Chùm thơ tưởng nhớ danh ca Hà Thanh

10:17 06/01/2014


Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương

Ảnh: internet

Tưởng nhớ Chị Hà Thanh

THÁI KIM LAN

hạt mưa long lanh
rơi
tiếng cười
tiếng khóc
ti
ếng th dài 
ti
ếng m trong
ti
ếng Huế êm 
một thời qua bến
Hương giang khuấy nước đ
ò đưa
có ging hát Hà Thanh trên bãi c xanh
sân
trường Đồng Khánh
lũ hc trò áo trng chy chân, b guc
tụi bây ơi mau đi coai chị ấy hát
mưa, nắng ru vào nhau

n non nũng nu môi hng
hương cau nhoè trăng dạ lan ấp úng
mắt trong chưa biết buồn mà ướt mi

tóc xanh lộng gió chiều tím hoài thương nhớ
tiếng hạc từng mây tiếng suối lưng chừng

mùa xuân ôm mùa đông
bay qua Trường Tiền, Vỹ Dạ, Kim Long
mơ hồ trái thơm non xôi nếp ngọt
li tâm tc Ph
ngọc lan thơm tinh khiết
lá chuối lá cau đong đưa, 
tiếng mẹ ru, tiếng em cười, tiếng chị à ơ
đường mía lau đượm mùi thơ dại 
bỗng dưng

mưa ngắn mưa dài mưa mãi
ướt áo thời hong tóc...
Giây phút nghe ch mt
Đồng Khánh trong tôi hụt hẫng một cung đàn
giai điệu thanh xuân, âm vang hiện hữu đời người, ánh đèn phim trường
mt thi "demain il sera trop tard" ngày mai e mun ri
gầy đi một gam màu
tôi thy trong tôi
g
y guc tôi, mt mnh 
chúng mình th
i xưa ấy
hao đi tiếng vọng mơ mòng
echo
ti
ếng hát
Hà Thanh

            Muenchen 2/01/2014, được tin từ Hoàng Lan, Đập Đá


Thương Chị Hà Thanh 

NGUYỄN ĐẶNG MỪNG


Chị hát xòe ra ô cửa
Để thằng con trai nhìn lên
Chị hát úp vành nón lá
Dấu con gái Huế vào thềm

Chị hát, chị hát, chị hát
Để bao người tung chăn lên
Đi vào mùa đông không rét
Lang thang, Huế chẳng đắp mền

Chị hát chị hát chị hát
Giọng hiền như gió Nam Ai
Rum ba tròn tròn núi Ngự
Xốn xang cái điệu ai hoài

Chị muốn trào ra như rock
Sau lưng Mạ níu tay rồi
Chầu văn vỡ òa chị nén
Giọng buồn như ru “à ơi”

Chị đi rồi em mới biết
Con trai nào cũng giang hồ
Về nhà chị thương chị noái
Cậu mầy hãy nhớ tao nôi

“Mai sau về qua xứ ấy”
Nhin sông nhìn núi nhớ người
Nghe giọng Hà Thanh muốn khóc 
Huế buồn giọt giọt mưa rơi..
Chiều ngày chị mất.
 

 

Dòng sông xanh (lục hà)

ĐÔNG HƯƠNG

Gần cuối đời, mượn ngườì làm thi sĩ
Viết về em, tà áo lục anh thương
Không bên anh, em vẫn là tri kỷ
Mộng mơ đầu anh đứng nhớ sông Tương

Trăm thế kỷ tình còn ray rức mãi
Anh thường về ôm ánh nước sông Hương
Anh cúi mặt tìm trong giòng biếc ấy
Gọi tên người, nhâm nhi nỗi cô đơn

Tiếng liêu trai bổng trầm trên đỉnh mộng
Luôn tương tư kẻ ngày đó si tình
Anh nắn nót kẽ tên em bằng phấn
Trang giấy màu ghém gói nét yêu em

Viết giùm anh, thật hay, thiên sử cũ
Em triệu lần làm dậy sóng lòng anh
Tiếng hát em vỗ về anh giấc ngủ
Neo thuyền xưa đậu mãi bến sông xanh


 





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.

  • Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng

  • Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc

  • LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.

  • HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)

  • Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ                   (Trích trường ca)

  • TRẦN HỒ THÚY HẰNG

  • TUỆ NGUYÊN

  • Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang  - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh

  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương