Nằm dưới chân nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu, là ngôi mộ của hai chú khuyển. Ngày hai chú khuyển mất, chính bàn tay cụ Phan chôn cất và lập bia mộ. Gần 100 mùa xuân đi qua, câu chuyện về hai chú khuyển trung thành cũng phai nhạt trong ý niệm bao người. Đến bây giờ, nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có hai ngôi mộ ấy?
Sáu tấm bia lạ dưới chân cụ Phan
Trong cơn mưa cùng cái lạnh tê tái của những ngày đầu đông, Huế vẫn lần lượt đón tiếp những du khách đi và về. Được biết đến với nhiều di tích lịch sử của triều Nguyễn, dạo quanh các địa danh nổi tiếng nhiều người vẫn không quên ghé lại khu di tích, tưởng niệm cụ Phan Bội Châu, nơi một thời đã diễn ra bao biến cố. Tọa lạc trên con đường cùng tên (119 Phan Bội Châu, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế) khu tưởng niệm “ông già Bến Ngự” mỗi ngày vẫn chào đón bao người. Lăng mộ cùng với mái nhà tranh nhỏ nơi cụ từng sống, cách nhau chỉ vài bước chân. Dạo quanh một vòng khắp khuôn viên, ngẫm lại những công lao, sự hy sinh của cụ Phan cho thế hệ mai sau, nhiều người vẫn ngậm ngùi. Mái nhà tranh, khu lăng mộ tất cả đều rất đơn sơ.
Có một điều khiến người dân quanh vùng và cả du khách khi đến đây thắc mắc: “Vì sao lại có sáu tấm bia ngay dưới chân phần mộ cụ Phan Bội Châu?”. Nhiều người dân sống lâu năm trong vùng cũng không rõ những tấm bia này có từ khi nào và vì sao lại được đặt ngay dưới chân phần mộ của cụ?
Tiếp xúc với một số người dân quanh vùng, bà Nguyễn Thị Thu (75 tuổi, P.Trường An – TP. Huế) một người dân sống lâu năm cạnh khu vực tưởng niệm cho biết: “Những tấm bia này đã có từ rất lâu nhưng không ai biết có từ khi nào. Thời của bà trước đây cũng có mấy người lớn tuổi biết nhưng giờ chẳng còn ai sống thọ đến hôm nay mà kể lại”. Cũng theo bà Thu, đó là sáu tấm bia của hai con chó mà cụ Phan từng nuôi. Những người đến đây, khi biết sáu tấm bia này của hai chú chó ai nấy đều ngỡ ngàng. Không hiểu lý do vì sao ngay dưới chân một chí sỹ cách mạng lại có sáu tấm bia mộ dành cho hai con chó.
Khi khu di tích được phục dựng, nhiều người vẫn tò mò về sáu tấm bia kỳ lạ này. Sáu tấm bia được đặt theo hàng ngang, mỗi tấm cách nhau chừng 40cm. Trong sáu tấm bia ấy, có hai tấm được viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ, hai tấm viết bằng chữ Hán. Hai tấm còn lại, là hai tấm nhỏ nhất thì viết bằng chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ. Trong sáu tấm bia, ba tấm phía bên phải viết về “con Ky” còn ba tấm bên trái thì được viết về “con Vá”. Từ xưa đến nay, ngoài những bàn thờ được lập ra để thờ “thần cẩu”, hình ảnh sáu tấm bia mộ để thờ hai con chó là chuyện hiếm thấy.
Bà Phan Tâm Thanh, một người khách tham quan cho biết: “Thoạt nhìn, tôi cứ ngỡ là bia mộ của ai đó, nhưng khi nghe bảo là mộ của hai con chó thì thấy hơi ngạc nhiên. Không chỉ riêng tôi thắc mắc rằng tại sao lại có mộ hai con chó ngay dưới chân phần mộ của cụ Phan?”.
Sáu tấm bia mộ kỳ lạ này, từ ngày này qua ngày khác vẫn khiến nhiều người dân lẫn du khách thắc mắc. Người nọ truyền tai người kia, họ biết hai chú khuyển được lập bia ấy chính là hai con chó do cụ Phan nuôi. Nhưng để nói lý do vì sao cụ Phan lại dựng hai tấm bia mộ ngay trong khuôn viên và nằm ở dưới chân phần mộ của mình thì chẳng ai lý giải được.
Hai chú khuyển trung thành
Ngày 30/6/1925 cụ Phan trên đường từ Hàng Châu trở về Quảng Châu (Trung Quốc), khi đến Bắc Thượng Hải thì bị quân Pháp bắt và đưa về Hà Nội. Những ngày đầu, cụ Phan bị tòa xử chung thân khổ sai nhưng sau đó vì sợ quần chúng nhân dân phản ứng nên đổi lại quản thúc tại gia. Từ năm 1926, trở về Huế cụ sống trong căn nhà tranh ở Bến Ngự, một thời người dân vẫn gọi cụ Phan Bội Châu là “ông già Bến Ngự”. Suốt những năm tháng ở Huế, cụ Phan đã nuôi hai con chó, đặt tên là Ky và Vá. Hai phần mộ của hai chú khuyển được đích thân cụ Phan Bội Châu dựng lên. Hai con vật này lúc còn sống hết mực trung thành với chủ.
Trên tấm bia mộ bằng chữ Quốc ngữ của con Ky có khắc nội dung: “Người hơi có đức nhân thường kém về phần trí; người hơi có đức trí thường kém về phần nhân; vừa trí vừa nhân thiệt là hiếm thấy; ai ngờ con Ky nầy lại đủ hai đức ấy - Chung nhau thờ một chủ thời xem là anh em, chẳng bao giờ như mèo với chó thiệt là nhân đó - Thấy không phải chủ, thời xem bằng cừu thù, chẳng bao giờ vì miếng ngon dận dụ thiệt là trí đó - Trí vừa nhân, nhân vừa trí, trong giống súc mà người, e đến mầy mới thấy”. Cũng như bia mộ của con Ky, trên bia mộ con Vá có nội dung: “Vì có dụng nên liều chết phần đầu; vì có nghĩa nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiệt khó; người còn vậy huống gì chó. Ôi con Vá nầy; đủ hai đức đó, há như ai kia, mặt người lòng thú nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ nó”.
Đả kích một số người trong xã hội Bia mộ hai con chó được chính tay cụ Phan dựng lên, mộ con Vá được dựng vào năm Giáp Tuất (1934) và con Ky được dựng vào năm Đinh Sửu (1936). Trao đổi với chúng tôi, tiến sỹ Hà Ngọc Hòa, giảng viên trường đại học Khoa học – đại học Huế cho biết: “Trong thời gian sống tại Huế, cụ Phan có nuôi hai con chó và khi nó mất vì quá thương, cảm động lòng trung thành với chủ của chúng nên ông đã than khóc và lập mộ cho chúng. Trong những sáng tác văn thơ ông cũng có bài viết về lòng trung thành và dành nhiều tình cảm cho hai con vật này”. Tuy nhiên cũng theo ông Hòa, thông qua hình ảnh hai con chó, hay việc lập bia mộ cho chúng ngụ ý là để đả kích một số người, hạng người không thể sánh bằng những con vật. |
Theo nhiều tài liệu cũng như nội dung để lại trên tấm bia mộ, từ hai con chó này cụ Phan đã phản ánh những hạng người thiếu chí lớn, vì lợi riêng không thể sánh bằng hai con vật của mình. Tấm bia mộ có ghi rõ “chẳng bao giờ như mèo với chó thiệt là nhân đó” và “chẳng bao giờ vì miếng ngon dận dụ thiệt là trí đó”. Tờ Trung kỳ tuần báo số 14, ngày 15/4/1936, cụ Phan có bài viết về con Vá với nghĩa dũng sâu sắc. Một người quen đến thấy cụ Phan dựng bia cho con Vá, bảo: “Ông sao quá đa sự, coi chó như người?”. Cụ Phan đáp: “Nhưng theo về nguyên tắc sinh lý thì người với chó có gì phân biệt. Mà sở dĩ phân biệt là chính ở nơi tinh thần. Nếu tinh thần mà mất hết tri giác, thì người chẳng phải chó là gì?”.
Cụ Phan cũng kể chiến công của con Vá là bắt trộm. Có lần người giúp việc tham lam, lén lấy trộm tiền, con Vá nằm dưới giường xông ra cắn vào chân. Con Vá là một con chó thông minh, trung thành với chủ: “Duy chỉ có việc này thì ở trong chủng tộc chó e con Vá là “độc nhất vô nhị”, là nó thấy đồ ăn ở ngoài đường, hay chỗ nào mà không phải của chủ nó cho ăn, thì nó nhất định không chịu ăn”. Mộ hai con chó được dựng lên ngoài tình yêu thương, cụ Phan còn “biến” nó thành một công cụ đấu tranh, đả kích một số hạng người trong thời buổi bấy giờ “vì miếng mồi ngon mà phản chủ”. Thời loạn lạc, ngoài những con người trung thành, yêu nước, thương dân vẫn đầy rẫy những hạng người thiếu “trí và nhân”. Hai phần mộ không chỉ là sự yêu thương hai con vật, mà được coi như hai con người thực thụ vì theo cụ Phan “nó có đủ đức trí và đức nhân mà bao người không thể có”.
Theo doisongphapluat.com
Nhân dịp chào mừng Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế vào sáng 25/4.
Sáng 25/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) đã tổ chức triển lãm về Quan xưởng triều Nguyễn với những chủ đề: “Quan xưởng triều Nguyễn qua châu bản - Di sản tư liệu Thế giới” tại Trường Lang, Đại Cung Môn (Đại Nội Huế).
Chiều 23/4, tại hội trường UBND TP Huế đã diễn ra buổi họp báo Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VIII năm 2019.
Đồng chí Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22-4-2019 tại nhà Công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Thành phố Hà Nội.
Sáng ngày 21/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã ra quân hưởng ứng "Ngày chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế xanh-sạch-sáng".
Sáng 12/4, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế và triển khai công tác thu, nộp Quỹ phòng chống thiên tai năm 2019.
Sáng ngày 12/04, tại quảng trường Ngọ Môn Huế, , Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật về đề tài “Biển, đảo quê hương”.
Chiều 11/4, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi tổng kết chuyến thực tế sáng tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2019.
Chiều 05/4, Liên đoàn Lao động thành phố Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tố chức hội nghị triển khai cuộc thi ảnh nghệ thuật - thời sự về giai cấp công nhân và Công đoàn Thành phố Huế.
Tháng tư về khiến chúng ta nhớ đến các anh, những người con của quê hương đã nằm xuống những nghĩa trang “rêu mờ mộ chí”, “Các thông tin trên bia/ Tất cả còn để ngỏ/ Tiếng các anh vọng về”… Nơi ấy ánh lên sắc màu của vẻ đẹp lặng thầm mỗi sáng mỗi chiều khi nắng chiếu xiên đỉnh núi. Những hình ảnh lấp lánh trong thơ: “Mưa biên giới bỗng mồ côi giọt chồng”; “Cỏ xanh ngằn ngặt lời thề nước non”, không khỏi khiến chúng ta lặng đi dưới bầu trời bình yên.
Chiều tối 31/3, tại Nhà Kèn, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc tỉnh phối hợp tổ chức chương trình “Nhớ Trịnh Công Sơn” nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh và 18 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sáng 31/3, Tại Gác Trịnh đã diễn ra Triển lãm phòng tranh “ Để gió cuốn đi” nhằm tưởng niệm 18 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Quý bạn đọc thân mến.
Những tiềm năng của Thừa Thiên Huế đang được nhìn nhận rõ hơn để phát huy giá trị tiềm tàng vốn có. Bài viết “Những dấu ấn nhân văn trong giấc mơ Huế” cho thấy những động thái phát triển kinh tế của tỉnh trong sự hài hòa với thiên nhiên hầu giữ lại và tôn vinh nét đẹp từng in sâu trong tâm thức mọi người về một thành phố nên thơ từ kinh thành đền đài cổ kính đến bóng dáng con người nghiêng nghiêng bên dòng Hương quyến rũ. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang có kế hoạch cho một tương lai Xanh Sạch Sáng mà trong đó “thành phố bốn mùa hoa” đang được kỳ vọng để tăng thêm tính hấp dẫn và trong lành của cố xứ mộng mơ.
Đoàn múa rối thuộc Nhà hát múa rối và nghệ thuật cổ truyền Cố đô Huế vừa có chuyến biểu diễn tại trường Tiểu học Thủy Xuân (TP Huế). Chương trình với nhiều hoạt cảnh gắn với những bài học của các em. Gần gũi, thiết thực, phản ánh tâm lý, tình cảm tuổi thơ...
Sáng ngày 26/03, tại Bảo tàng Lịch sử Huế, Sở văn hóa và Thể Thao Hồ Chí Minh phối hợp với Sở văn hóa và thể thao Thừa Thiên Huế cùng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TP Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm chuyên đề “ Làn sóng cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam” và “ Phong trào hòa bình Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh 1954- 1975 và tình hữu nghị Việt – Nhật”.
Chiều 25/3, tại trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật trẻ Huế lần thứ 4 - 2019. Triển lãm do Hội Mỹ thuật tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức.
Sáng 24/3, tại khu vực Bến thuyền Tòa Khâm (Công viên 3/2, đường Lê Lợi, TP Huế), Sở Du lịch tỉnh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Phát động ngành Du lịch hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh".
Sáng ngày 21/03, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị đánh giá 02 tháng triển khai đề án “Ngày chủ nhật xanh”.
Sáng 16/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến tham dự lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh với chủ đề hãy hành động để A Lưới thêm xanh- sạch- sáng cùng bà con thôn A Hươr, xã Nhâm, huyện A Lưới.
Sáng ngày 16/3, Sở Khoa học và Công nghệ phối với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch và UBND thành phố Huế tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế".