Cánh đồng nhiều hướng gió

16:21 21/04/2015


NGUYỄN MINH KHIÊM

Ảnh: internet

Cánh đồng nhiều hướng gió

Ta trở về cánh đồng có nhiều vết roi mùa hạ
Quất xuống giấc mơ của làng
Mấy trăm năm còn lằn trong câu tục ngữ
Đặt ngang trí nhớ tuổi thơ như những vết sẹo dài
Máu nước mắt mồ hôi hiện hình lỗ chỗ khúc đồng dao
Thời gian muốn xóa đi bằng kỹ nghệ sơn mài
Càng đánh bóng càng hiện thẳm sâu đứt gãy
Mùa xuân được dắt đi bằng chiếc thừng mùa đông
Tiếng cười của đất đến giờ nghe vẫn chưa hết lạnh
Bông lau nở rồi mà cứ ngơ ngác thực hư.


Ta trở về cánh đồng nơi có bước chân lạ mẹ ta ướm vào sinh ra Thánh Gióng
Văng vẳng câu nuôi khát vọng thì nuôi đồng xa, chớ nuôi đồng nhà làng bắt
Chiếc giỏ hạnh phúc nhiều lần bị lừa đổ trộm
Nhưng mỗi lần nhận con bống bụt cho ta vẫn sợ mang theo bao nhiêu tai họa
Ta không muốn về làm hoàng hậu bằng cách dụ dỗ Cám trèo cau
Giọt máu của cha ta liệm mấy trăm năm rồi mắt vẫn
trừng trừng mở.


Ta vẫn chưa dám buông chiếc diều tuổi thơ được dán bằng chuyện thầy bói xem voi
Kẻ cầm cái đuôi, kẻ cầm cái tai, kẻ cầm cái chân đi đóng thuyền vượt bể
Túi áo ta đựng những lâu đài xây bằng hương cỏ mật
Đựng tiếng cóc khát mưa kêu thành cậu ông trời
Thành vật linh ngồi trên mặt trống.


Ta muốn ru chiếc đòn gánh không còn ghì xiết vai làng bật máu
Ru những hạt phù sa có nắm nhau ta không bao giờ bị đem đi cầm cố lúa non
Ru mùa hoa đến sớm trong giấc mơ không vay nặng lãi
Ru ánh mắt làng được ngủ thật ngon trên rãnh cày mà không phải giật mình bởi mống cụt cầu vồng


Liềm hái cứ mòn vì bao nỗi lo toan
Các thế hệ thay nhau làm chong chóng
Mặt làng tít mù xoay
Trên cánh đồng nhiều hướng gió.


(SH314/04-15)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • ĐẶNG BÁ TIẾN

  • LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…

  • Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều

  • Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…

  • Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.


  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu

  • LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.

  • LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.


  • Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu


  • NGUYỄN VIỆT CHIẾN

  • Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn

  • LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.