Bí mật về đôi khuyển trung thành bên mộ cụ Phan Bội Châu

09:06 27/01/2015

Nằm dưới chân nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu, là ngôi mộ của hai chú khuyển. Ngày hai chú khuyển mất, chính bàn tay cụ Phan chôn cất và lập bia mộ. Gần 100 mùa xuân đi qua, câu chuyện về hai chú khuyển trung thành cũng phai nhạt trong ý niệm bao người. Đến bây giờ, nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có hai ngôi mộ ấy?

Sáu tấm bia lạ dưới chân cụ Phan

Trong cơn mưa cùng cái lạnh tê tái của những ngày đầu đông, Huế vẫn lần lượt đón tiếp những du khách đi và về. Được biết đến với nhiều di tích lịch sử của triều Nguyễn, dạo quanh các địa danh nổi tiếng nhiều người vẫn không quên ghé lại khu di tích, tưởng niệm cụ Phan Bội Châu, nơi một thời đã diễn ra bao biến cố. Tọa lạc trên con đường cùng tên (119 Phan Bội Châu, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế) khu tưởng niệm “ông già Bến Ngự” mỗi ngày vẫn chào đón bao người. Lăng mộ cùng với mái nhà tranh nhỏ nơi cụ từng sống, cách nhau chỉ vài bước chân. Dạo quanh một vòng khắp khuôn viên, ngẫm lại những công lao, sự hy sinh của cụ Phan cho thế hệ mai sau, nhiều người vẫn ngậm ngùi. Mái nhà tranh, khu lăng mộ tất cả đều rất đơn sơ.

Có một điều khiến người dân quanh vùng và cả du khách khi đến đây thắc mắc: “Vì sao lại có sáu tấm bia ngay dưới chân phần mộ cụ Phan Bội Châu?”. Nhiều người dân sống lâu năm trong vùng cũng không rõ những tấm bia này có từ khi nào và vì sao lại được đặt ngay dưới chân phần mộ của cụ?

Tiếp xúc với một số người dân quanh vùng, bà Nguyễn Thị Thu (75 tuổi, P.Trường An – TP. Huế) một người dân sống lâu năm cạnh khu vực tưởng niệm cho biết: “Những tấm bia này đã có từ rất lâu nhưng không ai biết có từ khi nào. Thời của bà trước đây cũng có mấy người lớn tuổi biết nhưng giờ chẳng còn ai sống thọ đến hôm nay mà kể lại”. Cũng theo bà Thu, đó là sáu tấm bia của hai con chó mà cụ Phan từng nuôi. Những người đến đây, khi biết sáu tấm bia này của hai chú chó ai nấy đều ngỡ ngàng. Không hiểu lý do vì sao ngay dưới chân một chí sỹ cách mạng lại có sáu tấm bia mộ dành cho hai con chó.

Khi khu di tích được phục dựng, nhiều người vẫn tò mò về sáu tấm bia kỳ lạ này. Sáu tấm bia được đặt theo hàng ngang, mỗi tấm cách nhau chừng 40cm. Trong sáu tấm bia ấy, có hai tấm được viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ, hai tấm viết bằng chữ Hán. Hai tấm còn lại, là hai tấm nhỏ nhất thì viết bằng chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ. Trong sáu tấm bia, ba tấm phía bên phải viết về “con Ky” còn ba tấm bên trái thì được viết về “con Vá”. Từ xưa đến nay, ngoài những bàn thờ được lập ra để thờ “thần cẩu”, hình ảnh sáu tấm bia mộ để thờ hai con chó là chuyện hiếm thấy.

Bà Phan Tâm Thanh, một người khách tham quan cho biết: “Thoạt nhìn, tôi cứ ngỡ là bia mộ của ai đó, nhưng khi nghe bảo là mộ của hai con chó thì thấy hơi ngạc nhiên. Không chỉ riêng tôi thắc mắc rằng tại sao lại có mộ hai con chó ngay dưới chân phần mộ của cụ Phan?”.

Sáu tấm bia mộ kỳ lạ này, từ ngày này qua ngày khác vẫn khiến nhiều người dân lẫn du khách thắc mắc. Người nọ truyền tai người kia, họ biết hai chú khuyển được lập bia ấy chính là hai con chó do cụ Phan nuôi. Nhưng để nói lý do vì sao cụ Phan lại dựng hai tấm bia mộ ngay trong khuôn viên và nằm ở dưới chân phần mộ của mình thì chẳng ai lý giải được.

Hai chú khuyển trung thành

Ngày 30/6/1925 cụ Phan trên đường từ Hàng Châu trở về Quảng Châu (Trung Quốc), khi đến Bắc Thượng Hải thì bị quân Pháp bắt và đưa về Hà Nội. Những ngày đầu, cụ Phan bị tòa xử chung thân khổ sai nhưng sau đó vì sợ quần chúng nhân dân phản ứng nên đổi lại quản thúc tại gia. Từ năm 1926, trở về Huế cụ sống trong căn nhà tranh ở Bến Ngự, một thời người dân vẫn gọi cụ Phan Bội Châu là “ông già Bến Ngự”. Suốt những năm tháng ở Huế, cụ Phan đã nuôi hai con chó, đặt tên là Ky và Vá. Hai phần mộ của hai chú khuyển được đích thân cụ Phan Bội Châu dựng lên. Hai con vật này lúc còn sống hết mực trung thành với chủ.

Trên tấm bia mộ bằng chữ Quốc ngữ của con Ky có khắc nội dung: “Người hơi có đức nhân thường kém về phần trí; người hơi có đức trí thường kém về phần nhân; vừa trí vừa nhân thiệt là hiếm thấy; ai ngờ con Ky nầy lại đủ hai đức ấy - Chung nhau thờ một chủ thời xem là anh em, chẳng bao giờ như mèo với chó thiệt là nhân đó - Thấy không phải chủ, thời xem bằng cừu thù, chẳng bao giờ vì miếng ngon dận dụ thiệt là trí đó - Trí vừa nhân, nhân vừa trí, trong giống súc mà người, e đến mầy mới thấy”. Cũng như bia mộ của con Ky, trên bia mộ con Vá có nội dung: “Vì có dụng nên liều chết phần đầu; vì có nghĩa nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiệt khó; người còn vậy huống gì chó. Ôi con Vá nầy; đủ hai đức đó, há như ai kia, mặt người lòng thú nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ nó”.

Đả kích một số người trong xã hội

Bia mộ hai con chó được chính tay cụ Phan dựng lên, mộ con Vá được dựng vào năm Giáp Tuất (1934) và con Ky được dựng vào năm Đinh Sửu (1936). Trao đổi với chúng tôi, tiến sỹ Hà Ngọc Hòa, giảng viên trường đại học Khoa học – đại học Huế cho biết: “Trong thời gian sống tại Huế, cụ Phan có nuôi hai con chó và khi nó mất vì quá thương, cảm động lòng trung thành với chủ của chúng nên ông đã than khóc và lập mộ cho chúng. Trong những sáng tác văn thơ ông cũng có bài viết về lòng trung thành và dành nhiều tình cảm cho hai con vật này”. Tuy nhiên cũng theo ông Hòa, thông qua hình ảnh hai con chó, hay việc lập bia mộ cho chúng ngụ ý là để đả kích một số người, hạng người không thể sánh bằng những con vật.

Theo nhiều tài liệu cũng như nội dung để lại trên tấm bia mộ, từ hai con chó này cụ Phan đã phản ánh những hạng người thiếu chí lớn, vì lợi riêng không thể sánh bằng hai con vật của mình. Tấm bia mộ có ghi rõ “chẳng bao giờ như mèo với chó thiệt là nhân đó” và “chẳng bao giờ vì miếng ngon dận dụ thiệt là trí đó”. Tờ Trung kỳ tuần báo số 14, ngày 15/4/1936, cụ Phan có bài viết về con Vá với nghĩa dũng sâu sắc. Một người quen đến thấy cụ Phan dựng bia cho con Vá, bảo: “Ông sao quá đa sự, coi chó như người?”. Cụ Phan đáp: “Nhưng theo về nguyên tắc sinh lý thì người với chó có gì phân biệt. Mà sở dĩ phân biệt là chính ở nơi tinh thần. Nếu tinh thần mà mất hết tri giác, thì người chẳng phải chó là gì?”.

