TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Ảnh: internet
1. Bác Hồ với Bình Trị Thiên
Bình Trị Thiên là nơi nhận được sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi mà trong thời Pháp thuộc đã có nhiều người thân trong gia đình của Bác như cụ Nguyễn Sinh Khiêm, cụ Nguyễn Thị Thanh đã sống, học tập, làm việc và hoạt động cách mạng. Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ cũng đã yên nghỉ trên vùng đất Cố đô Huế.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn hướng về Huế về Bình Trị Thiên. Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn dành thì giờ chăm lo bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên Bình Trị Thiên. Bác luôn quan tâm đến đồng bào, dõi theo những chiến công của đồng bào. Mỗi lần có chiến công Bác thường xuyên kịp thời động viên. Vì thế, quân và dân Bình Trị Thiên đã phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, đánh tan âm mưu bình định, chia cắt của địch.
Năm 1954, hòa bình lập lại nhưng Tổ quốc ta tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, lời Bác trìu mến lại truyền đến với đồng bào miền Nam, đồng bào Bình Trị Thiên. Cuối năm 1955, Bác gửi một số quà tặng cho đồng bào miền núi thuộc xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Việc này đã trở thành niềm tin sức mạnh cho nhân dân xã Húc và Quảng Trị vượt qua bao thử thách ác liệt trong những ngày giáp mặt với quân thù.
Ngày 16 tháng 6 năm 1957, một vinh dự vô cùng lớn lao là Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình đặc biệt là cán bộ khu vực Vĩnh Linh vui mừng đón Bác về thăm, được Bác ân cần căn dặn nhiều điều về đoàn kết dân tộc, đánh giặc cứu nước. Sau khi Bác về đến Hà Nội, đảng viên và nhân dân Quảng Bình, Vĩnh Linh bồi hồi xúc động trước những cử chỉ thân mật, lời dạy ân cần của Người. Từ đó trở đi, một phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, hàn gắn vết thương chiến tranh, củng cố quốc phòng, đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève diễn ra sôi nổi và hào hứng khắp nơi.
Kể từ ngày Bác về với “thế giới người hiền”, đồng bào Bình Trị Thiên đã không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đó là quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân Bình Trị Thiên bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, đổi mới để tiến lên. Năm 1989, trước yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Bình Trị Thiên lại tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cho dù nhập tỉnh rồi lại tách tỉnh nhưng đồng bào Bình Trị Thiên vẫn luôn hướng về cách mạng và Bác Hồ. Trong đó hình thức diễn xướng thơ ca dân gian là dễ đi sâu vào lòng người dân nhất. Hình tượng Bác Hồ lại càng được tỏa sáng soi đường cho nhân dân Bình Trị Thiên tiếp bước dưới lá cờ cách mạng, lá cờ chiến thắng.
2. Hình tượng Bác Hồ trong thơ ca dân gian Bình Trị Thiên
“Bác Hồ với nhân dân, nhân dân với Bác Hồ, mối quan hệ ấy là mối quan hệ vô cùng bền vững, sâu sắc và mặn nồng. Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân Bình Trị Thiên biết ơn và kính yêu Bác Hồ vô hạn”(1). Tình cảm chân thành và thắm thiết ấy một phần được thể hiện, được phản ánh qua các vần thơ ca dân gian mộc mạc mà rất đằm thắm, thiết tha.
Tác giả của những bài thơ ca về Bác Hồ đủ các thành phần trong xã hội như nông dân, công nhân, nhân sĩ trí thức, đội ngũ văn nghệ sĩ, các cựu chiến binh, được họ sáng tác từ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và trong những năm từ sau ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng. Thơ ca dân gian Bình Trị Thiên viết về Bác Hồ gắn liền với công việc lao động, sản xuất, bảo vệ quê hương đất nước, giãi bày những tâm tư, tình cảm nguyện vọng của nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, mỗi hành động, lời nói của người dân luôn khắc sâu lòng biết ơn vô hạn đối với Bác:
Bác mong dân được ấm no,
Bác mong đất nước tự do hòa bình.
Suốt Trung, Nam, Bắc chúng mình,
Người bao nhiêu đó, nặng tình bấy nhiêu.
Với sự sáng tạo về ngôn ngữ và thể loại thơ ca dân gian, đồng bào đã nói lên được những ý nguyện của mình:
Ai đếm được cát?
Ai tát được bể?
Ai kể được sao?
Đố ai tính được công lao Bác Hồ.
Bác Hồ đã dành cho nhân dân Bình Trị Thiên nhiều tình cảm hết sức mộc mạc chân thành mà lại rất đỗi thiêng liêng. Đã có lần nhân dân ở chợ Sam, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết đấu tranh để bảo vệ giữ gìn đồng bạc Cụ Hồ. Trong chiến đấu chống quân xâm lược, người Bình Trị Thiên vẫn tin ở thế chiến thắng cuối cùng. Sự quyết tâm đó được thể hiện qua câu hò nhắn nhủ đồng bào.
Núi Mâu Sơn cao bao nhiêu trượng,
Sông Nhật Lệ sâu biết mấy nhiêu tầng.
Dừng chèo ta dặn bạn đồng tâm,
Lời Cụ Hồ nắm vững khăng khăng.
Dù có mưa nguồn chớp biển,
Cũng không đến nỗi mần răng mô đồng bào.
Ước nguyện lớn nhất của người dân là mong đất nước được độc lập và đón Bác vào thăm:
Ai ra muôn dặm trùng dương,
Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.
Mừng ngày Độc lập Cụ vô,
Thỏa lòng mong đợi ước mơ đêm ngày.
Xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nằm dưới chân đồi 74, nơi có các trận địa phòng không và dân quân xã đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi nhiều máy bay, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Đồng bào đã lấy cảm hứng từ chiến công đó mà sáng tác nên câu ca:
Vĩnh Thủy quê ta vang trời dậy đất,
Năm châu bốn biển tới tấp chào mừng.
Nghe lời Bác dạy dốc lòng,
Chiến công nối tiếp chiến công rộn ràng.
Thực hiện lời Bác, người dân Bình Trị Thiên cùng cả nước hưởng ứng phong trào bình dân học vụ. Người dân khuyên nhau đi học để khỏi hổ thẹn với dân, học để yêu quê hương, đất nước:
Bấm tay, mạ nhớ ngọn ngành,
Hai mùa lúa chín, con mình về đây.
Đêm đêm, mạ nhớ tỏ tường,
Ngàn năm, mạ nhớ công ơn Bác Hồ.
Tuổi cao, mắt mạ có mờ,
Dằn lòng son sắt, mạ chờ Bác vô.
Đêm đêm, nhẩm đọc i tờ,
Bình dân học vụ ngày càng tấn tới,
Dù cho giặc khủng bố, ruộng ngoài đồng không bỏ hóa nơi mô.
Toàn dân đoàn kết theo lời dạy của Cụ Hồ,
Đánh tan quân cướp nước, giữ cơ đồ Việt Nam.
Đồng bào Tà Ôi, Pa Cô, Bru - Vân Kiều luôn làm theo những lời căn dặn của Bác, vì thế mà trong thơ ca dân gian hình ảnh Bác được đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây nhắc đến nhiều. Những bài ca cách mạng cũng theo đó mà ngân vang vào trong vùng dân tộc, con gái, con trai, trẻ nhỏ đều náo nức hát trong những buổi hội hè, hát lúc lên rẫy ra nương.
Trâu từng đàn quay sừng chống hổ, hổ bỏ chạy,
Dao nhiều cây cùng chặt về một hướng, hạ ngã trăn rừng.
Một bờ cây dày chắn ngang cơn gió xoáy,
Ta bện thừng lòng dân mọi bản về với Bác Hồ.
Được giải phóng khỏi ách nô lệ, dân ca chuyển thành lời ca, tiếng hát ca ngợi cách mạng, ca ngợi Bác Hồ, động viên bộ đội, nhân dân đi chiến đấu, quyết tâm kháng chiến đến cùng, xây dựng căn cứ cách mạng ở A Lưới:
Chim Acrot nhớ thương bay về quê mẹ,
Cho con hươu, con nai tìm lại cỏ non.
Mở đường 12 cho xe ngược xuôi qua lại,
Mở rộng sân bay để đón Cụ Hồ,
Và A Lưới quê mình cả một bài thơ.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước, hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân cả nước. Nhân dân Bình Trị Thiên đã vui cái vui chung của dân tộc mà trong lòng vẫn luôn nhớ công ơn của Bác Hồ, tự nguyện đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu, luôn luôn cảnh giác trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
Nay lúa tốt khoai tươi cũng nhờ sức người vun xới,
Cách mạng giải phóng rồi cũng nhờ Bác Hồ tranh đấu dẻo dai.
Các bạn đồng chí ơi gắng công chống giặc, chống mãi, chống hoài,
Chống răng chừ chúng ra khỏi nước mới đem lại tương lai hòa bình.
Thật không thể nói hết được tình cảm của người dân Bình Trị Thiên với Bác Hồ. Những lời lẽ chân thành mộc mạc qua thơ ca dân gian nêu thể hiện được tấm lòng của người dân Bình Trị Thiên đối với Bác Hồ và Bác Hồ với người dân Bình Trị Thiên.
T.N.K.P
(TCSH395/01-2022)
------------------------------
(1). Lê Tiến Dũng, Trần Hoàng: Cụ Hồ ở giữa lòng dân. Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr 5.
MAI VĂN HOAN giới thiệu Vĩnh Nguyên tên thật là Nguyễn Quang Vinh. Anh sinh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ) ở Vĩnh Tuy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bố anh từng tu nghiệp ở Huế, ông vừa làm thầy trụ trì ở chùa vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Thuở thiếu thời anh đã ảnh hưởng cái tính ngay thẳng và trung thực của ông cụ. Anh lại cầm tinh con ngựa nên suốt đời rong ruổi và “thẳng như ruột ngựa”.
LGT: Vài năm lại đây, sau độ lùi thời gian hơn 30 năm, giới nghiên cứu văn học cả nước đang xem xét, nhận thức, và đánh giá lại nền “Văn học miền Nam” (1954 - 1975) dưới chế độ cũ, như một bộ phận khăng khít của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX với các mặt hạn chế và thành tựu của nó về nghệ thuật và tính nhân bản. Văn học của một giai đoạn, một thời kỳ nếu có giá trị thẩm mỹ nhân văn nhất định sẽ tồn tại lâu hơn bối cảnh xã hội và thời đại mà nó phản ánh, gắn bó, sản sinh. Trên tinh thần đó, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết vừa có tính chất hồi ức, vừa có tính chất nghiên cứu, một dạng của thể loại bút ký, hoặc tản văn về văn học của tác giả Nguyễn Đức Tùng, được gửi về từ Canada. Bài viết dưới đây đậm chất chủ quan trong cảm nghiệm văn chương; nó phô bày cảm nghĩ, trải nghiệm, hồi ức của người viết, nhưng chính những điều đó làm nên sự thu hút của các trang viết và cả một quá khứ văn học như sống động dưới sự thể hiện của chính người trong cuộc. Những nhận định, liên hệ, so sánh, đánh giá trong bài viết này phản ánh lăng kính rất riêng của tác giả, dưới một góc nhìn tinh tế, cởi mở, mang tính đối thoại của anh. Đăng tải bài viết này chúng tôi mong muốn góp phần đa dạng hóa, đa chiều hóa các cách tiếp cận về văn học miền Nam. Rất mong nhận được các ý kiến phản hồi của bạn đọc. TCSH
MAI VĂN HOAN giới thiệuNăm 55 tuổi, Hồng Nhu từng nhiều đêm trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh gắn bó trọn hai mươi lăm năm với bao kỷ niệm vui buồn. Và cuối cùng anh đã quyết tâm trở về dù đã lường hết mọi khó khăn đang chờ phía trước. Nếu không có cái quyết định táo bạo đó, anh vẫn là nhà văn của những thiên truyện ngắn Thuyền đi trong mưa ngâu, Gió thổi chéo mặt hồ... từng được nhiều người mến mộ nhưng có lẽ sẽ không có một nhà văn đầm phá, một nhà thơ “ngẫu hứng” như bây giờ.
LÊ HỒNG SÂMTìm trong nỗi nhớ là câu chuyện của một thiếu phụ ba mươi tám tuổi, nhìn lại hai mươi năm đời mình, bắt đầu từ một ngày hè những năm tám mươi thế kỷ trước, rời sân bay Nội Bài để sang Matxcơva du học, cho đến một chiều đông đầu thế kỷ này, cũng tại sân bay ấy, sau mấy tuần về thăm quê hương, cô cùng các con trở lại Pháp, nơi gia đình nhỏ của mình định cư.
NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc “Cạn chén tình” - Tuyển tập truyện ngắn Mường Mán, NXB Trẻ, 2003)Với gần 40 năm cầm bút, với hơn hai chục tác phẩm văn xuôi, thơ và kịch bản phim, nhà văn Mường Mán là một tên tuổi đã quen thuộc với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Có lẽ vì ấn tượng của một loạt truyện dài mà ngay từ tên sách (Lá tương tư, Một chút mưa thơm, Bâng khuâng như bướm, Tuần trăng mê hoặc, Khóc nữa đi sớm mai v...v...) khiến nhiều người gọi ông là nhà văn của tuổi học trò, trên trang sách của ông chỉ là những “Mùa thu tóc rối, Chiều vàng hoa cúc...”.
