Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.
* Thưa nhà thơ Võ Quê, từ đâu ông nảy ra ý định sưu tầm và ấn hành những lời ca Huế từ xưa đến nay, kể cả lời ca của những tác giả khuyết danh?
- Trên 30 năm gắn bó với nghệ thuật ca Huế, từ thực tiễn hoạt động tôi nhận thấy nguồn tư liệu nghiên cứu, biên khảo, lý luận phê bình về nghệ thuật ca Huế thật hiếm hoi, không có hệ thống như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác.
Các bài bản làn điệu ca Huế cũng trong tình trạng tản mạn, được truyền khẩu từ nghệ nhân các thế hệ nên đôi lúc ca từ có phần sai lệch, độ chuẩn xác không cao. Từ trước đến nay cũng có một số tác phẩm lời ca Huế được ấn hành nhưng số lượng bài bản không nhiều trong khi nghệ thuật ca Huế có một quá trình hình thành và phát triển tương đối dài. Từ suy nghĩ đó mà tôi đã tập trung sưu tầm tư liệu cũng như lời ca Huế với mong muốn được lưu giữ có hệ thống, phổ biến trong giới nghệ sĩ, nghệ nhân đàn ca Huế và lưu hành trong giới thưởng ngoạn ca Huế trong và ngoài nước.
* Được biết, ông và nhiều bằng hữu cùng mở thính phòng ca Huế tại Bảo tàng Văn hóa Huế (25 Lê Lợi, TP Huế) biểu diễn miễn phí vào tối thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần. Xin hỏi đối tượng thường xuyên đến thính phòng ca Huế gồm những ai?
- Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ Ca Huế (20/8/1983), ngày 20/8/2013 chúng tôi đã khai trương thính phòng ca Huế phục vụ miễn phí tại Bảo tàng Văn hóa Huế. Từ ngày mở thính phòng ca Huế đến nay, các nghệ nhân cao niên đã thường xuyên tới lui gặp gỡ nhạc hữu, đàn ca và có cơ hội truyền dạy cho các thế hệ trẻ. Đã có một số văn nhân thi sĩ đến đây vừa thưởng thức vừa giới thiệu các bản ca Huế mới soạn lời.
Riêng giới thưởng ngoạn thì đã có đông đảo tri âm địa phương, các thầy cô giáo, sinh viên Nhạc viện Huế, Trường Trung cấp văn hóa nghệ thật Huế cũng như du khách trong và ngoài nước (Nhật, Ấn Độ, Pháp, Úc, Italy, Mỹ…).
* Cuối tập 1 Lời ca Huế, ông có phát họa vài nét chân dung nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, tác giả “Chiều chiều trước bến Văn Lâu…”. Ngoài cụ Thúc Giạ thì còn những ai đóng góp quan trọng vào việc hình thành và phát triển ca Huế?
- Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị cùng các ông hoàng bà chúa của triều Nguyễn trước đây và nhiều văn nhân thi sĩ cùng thời Ưng Bình đã có công lớn trong việc hình thành và phát triển ca Huế. Tiếp đến là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba rồi các nghệ nhân, nhạc hữu như Tôn Thất Toàn, Vĩnh Phan, Bửu Lộc, Gia Cẩm, Trần Kích, Nguyễn Kế, Tôn Thất Viễn Dung, Lê Văn Cần, Nguyễn Văn Tân..; nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế như Cô Nhơn, Bích Liễu, Thu Tâm, Châu Loan, Minh Mẫn, Vân Phi, Quế Hương, Thanh Hương, Thanh Tâm… Ngoài các tên tuổi tài danh trên, hiện nay tại TP Huế đang hình thành một đội ngũ kế thừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật ca Huế.
* Thưa ông, ông có nghĩ đến một ngày nào đó, ca Huế cũng sẽ được UNESCO vinh danh?
- Nếu nghệ thuật ca Huế thật sự được sự quan tâm đúng mức từ phía Nhà nước, thì nghệ thuật ca Huế rất xứng đáng được vinh danh như các loại hình: Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam bộ, dân ca Quan họ…
Theo Thể thao & Văn hóa
Nhân dịp chào mừng Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế vào sáng 25/4.
Sáng 25/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) đã tổ chức triển lãm về Quan xưởng triều Nguyễn với những chủ đề: “Quan xưởng triều Nguyễn qua châu bản - Di sản tư liệu Thế giới” tại Trường Lang, Đại Cung Môn (Đại Nội Huế).
Chiều 23/4, tại hội trường UBND TP Huế đã diễn ra buổi họp báo Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VIII năm 2019.
Đồng chí Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22-4-2019 tại nhà Công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Thành phố Hà Nội.
Sáng ngày 21/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã ra quân hưởng ứng "Ngày chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế xanh-sạch-sáng".
Sáng 12/4, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế và triển khai công tác thu, nộp Quỹ phòng chống thiên tai năm 2019.
Sáng ngày 12/04, tại quảng trường Ngọ Môn Huế, , Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật về đề tài “Biển, đảo quê hương”.
Chiều 11/4, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi tổng kết chuyến thực tế sáng tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2019.
Chiều 05/4, Liên đoàn Lao động thành phố Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tố chức hội nghị triển khai cuộc thi ảnh nghệ thuật - thời sự về giai cấp công nhân và Công đoàn Thành phố Huế.
Tháng tư về khiến chúng ta nhớ đến các anh, những người con của quê hương đã nằm xuống những nghĩa trang “rêu mờ mộ chí”, “Các thông tin trên bia/ Tất cả còn để ngỏ/ Tiếng các anh vọng về”… Nơi ấy ánh lên sắc màu của vẻ đẹp lặng thầm mỗi sáng mỗi chiều khi nắng chiếu xiên đỉnh núi. Những hình ảnh lấp lánh trong thơ: “Mưa biên giới bỗng mồ côi giọt chồng”; “Cỏ xanh ngằn ngặt lời thề nước non”, không khỏi khiến chúng ta lặng đi dưới bầu trời bình yên.
Chiều tối 31/3, tại Nhà Kèn, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc tỉnh phối hợp tổ chức chương trình “Nhớ Trịnh Công Sơn” nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh và 18 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sáng 31/3, Tại Gác Trịnh đã diễn ra Triển lãm phòng tranh “ Để gió cuốn đi” nhằm tưởng niệm 18 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Quý bạn đọc thân mến.
Những tiềm năng của Thừa Thiên Huế đang được nhìn nhận rõ hơn để phát huy giá trị tiềm tàng vốn có. Bài viết “Những dấu ấn nhân văn trong giấc mơ Huế” cho thấy những động thái phát triển kinh tế của tỉnh trong sự hài hòa với thiên nhiên hầu giữ lại và tôn vinh nét đẹp từng in sâu trong tâm thức mọi người về một thành phố nên thơ từ kinh thành đền đài cổ kính đến bóng dáng con người nghiêng nghiêng bên dòng Hương quyến rũ. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang có kế hoạch cho một tương lai Xanh Sạch Sáng mà trong đó “thành phố bốn mùa hoa” đang được kỳ vọng để tăng thêm tính hấp dẫn và trong lành của cố xứ mộng mơ.
Đoàn múa rối thuộc Nhà hát múa rối và nghệ thuật cổ truyền Cố đô Huế vừa có chuyến biểu diễn tại trường Tiểu học Thủy Xuân (TP Huế). Chương trình với nhiều hoạt cảnh gắn với những bài học của các em. Gần gũi, thiết thực, phản ánh tâm lý, tình cảm tuổi thơ...
Sáng ngày 26/03, tại Bảo tàng Lịch sử Huế, Sở văn hóa và Thể Thao Hồ Chí Minh phối hợp với Sở văn hóa và thể thao Thừa Thiên Huế cùng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TP Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm chuyên đề “ Làn sóng cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam” và “ Phong trào hòa bình Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh 1954- 1975 và tình hữu nghị Việt – Nhật”.
Chiều 25/3, tại trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật trẻ Huế lần thứ 4 - 2019. Triển lãm do Hội Mỹ thuật tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức.
Sáng 24/3, tại khu vực Bến thuyền Tòa Khâm (Công viên 3/2, đường Lê Lợi, TP Huế), Sở Du lịch tỉnh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Phát động ngành Du lịch hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh".
Sáng ngày 21/03, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị đánh giá 02 tháng triển khai đề án “Ngày chủ nhật xanh”.
Sáng 16/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến tham dự lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh với chủ đề hãy hành động để A Lưới thêm xanh- sạch- sáng cùng bà con thôn A Hươr, xã Nhâm, huyện A Lưới.
Sáng ngày 16/3, Sở Khoa học và Công nghệ phối với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch và UBND thành phố Huế tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế".