Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Viện Cơ mật (Tam Tòa) ngày nay. (Nguồn: Internet)
Trong tiến trình hình thành và phát triển của Vương triều Nguyễn, kể từ thời các chúa đến thời các vua, khu đất của Tam Tòa hiện nay đã trải qua nhiều lần xây dựng và cải tạo với những bộ mặt kiến trúc, chức năng sử dụng và tên gọi khác nhau. Dưới đây là 5 lần thay đổi quan trọng nhất về chức năng và bộ mặt kiến trúc của khu vực này. 1. 1738 - 1801: đây là trung tâm của Thủ phủ các chúa Nguyễn, rồi của Kinh đô nhà Tây Sơn Theo Lê Quý Đôn và Quốc Sử Quán triều Nguyễn, năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã dùng khu đất này làm trung tâm để xây dựng Thủ phủ Phú Xuân và hoàn thành vào năm sau đó, gọi là Chính dinh, đến năm 1754 thì gọi là Đô thành. Đô thành Phú Xuân là trung tâm chính trị và văn hóa của Xứ Đàng Trong lúc bấy giờ, nhiều sử sách lúc đó mô tả là một đô thị huy hoàng tráng lệ, được các chúa Nguyễn dùng làm Thủ phủ cho đến năm 1775. Trong thời gian quân Trịnh chiếm đóng ở đây từ năm 1775 đến năm 1786, bộ mặt kiến trúc ở đây không có gì thay đổi đáng kể. Khi Tây Sơn làm chủ Phú Xuân - Thuận Hóa (1786 - 1788), rồi thống nhất đất nước (1788 - 1801), mặc dù Phú Xuân được dùng làm Kinh đô, nhưng tổng thể kiến trúc ở đây vẫn không bị xáo động gì lớn.
2. Đầu thế kỷ XIX: địa điểm này được xây dựng là chỗ ở của Hoàng tử Đảm (sau này trở thành vua Minh Mạng) Trong những năm đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long (1802 - 1819) cho qui hoạch lại địa bàn Phú Xuân để mở rộng Kinh đô và xây dựng Kinh thành đồ sộ như hiện nay, tất cả các công trình kiến trúc của Đô thành cũ đều bị triệt giải, và khu đất Tam Tòa, được dùng để xây dựng chỗ ở cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, con trai thứ 4 của vua Gia Long. Năm 1816, Hoàng tử Đảm được triều đình chọn làm Hoàng Thái tử (tức là người sẽ được lên nối ngôi). Vị Thái tử này phải chuyển đến ăn ở tại cung Thanh Hòa (ở phía đông ngoài Hoàng thành). Chỗ ở cũ của Thái tử được nhường lại cho Hoàng tử Nguyễn Phúc Chẩn (1803 - 1824), con trai thứ 9 của vua Gia Long. Năm 1817, Hoàng tử Chẩn được phong là Thiệu Hóa Công. Cơ ngơi của ông ở đây được gọi là “công phủ”. Nhưng, ông mất sớm vì bệnh vào năm 1824 giữa lúc mới 22 tuổi. Ông được vua Minh Mạng truy phong là Thiệu Hóa Quận Vương. Ông để lại cơ ngơi này cho người con trai trưởng là Nguyễn Phúc Thiện Khuê. 3. Từ năm 1839- 1899: chùa Giác Hoàng Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi cha vào năm 1820, lấy hiệu là Minh Mạng. Năm 1839, vua Minh Mạng nói rằng: “Đấy là đất lành, nhân đấy mà dựng chùa thờ Phật, cầu phúc lâu dài...”. Nhà vua cấp cho gia đình của cháu mình là Nguyễn Phúc Thiện Khuê một chỗ khác để ở, lấy khu đất ấy để xây dựng một ngôi chùa và đặt tên là chùa Giác Hoàng. Quy mô kiến trúc của chùa này khá lớn. “Nhà chính là điện Đại Hùng 3 gian 2 chái, phía sau là điện Đại Bảo. Trước điện Đại Hùng, tả hữu mỗi bên có 1 nhà 3 gian, rồi đến 1 cái lầu Hộ Pháp. Phía sau, tả hữu có tăng phòng, mỗi cái 5 gian, bên tả lại có nhà bếp 3 gian. Bốn mặt chùa đều xây tường gạch bao bọc”. Nhà vua thấy trước điện Đại Bảo còn lại cái giếng xưa được đào khi nơi đây còn là “tiềm để” của mình, “nước trong mà ngọt”, nên đặt tên là giếng Phương Thanh, và cho xây lại bằng đá thanh, dựng cạnh đó một tấm bia đá ghi tên giếng và xây một bi đình nhỏ để bảo vệ tấm bia. Năm 1843, vua Thiệu Trị đã xếp hạng chùa Giác Hoàng vào danh sách 20 thắng cảnh của đất Thần kinh và vịnh một bài thơ nhan đề là “Giác Hoàng phạm ngữ” để ca ngợi ngôi chùa này. Bài thơ được khắc vào bia đá, dựng ở bên trái cổng chùa và xây nhà bia để che mưa nắng. Khi Kinh đô thất thủ (5 - 7 - 1885) cũng là thời kỳ Việt Nam mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp cho nên Nam triều đã cho di chuyển tất cả tượng Phật và đồ thờ ở đây ra chùa Diệu Đế.
4. 1903 - 1945: Viện Cơ Mật Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, dưới thời vua Thành Thái (1889 - 1907), là thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự bảo hộ của chính phủ Pháp. Sau 60 năm tồn tại các công trình kiến trúc của chùa Giác Hoàn đều bị triệt giải, dành khu đất này để xây dựng Viện Cơ Mật. Năm 1899, Viện Cơ Mật được khởi công xây dựng và hoàn thành năm 1903. Thật ra, Viện Cơ Mật chỉ là tên của công trình kiến trúc chính trong khuôn viên này. Hai bên sân trước, người ta còn xây thêm hai dãy nhà dài để sử dụng vào những công việc khác. Dãy bên phải, từ trong nhìn ra, dùng làm văn phòng của các ông Hội lý người Pháp (Délégué) bên cạnh bộ Hình và bộ Lại của Nam triều. Dãy bên trái là Bảo tàng Kinh tế (Musée Eïconomique). Vì trong khuôn viên có 3 tòa nhà như thế, cho nên, trong dân gian Huế, người ta gọi chung đây là Tam Tòa. Viện Cơ Mật, tòa nhà chính ở giữa, có hai tầng, là nơi hội họp mỗi tuần 2 lần của Hội đồng Thượng thư Nam triều (Le Conseil des Ministres) dưới sự chủ tọa của viên Khâm sứ Pháp “để thảo luận những vấn đề chung”. Còn về Bảo tàng Kinh tế thì đây là nơi trưng bày những sản phẩm động thực vật thuộc loại quý hiếm của Trung Kỳ (Annam) để phục vụ công chúng. Tư liệu lịch sử cho biết ngoài 3 tòa nhà, ở giữa mặt tiền có xây cổng tam quan và cách một khoảng sau cửa là bức bình phong, một công trình kiến trúc có giá trị về nghệ thuật, đặc biệt là các mô típ hoa văn trang trí.
5. 1945 - 2000: Trụ sở của một số cơ quan công quyền Từ năm 1945 đến năm 1954, khu vực Tam Tòa hầu như không được sử dụng vào một công việc gì quan trọng đáng ghi nhận. Từ năm 1955 đến năm 1975, dưới chế độ cũ, hai dãy nhà hai bên trở thành văn phòng của các cơ quan tư pháp địa phương (tỉnh Thừa Thiên và Thành phố Huế), còn tòa nhà chính (Viện Cơ Mật cũ) được dùng làm nơi xét xử các vụ án từ sơ thẩm đến thượng phẩm. Từ năm 1975 đến năm 1976, sau ngày giải phóng, Ủy ban Quân quản Trị Thiên Huế đóng và làm việc tại khu vực này. Từ năm 1976 đến năm 2000, khu vực Tam Tòa là trụ sở của Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989), Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế (1989 - 2000). Trong thời gian Tam Tòa được các cơ quan công quyền nói trên sử dụng, người ta đã phá bỏ bức bình phong, cải tạo tòa nhà chính (bỏ mái trước để xây ban - công và xây thêm 2 phòng lồi, v.v...), xây thêm cột cờ ở giữa sân, tôn tạo cảnh quan, sân vườn, v.v... Ngày 12 tháng 10 năm 2000, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tiếp quản khu vực Tam Toà, làm trụ sở từ đó đến nay. Di tích Tam Tòa, liên quan mật thiết với một số thời kỳ lịch sử, đặc biệt là với các vua chúa và triều đình nhà Nguyễn, cũng như thời kỳ đô hộ cai trị của thực dân Pháp. |
Theo Trịnh Nam Hải (Trung tâm BTDT Cố đô Huế)
|
Sáng ngày 22/7, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Nghề điêu khắc than đá Quảng Ninh”.
UBND thành phố Huế vừa có Công văn 4269 về tiếp tục tạm dừng tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2021 do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ngày 20/7/2021, Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan liên quan tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ hai với Chủ đề “Vì một xã hội an toàn trước thiên tai - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu”.
Chiều 16/7, Viện Pháp tại Việt Nam, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm nghệ thuật đường phố Jam - Vietnam Urban Arts 2021.
Sáng ngày 16/7, HĐND tỉnh khóa VIII khai mạc kỳ họp thứ 2, nhiệm kỳ 2021- 2026. Tại kỳ họp thứ 2 này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận để thông qua 19 Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Đáng chú ý là nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội 6 tháng cuối năm 2021.
Bia tưởng niệm sẽ được triển khai xây dựng tại vị trí Tiểu khu 67, nơi 13 liệt sĩ hy sinh khi đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân mất tích sau vụ sạt lở khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3 hồi tháng 10/2020.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa phát động tổ chức cuộc thi sáng tác clip quảng bá di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh ở Huế - Sống mãi với thời gian”.
Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế vừa tổ chức bế mạc trại sáng tác "Thiên nhiên và di sản vùng đầm phá" năm 2021 tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt Đề án “Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021 - 2025”.
Chiều 9/7, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành công trình chỉnh lý nhà trưng bày bổ sung cụm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, TP. Huế.
Chiều ngày 05/7, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức tọa đàm chủ đề “Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Ưng Bình tại Châu Hương Viên”.
Ngày 7/7/2021, hơn 13.400 thí sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 với môn thi đầu tiên trong buổi sáng là môn Ngữ Văn với thời gian 120 phút.
Sáng ngày 05/7, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ đối với các chức danh: Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi Lễ và trao quyết định bổ nhiệm.
Sáng ngày 03/7, tại kỳ họp chuyên đề HĐND thành phố Huế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2021 -2026, ông Võ Lê Nhật được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Huế nhiệm kỳ 2021 – 2026 với 43/43 phiếu đồng ý, đạt tỷ lệ 100%.
Chiều 02/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật "Thiên nhiên và di sản vùng đầm phá" năm 2021 tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang.
Sáng ngày 29/6/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị trực tuyến định hướng, góp ý dự thảo Chiến lược văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển Du lịch giai đoạn 2021-2025. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
Sáng 29/6, tại khu vực Thái Miếu và Triệu Miếu – Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc tổ chức Lễ Húy kỵ Triệu tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và Chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Sáng 28/6, Bệnh viện Trung Ương Huế đã làm lễ xuất quân tiễn đoàn thầy thuốc tình nguyện lên đường vào tỉnh Phú Yên để hỗ trợ chống dịch COVID-19.