NGUYỄN VĂN HOATranh luận Văn Nghệ thế kỷ 20, do Nhà xuất bản lao động ấn hành. Nó có 2 tập: tập 1 có 1045 trang và tập 2 có 1195 trang, tổng cộng 2 tập có 2240 trang khổ 14,4 x 20,5cm. bìa cứng, bìa trang trí bằng tên các tờ báo, tạp chí có tư liệu tuyển trong bộ sách này.
VĨNH CAO - PHAN THANH HẢIVườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Nhưng do những nguyên nhân lịch sử, khu vườn này đã bị triệt giải từ đầu thời vua Ðồng Khánh (1886-1889) và để trong tình trạng hoang phế mãi đến ngày nay. Trong những nỗ lực nhằm khắc phục các "không gian trắng" tại Tử Cấm Thành và phục hồi các khu vườn ngự của thời Nguyễn, từ giữa năm 2002, Trung tâm BTDTCÐ Huế đã phối hợp với Hội Nghệ thuật mới (Pháp) tổ chức một Hội thảo khoa học để bàn luận và tìm ra phương hướng cho việc xây dựng dự án phục hồi khu vườn này.
HỒNG DIỆUNhà thơ Cao Bá Quát (1809-1854) được người đời hơn một thế kỷ nay nể trọng, với cả hai tư cách: con người và văn chương. "Thần Siêu, thánh Quát", khó có lời khen tặng nào cao hơn dành cho ông và bạn thân của ông: Nguyễn Văn Siêu (1799-1872).
HÀ VĂN THỊNHI. Có lẽ trong nhiều chục năm gần đây của lịch sử thế giới, chưa có một nhà sử học nào cũng như chưa có một cuốn sách lịch sử nào lại phản ánh những gì vừa xẩy ra một cách mới mẻ và đầy ấn tượng như Bob Woodward (BW). Hơn nữa đó lại là lịch sử của cơ quan quyền lực cao nhất ở một cường quốc lớn nhất mọi thời đại; phản ánh về những sự kiện chấn động nhất, nghiêm trọng nhất đã diễn ra trong ba năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới: sự kiện ngày 11/9, cuộc chiến tranh Afganistan và một phần của cuộc chiến tranh Iraq.
ĐẶNG TIẾN (Đọc Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)Một tờ báo ở ngoài nước đã giới thiệu bốn cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mới xuất bản. Dĩ nhiên là một bài báo không thể tóm lược được khoảng 1700 trang hồi ký viết cô đúc, nhưng cũng lảy ra được những đặc điểm, ý chính và trích dẫn dồi dào, giúp người đọc không có sách cũng gặt hái được vài khái niệm về tác phẩm.
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO (Đọc tập truyện ngắn “Trà thiếu phụ” của nhà văn Hồng Nhu – NXB Hội Nhà văn 2003)Tôi đã được đọc không ít truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu và hầu như mỗi tập truyện đều để lại trong tôi không ít ấn tượng. Trải dài theo những dòng văn mượt mà, viết theo lối tự sự của nhà văn Hồng Nhu là cuộc sống muôn màu với những tình cảm thân thương, nhiều khi là một nhận định đơn thuần trong cách sống. Nhà văn Hồng Nhu đi từ những sự việc, những đổi thay tinh tế quanh mình để tìm ra một lối viết, một phong cách thể hiện riêng biệt.
ĐỖ QUYÊN…Đọc thơ Bùi Giáng là thuốc thử về quan niệm thơ, về mỹ học thi ca. Đã và sẽ không ai sai nhiều lắm, cũng không ai đúng là bao, khi bình bàn về thơ họ Bùi. Nhắc về cái tuyệt đỉnh trong thơ Bùi Giáng, độ cao sâu tư tưởng ở trước tác Bùi Giáng nhiều bao nhiêu cũng thấy thiếu; mà chỉ ra những câu thơ dở, những bài thơ tệ, những đoạn văn chán trong chữ nghĩa Bùi Giáng bao nhiêu cũng bằng thừa…
LÊ THỊ HƯỜNGTrong căn phòng nhỏ đêm khuya, giai điệu bản sonat của Beethoven làm ta lặng người; một chiều mưa, lời nhạc Trịnh khiến lòng bâng khuâng; trong một quán nhỏ bên đường tình cờ những khúc nhạc một thời của Văn Cao vọng lại làm ta bất ngờ. Và cũng có thể giữa sóng sánh trăng nước Hương Giang, dìu dặt, ngọt ngào một làn điệu ca Huế khiến lòng xao xuyến.