Cụ Phan cũng kể chiến công của con Vá là bắt trộm. Có lần người giúp việc tham lam, lén lấy trộm tiền, con Vá nằm dưới giường xông ra cắn vào chân. Con Vá là một con chó thông minh, trung thành với chủ: “Duy chỉ có việc này thì ở trong chủng tộc chó e con Vá là “độc nhất vô nhị”, là nó thấy đồ ăn ở ngoài đường, hay chỗ nào mà không phải của chủ nó cho ăn, thì nó nhất định không chịu ăn”. Mộ hai con chó được dựng lên ngoài tình yêu thương, cụ Phan còn “biến” nó thành một công cụ đấu tranh, đả kích một số hạng người trong thời buổi bấy giờ “vì miếng mồi ngon mà phản chủ”. Thời loạn lạc, ngoài những con người trung thành, yêu nước, thương dân vẫn đầy rẫy những hạng người thiếu “trí và nhân”. Hai phần mộ không chỉ là sự yêu thương hai con vật, mà được coi như hai con người thực thụ vì theo cụ Phan “nó có đủ đức trí và đức nhân mà bao người không thể có”.

Theo doisongphapluat.com

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 12/7, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã  tổ chức buổi họp báo triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thừa Thiên Huế năm 2019

  • Sáng ngày 12/7, tại trường Trung học cơ sở Tôn Thất Bách - xã Hương Thọ - Thị xã Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tố chức khai mạc trại sáng tác văn học Hương Thọ năm 2019.

     

  • Chiều 11/7, TS. Nguyễn Hữu Liêm (là tiến sĩ luật khoa, tiến sĩ triết học ở Mỹ ) vừa có buổi ra mắt sách “Cám dỗ Việt Nam” tại 14 Phạm Ngũ Lão, TP. Huế.

  • Ngày 7/7, Câu lạc bộ Thơ Facebook xứ Huế đã ra mắt tập thơ “Sắc màu Huế thương” nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập.  

  • Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế  phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.

  • Tối 05/7, Tuần phim Đan Mạch 2019 đã được khai mạc tại rạp BHD - Vincom Huế. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Kim Højlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.

  • Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); ở Thừa Thiên Huế có một địa điểm đặc biệt quan trọng - đó là đồi A Bia. Nơi đây từng diễn ra trận đánh được giới nghiên cứu Mỹ cho là ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một trong những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia, bài viết “Trận đánh góp phần tạo bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam” đã đưa ra một số tư liệu quý cũng như việc xác định đúng vị trí của trận đánh. Đồi A Bia từ lâu đã làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín trong và ngoài nước.

  • Sáng 28/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Tối 25/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Viện Goethe và Hội hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đã khai mạc triển lãm “Hợp tác Đức – Việt qua ảnh”.

     

  • Sáng 18/6,  Tại Hà Tĩnh, Liên hiệp các Hội VHNT Hà Tĩnh – Tạp chí Hồng Lĩnh đã tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc Miền Trung với đề tài biển đảo. Tạp chí Sông Hương cùng đại diện các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật các tỉnh trong khu vực và Ban Biên tập các tạp chí: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt tham dự.

     

  • Sáng 14/6, tại giảng đường I trường Đại học Sư phạm Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì Môi trường của ngành Giáo dục. 

  • Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại huyện Quảng Điền do Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức vừa bế mạc vào chiều 13/6.

  • Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.

  • Chiều 4/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp Trường đại học Nghệ thuật  Huế tổ chức triển lãm Các tác phẩm tốt nghiệp năm 2019. 

  • Chiều 31/5, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2019).

  • Sáng ngày 29/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Quảng Điền tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2019. 

  • Chiều 18/5 (tức 14/4 Âm lịch), Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2563 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và lễ rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm. Chương trình do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức, với hàng ngàn người gồm chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni phật tử, đoàn khách quốc tế và người dân toàn tỉnh tham gia lễ rước.

  • Giáo sư, Dịch giả Thái Kim Lan vừa cho ra mắt tập tản văn “ Mai rồi mưa tạnh trong xuân”  tại Huế.

     

  • Sáng ngày 18/5, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Cao Đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực Chay Huế.

  • Sáng 17/5, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dấu ấn một cuộc đời sắc son”.