho tôi thấy rằng hết thảy những gì liên quan đến bản chất của ngôn ngữ mới ít được nghĩ đến làm sao”                                       (Martin Heidegger)

  • TRẦN ĐÌNH SỬVăn học sáng tác là nhằm để cho người đọc tiếp nhận. Nhưng thực tế là người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Lý luận tiếp nhận truyền thống giải thích là do người đọc không sành.

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học là cuộc sống. Quan niệm như vậy là chẳng cần phải nói gì thêm cho sâu sắc để rồi cứ sống, cứ viết, cứ đọc và xa dần mãi bản thân văn học.