NGÔ MINHĐến tập thơ chọn Giếng Tiên (*), nhà thơ - thầy giáo Mai Văn Hoan đã gửi đến bạn yêu thơ 5 tập thơ trữ tình, trong đó có hai tập thơ được tái bản. Đó là tập đầu tay Ảo ảnh, in năm 1988, tái bản 1995 và tập Hồi âm, in năm 1991, tái bản năm 2000. 15 năm xuất bản 7 đầu sách (2 tập tiểu luận) và đang có trong ngăn kéo vài tập bản thảo tiểu luận nữa, chứng tỏ sức sáng tạo sung mãn đáng nể trọng của một thầy giáo vừa dạy học vừa sáng tác văn chương.
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO (Đọc tập thơ ''Độc thoại trước mặt trời'' của Trần Lan Vinh- NXB Văn học Hà Nội- 2003)Trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, sự thiếu vắng những cây bút nữ đã trở thành một vấn đề cần được chú trọng. Hầu như mỗi khi phụ nữ cầm bút, điều họ quan tâm nhất đó là sự giải bày tâm sự với ngàn ngàn nỗi niềm trắc ẩn. Nếu viết là một cách để sẻ chia tâm sự thì Trần Lan Vinh là một trường hợp như thế.
NGUYỄN THANH TÚMùa đông năm ngoái, anh Đoàn Tuấn từ Hà Nội vào Huế giảng dạy lớp đạo diễn điện ảnh. Dù công việc khá bận rộn nhưng anh vẫn dành cho tôi không ít thời gian tâm sự, bởi ngoài tình cảm thân thiết anh còn là cấp trên của tôi ở toà soạn tạp chí Thế Giới Điện Ảnh. Trong những lần trò chuyện ấy, tôi thật sự bất ngờ khi nghe anh kể chuyện về cuốn sách anh sắp in ở Nhà xuất bản Trẻ mà nội dung của nó là câu hỏi hơn 20 năm nay vẫn luôn canh cánh trong tôi. Vốn dĩ Đoàn Tuấn là nhà biên kịch điện ảnh tên tuổi, anh đã có nhiều kịch bản phim nổi tiếng như: Chiếc chìa khoá vàng (1998), Ngõ đàn bà (1992), Đường thư (2003)...
MAI VĂN HOANNguyễn Khoa Điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình một phong cách riêng. Qua các tập Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007) ta bắt gặp những suy ngẫm của anh đối với nhân dân, đất nước; những chiêm nghiệm của anh về đời sống xã hội, nhân tình thế thái. Những chiêm nghiệm và suy ngẫm đó được thể hiện bằng một giọng thơ trầm tĩnh, bình dị, sâu lắng và khá hiện đại.
NGUYỄN QUANG HÀ (Đọc Nỗi niềm để ngỏ của Lê Lâm Ứng - Nhà xuất bản Văn học 2002)Đọc thơ Lê Lâm Ứng để tìm những câu mượt mà thì hơi khó. Thảng hoặc lắm mới bắt gặp ở anh tâm trạng thư thái này: Biết rằng trong cõi nhớ thương Lạc nhau âu cũng lẽ thường vậy thôi
MAI VĂN HOANNguyễn Đắc Xuân không chỉ có chân trong Hội Nhà văn Việt Nam mà anh còn là hội viên Hội Lịch sử Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam... Nhưng dù ở cương vị nào thì điều mà anh tâm huyết nhất vẫn là lịch sử và văn hóa Huế.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Nhân đọc sách "Gió về Tùng Môn Trang" của Nguyễn Xuân Dũng)Tác giả cuốn sách này là một võ sư đệ bát đẳng huyền đai thuộc phái không thủ đạo, vừa là một nhà hoạt động thương trường nổi tiếng ở Mỹ. Nhưng cuốn sách này không hề bàn đến chuyện đấm đá hơn kém hoặc là chuyện mua bán lời lỗ mà bàn về cái TÂM. Tác giả tỏ ra hết sức chú trọng vũ đạo; nhất cử nhất động đều phải xuất phát từ cái TÂM, cái TÂM viết hoa.