LÊ THỊ KIM SƠN
Ảnh: internet
Vệt mùa
Mùa nào cho đồi núi lô nhô
Bản làng giấu trong bản làng những mưa bụi mịt mờ,
đường trơn đỏ vết chân đi
đường lợt lạt những cơn nắng tỏ mà nhòe nhoẹt mưa, âu sầu xanh cây cỏ
làng nối làng ẩn trong ẩm thấp, trong tàng cây im bóng nối đời đời
bếp lửa khơi cho ngày nung nấu những tùm hum ngô bắp đỏ mùa qua.
Vân vê tẩu thuốc quấn tổ sâu kèn rười rượi
Mái đầu bạc khề khà kể dấu hiệu của mùa nấm mối, của những mụt măng, của bầy thú đang mùa sung túc
Của đàn đàn trời đất nẩy mầm sau mưa tươi mới,
Nếp nhà tranh lợp dày mưa chưa hề thấm đến, quyện lấy thời gian hun ẩm làn da màu đồng bóng
Phủ lên mùa không gian thoáng đãng của cây cối, của rừng, của nghi lễ linh thiêng đang mở đầu bằng tiếng hát trầm đục
Tiếng xa gần của dàn chiêng đang hòa mình vào tiếng mưa, tiếng suối
Điệu múa mở màn cho mùa theo chân người nhún nhảy, tiếng hát vướng trên môi
Vương ra khỏi những nếp nhà theo những vệt khói lam mỏng mảnh tan lên trong hơi lạnh của mùa,
Gọi từng vệt chân bám vào đất khơi lên mùa linh nghiệm sống bao la.
Trương Chi
Tơ nhện căng ra,
Con nhện mải miết lên xuống, mải miết dọc ngang
Quấn quanh tinh mơ sương trong veo hạt ngọc
Rũ xuống mặt hồ bình lặng phiên bản giấc mơ yên ả.
Tiếng hát căng tràn bình minh,
Loang loáng mặt nước rẽ sóng trôi đi về nơi gác tía mơ màng
Ai còn ngơ ngẩn lạ,
Say giấc mộng Thiên Thai, phiêu bạt giữa vườn mây tràn ngập nhạc khúc
Còn ai nữa cho tiếng ca tuyệt vọng ngoài con chim đã chết rũ ban mai khác trong tay cô gái trẻ,
Còn ai khác cho lầu son gác tía trở thành nơi giam cầm những nức nở, những thêu dệt thừa thãi của nàng thiếu nữ yểu điệu.
Cám cảnh cho sông nước tan hoang,
Những con cá ngơ ngác vắng đi tiếng sáo dặt diều của chàng ngư phủ
Có sá gì đâu cái gọi là dung nhan,
Trời không oán,
Sông nước chưa từng trách cứ,
Cả vùng yên tĩnh êm đềm trôi qua những tháng ngày chưa từng tủi hổ
Nhưng chỉ vì ai?
Chỉ vì ai mà sông nước lễnh loãng, lờ đờ
Phận người mong manh đến mờ mịt
Cố định trong những định kiến cố hữu thâm căn cố đế ngàn đời truyền lại…
Chén trà tan loãng tiếng hát cùng hình bóng người xưa
Lầu son gác tía còn gì ý nghĩa, nhung lụa úa tàn trong sầu muộn héo hon rồi cũng tan loãng đi theo ý nghĩa cuộc đời không chút so đo
Những sợi tơ nhện dai dẳng vọng lên bài hát tinh sương
Con nhện miệt mài ngang dọc dệt cho ai những tấm áo cưới linh nghiệm của ngày của đêm…
(TCSH345/11-2017)
NGUYỄN MINH KHIÊM
NGUYỄN HƯNG HẢI
LGT: Khánh Linh là bút hiệu dành cho thơ của Trần Thị Huê (sinh 1970 ở Quảng Ninh, Quảng Bình), tác giả của 3 tập thơ đã xuất bản: Giấc mơ nhật thực (2012, giải thưởng Lưu Trọng Lư năm 2017), Giữa tro và cõi sống (2014), Mặt trời đến lớp (thơ thiếu nhi, 2017).
Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Hoàng Thọ - Hoa Nguyên - Trần Đức Tín - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Thanh - Mai Diệp Văn - Lưu Xông Pha
Đinh Hạ - Vũ Tư
NGUYỄN TRỌNG TẠO
TỪ HOÀI TẤN
HOÀNG VŨ THUẬT
MAI VĂN PHẤN
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Trương Đăng Dung - Hồ Thế Hà - Đông Hà - Phạm Nguyên Tường - Trần Ngọc Trác - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Man Kim - Hà Duy Phương - Phan Trung Thành - Hường Thanh - Lâm Hạ - Vũ Thiên Kiều - Trần Thị Tường Vy - Lê Vĩnh Tài - Bạch Diệp - Nguyễn Văn Vũ - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Thanh Mừng - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Hạnh Ngộ - Nguyễn Hữu Trung - Phan Lệ Dung - Trương Đình Phượng - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Tất Hanh - Ngàn Thương - Phạm Quyên Chi - Anh Thư
THÁI KIM LAN
TRẦN VẠN GIÃ
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
LƯƠNG NGỌC AN
Nguyễn Thị Thúy Hạnh từng viết “Thơ ca, chẳng phải sao, trước hết là lời tự sự của/ về thân phận?” (Những chuyển động chữ), và trong một bài thơ khác, lại viết: “Sau lưng tôi/ Một chiếc bóng bị thương” (Hà Nội)...
Huỳnh Gia - Lê Hào - Bùi Kim Anh - Nguyễn Hàn Chung - Phan Nam - Nguyễn Chí Ngoan - Võ Văn Luyến
SƠN TRẦN
NGUYỄN THÁNH NGÃ
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG