Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Viện Cơ mật (Tam Tòa) ngày nay. (Nguồn: Internet)
Trong tiến trình hình thành và phát triển của Vương triều Nguyễn, kể từ thời các chúa đến thời các vua, khu đất của Tam Tòa hiện nay đã trải qua nhiều lần xây dựng và cải tạo với những bộ mặt kiến trúc, chức năng sử dụng và tên gọi khác nhau. Dưới đây là 5 lần thay đổi quan trọng nhất về chức năng và bộ mặt kiến trúc của khu vực này. 1. 1738 - 1801: đây là trung tâm của Thủ phủ các chúa Nguyễn, rồi của Kinh đô nhà Tây Sơn Theo Lê Quý Đôn và Quốc Sử Quán triều Nguyễn, năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã dùng khu đất này làm trung tâm để xây dựng Thủ phủ Phú Xuân và hoàn thành vào năm sau đó, gọi là Chính dinh, đến năm 1754 thì gọi là Đô thành. Đô thành Phú Xuân là trung tâm chính trị và văn hóa của Xứ Đàng Trong lúc bấy giờ, nhiều sử sách lúc đó mô tả là một đô thị huy hoàng tráng lệ, được các chúa Nguyễn dùng làm Thủ phủ cho đến năm 1775. Trong thời gian quân Trịnh chiếm đóng ở đây từ năm 1775 đến năm 1786, bộ mặt kiến trúc ở đây không có gì thay đổi đáng kể. Khi Tây Sơn làm chủ Phú Xuân - Thuận Hóa (1786 - 1788), rồi thống nhất đất nước (1788 - 1801), mặc dù Phú Xuân được dùng làm Kinh đô, nhưng tổng thể kiến trúc ở đây vẫn không bị xáo động gì lớn.
2. Đầu thế kỷ XIX: địa điểm này được xây dựng là chỗ ở của Hoàng tử Đảm (sau này trở thành vua Minh Mạng) Trong những năm đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long (1802 - 1819) cho qui hoạch lại địa bàn Phú Xuân để mở rộng Kinh đô và xây dựng Kinh thành đồ sộ như hiện nay, tất cả các công trình kiến trúc của Đô thành cũ đều bị triệt giải, và khu đất Tam Tòa, được dùng để xây dựng chỗ ở cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, con trai thứ 4 của vua Gia Long. Năm 1816, Hoàng tử Đảm được triều đình chọn làm Hoàng Thái tử (tức là người sẽ được lên nối ngôi). Vị Thái tử này phải chuyển đến ăn ở tại cung Thanh Hòa (ở phía đông ngoài Hoàng thành). Chỗ ở cũ của Thái tử được nhường lại cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Chẩn (1803 - 1824), con trai thứ 9 của vua Gia Long. Năm 1817, Hoàng tử Chẩn được phong là Thiệu Hóa Công. Cơ ngơi của ông ở đây được gọi là “công phủ”. Nhưng, ông mất sớm vì bệnh vào năm 1824 giữa lúc mới 22 tuổi. Ông được vua Minh Mạng truy phong là Thiệu Hóa Quận Vương. Ông để lại cơ ngơi này cho người con trai trưởng là Nguyễn Phúc Thiện Khuê. 3. Từ năm 1839- 1899: chùa Giác Hoàng Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi cha vào năm 1820, lấy hiệu là Minh Mạng. Năm 1839, vua Minh Mạng nói rằng: “Đấy là đất lành, nhân đấy mà dựng chùa thờ Phật, cầu phúc lâu dài...”. Nhà vua cấp cho gia đình của cháu mình là Nguyễn Phúc Thiện Khuê một chỗ khác để ở, lấy khu đất ấy để xây dựng một ngôi chùa và đặt tên là chùa Giác Hoàng. Quy mô kiến trúc của chùa này khá lớn. “Nhà chính là điện Đại Hùng 3 gian 2 chái, phía sau là điện Đại Bảo. Trước điện Đại Hùng, tả hữu mỗi bên có 1 nhà 3 gian, rồi đến 1 cái lầu Hộ Pháp. Phía sau, tả hữu có tăng phòng, mỗi cái 5 gian, bên tả lại có nhà bếp 3 gian. Bốn mặt chùa đều xây tường gạch bao bọc”. Nhà vua thấy trước điện Đại Bảo còn lại cái giếng xưa được đào khi nơi đây còn là “tiềm để” của mình, “nước trong mà ngọt”, nên đặt tên là giếng Phương Thanh, và cho xây lại bằng đá thanh, dựng cạnh đó một tấm bia đá ghi tên giếng và xây một bi đình nhỏ để bảo vệ tấm bia. Năm 1843, vua Thiệu Trị đã xếp hạng chùa Giác Hoàng vào danh sách 20 thắng cảnh của đất Thần kinh và vịnh một bài thơ nhan đề là “Giác Hoàng phạm ngữ” để ca ngợi ngôi chùa này. Bài thơ được khắc vào bia đá, dựng ở bên trái cổng chùa và xây nhà bia để che mưa nắng. Khi Kinh đô thất thủ (5 - 7 - 1885) cũng là thời kỳ Việt Nam mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp cho nên Nam triều đã cho di chuyển tất cả tượng Phật và đồ thờ ở đây ra chùa Diệu Đế.
4. 1903 - 1945: Viện Cơ Mật Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, dưới thời vua Thành Thái (1889 - 1907), là thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự bảo hộ của chính phủ Pháp. Sau 60 năm tồn tại các công trình kiến trúc của chùa Giác Hoàn đều bị triệt giải, dành khu đất này để xây dựng Viện Cơ Mật. Năm 1899, Viện Cơ Mật được khởi công xây dựng và hoàn thành năm 1903. Thật ra, Viện Cơ Mật chỉ là tên của công trình kiến trúc chính trong khuôn viên này. Hai bên sân trước, người ta còn xây thêm hai dãy nhà dài để sử dụng vào những công việc khác. Dãy bên phải, từ trong nhìn ra, dùng làm văn phòng của các ông Hội lý người Pháp (Délégué) bên cạnh bộ Hình và bộ Lại của Nam triều. Dãy bên trái là Bảo tàng Kinh tế (Musée Eïconomique). Vì trong khuôn viên có 3 tòa nhà như thế, cho nên, trong dân gian Huế, người ta gọi chung đây là Tam Tòa. Viện Cơ Mật, tòa nhà chính ở giữa, có hai tầng, là nơi hội họp mỗi tuần 2 lần của Hội đồng Thượng thư Nam triều (Le Conseil des Ministres) dưới sự chủ tọa của viên Khâm sứ Pháp “để thảo luận những vấn đề chung”. Còn về Bảo tàng Kinh tế thì đây là nơi trưng bày những sản phẩm động thực vật thuộc loại quý hiếm của Trung Kỳ (Annam) để phục vụ công chúng. Tư liệu lịch sử cho biết ngoài 3 tòa nhà, ở giữa mặt tiền có xây cổng tam quan và cách một khoảng sau cửa là bức bình phong, một công trình kiến trúc có giá trị về nghệ thuật, đặc biệt là các mô típ hoa văn trang trí.
5. 1945 - 2000: Trụ sở của một số cơ quan công quyền Từ năm 1945 đến năm 1954, khu vực Tam Tòa hầu như không được sử dụng vào một công việc gì quan trọng đáng ghi nhận. Từ năm 1955 đến năm 1975, dưới chế độ cũ, hai dãy nhà hai bên trở thành văn phòng của các cơ quan tư pháp địa phương (tỉnh Thừa Thiên và Thành phố Huế), còn tòa nhà chính (Viện Cơ Mật cũ) được dùng làm nơi xét xử các vụ án từ sơ thẩm đến thượng phẩm. Từ năm 1975 đến năm 1976, sau ngày giải phóng, Ủy ban Quân quản Trị Thiên Huế đóng và làm việc tại khu vực này. Từ năm 1976 đến năm 2000, khu vực Tam Tòa là trụ sở của Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989), Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế (1989 - 2000). Trong thời gian Tam Tòa được các cơ quan công quyền nói trên sử dụng, người ta đã phá bỏ bức bình phong, cải tạo tòa nhà chính (bỏ mái trước để xây ban - công và xây thêm 2 phòng lồi, v.v...), xây thêm cột cờ ở giữa sân, tôn tạo cảnh quan, sân vườn, v.v... Ngày 12 tháng 10 năm 2000, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tiếp quản khu vực Tam Toà, làm trụ sở từ đó đến nay. Di tích Tam Tòa, liên quan mật thiết với một số thời kỳ lịch sử, đặc biệt là với các vua chúa và triều đình nhà Nguyễn, cũng như thời kỳ đô hộ cai trị của thực dân Pháp. |
Theo Trịnh Nam Hải (Trung tâm BTDT Cố đô Huế)
|
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (ngày 23/5/2021), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".
Sáng ngày 28/6, tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa VIII,Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh được tín nhiệm bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026. HĐND tỉnh cũng đã tiến hành bầu các chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên UBND tỉnh. Đồng thời, bầu Hội thẩm Toà án Nhân dân tỉnh...
Sáng ngày 28/6, HĐND tỉnh khóa VIII tổ chức kỳ họp lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021- 2026 để bầu các chức danh thuộc thẩm quyền; đồng thời, quyết định một số nội dung quan trọng khác. Ông Lê Trường Lưu UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa VII được tín nhiệm bầu tái đắc cử chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh khóa VIII.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII.
Bộ VHTTDL đã có văn bản số 2202/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tin từ Bảo tàng Mỹ thuật Huế, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của cố họa sĩ Lê Bá Đảng (27/6/1921-27/6/2021), gia đình cố danh hoạ phối hợp Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Lễ Tưởng niệm và Khai mạc Triển lãm các tác phẩm Nghệ thuật của cố danh họa Lê Bá Đảng tại làng Bích La Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 26/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã viết thư gửi nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, người Huế xa quê và những người yêu huế Hhân kết thúc nhiệm kỳ.
Sáng ngày 25/6, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Công bố, bàn giao và triển khai thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế.
Tham dự hội nghị có Đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Sáng 25/6, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Tỉnh ủy bất thường để bầu bổ sung chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ngày 23/6, Đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương làm trưởng đoàn đã tổ chức buổi kiểm tra thực tế, xem xét, quyết định thời điểm triển khai phương án tìm kiếm nạn nhân mất tích còn lại tại thủy điện Rào Trăng 3, dự kiến ngày 1/7 sẽ bắt đầu tìm kiếm.
Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đơn vị này vừa ra quyết định phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán dự án bảo tồn, tu bổ di tích đàn Nam Giao (giai đoạn 1).
Sáng ngày 21/6, Sở Thông tin truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến thăm và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021).
Nhân kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021), Phòng PC03 Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến thăm và chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Sáng ngày 18/6/2021, tại Hội trường Khách sạn Morin Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Triển khai và Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.
Sáng ngày 18/6, tại trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ trao giải báo chí Hải Triều lần thứ II năm 2021.
Chiều 17/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Người đi tìm hình của nước". Triển lãm nhân kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2021).
Sáng ngày 17/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng cho Huế phát triển.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo thời gian mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan tại các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, kể từ 13 giờ 00, ngày 11/6/2021.
Ngày 11/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành công văn về việc thống nhất thời gian khảo sát để quyết định thời điểm và phương án triển khai giai đoạn tìm kiếm tiếp theo đối với các nạn nhân còn mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền).
Chiều 10/6, Hội đồng Bầu cử quốc gia họp báo công bố kết quả bầu cử ĐBQH khóa XV và danh sách những người trúng cử ĐBQH.