"Người đàn bà không hoá đá" - một cách hiện diện ở đời

16:13 23/04/2009
BÍCH THUHơn một thập niên trước đây, với hai truyện ngắn Hồi ức của một binh nhì và Vết thương lòng, Nguyễn Thế Tường đã đoạt giải cao trong cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1992 - 1994. Tôi còn nhớ một trong số các nhà phê bình đã thành danh của nhà số 4 Lý Nam Đế không kìm được cảm xúc của mình với chùm truyện dự thi của Nguyễn Thế Tường lúc ấy đã thốt lên: “Tôi thích truyện ngắn Nguyễn Thế Tường”. Từ đó đến nay, Nguyễn Thế Tường vẫn miệt mài viết và lặng lẽ ra sách. Người đàn bà không hoá đá là lần ra mắt thứ năm của anh.

Nguyễn Thế Tường sinh ra bên dòng Kiến Giang thuộc vùng chiêm trũng Lệ Thuỷ - Quảng Bình. Anh đã từng là sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp. Sau đó nhập ngũ, là lính tăng thiết giáp và đã tham chiến tại Quảng Trị vào năm 1973, thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng. Dễ nhận thấy cái lý lịch “trích ngang” ấy đã trở thành chất liệu thẩm mỹ, thẩm thấu trong từng trang viết của Nguyễn Thế Tường. Cũng như nhiều người viết ở lứa U 50, cái tôi tự sự của Nguyễn Thế Tường luôn ngoái lại những ngày đã qua, mải miết “lội” ngược dòng, âm thầm phục sinh trong không gian, thời gian của quá khứ, của hồi ức và kỷ niệm. Khi là “một hạt bụi nào đó trong đáy sâu bộ nhớ tôi chợt động cựa”, khi là “những dòng kỷ niệm khẽ khàng nhỏ từng giọt sánh như mật”. Cứ như thế thời gian quay ngược lại nhiều chục năm về trước. Dõi theo mạch tự sự đồng hành cùng quá khứ của Nguyễn Thế Tường, người đọc thấy thấp thoáng hình bóng của người viết, như tự thuật về mình, về thế hệ mình. Vì vậy trong từng trang của Người đàn bà không hoá đá, người đọc như cũng nhận thấy bóng dáng mình, bóng dáng của bạn bè và cả cái thời mình đã sống với những niềm yêu, nỗi nhớ cùng những hoài bão và ước vọng...

Hàng ngày, hàng giờ sống trong một hiện tại bị phong toả bởi cuộc mưu sinh với bao lo toan, bận rộn, các nhân vật của Nguyễn Thế Tường đã hơn một lần vượt thoát về quá khứ. Dường như với Nguyễn Thế Tường, cái quá khứ đẹp như huyền thoại, đầy mê hoặc không chỉ làm giàu có mà còn là sức mạnh nâng đỡ tinh thần con người trong đời sống hôm nay. Dòng ký ức của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thế Tường có những trường đoạn thuần khiết, ngọt ngào với trò chơi “chấp me - che muống” của trẻ nhỏ, mang đậm bản sắc địa phương, ồn ào mà gợi cảm (Tiếng hú trên đồng). Là những cuộc lang thang đầy thú vị của đám trẻ nghèo trong làng, bất ngờ “khám phá” ra một không gian đầy ánh sáng và màu sắc: “vàng mơ hoa giêng giếng”. Loài hoa có cái tên là lạ với màu vàng rất riêng của nó mãi mãi ám gợi ký ức tuổi thơ của nhân vật tôi (Hoa giêng giếng). Là hình ảnh dịu dàng, với cái nhìn chia sẻ, khích lệ của cô giáo năm xưa đã xua tan mặc cảm thân phận của một cậu bé nghèo phải ở truồng đến lớp học vỡ lòng, mà ngay từ thời ấy, cậu bé chỉ mơ ước có cái quần để mặc đi học (Bài học đầu tiên).

Đọc truyện ngắn Nguyễn Thế Tường, người đọc có cảm giác anh là người không quên thời gian, luôn sống với thời gian hai chiều quá khứ và hiện tại. Và như thế trong văn xuôi Nguyễn Thế Tường, tiếng của ngày qua luôn đồng vọng với hôm nay. Người đọc cảm nhận được từng khoảng sống của người viết qua những kỷ niệm về thời sinh viên hoá thân trong nhân vật tôi hay nhân vật ở ngôi thứ ba nào đó, gắn với một thời gian khó trong những lớp học, những bữa cơm sinh viên nơi sơ tán. Là những cuộc đối thoại hoà trộn chất lính và chất sinh viên, đặc biệt là những giai thoại vui nhộn, hài hước của người lính vốn là cựu sinh viên văn khoa. Và cảm hứng sáng tác của Nguyễn Thế Tường như lãng mạn hơn khi viết về những thoáng cảm đầu đời, phảng phất hương vị tình đầu trong ngôn ngữ của ánh mắt, của hơi ấm bàn tay với người bạn gái thuở sinh viên. Những cảm giác ấy “như nỗi nhớ dây dưa” cứ đeo đuổi, bám riết nhân vật từ ngày tạm biệt giảng đường đại học cho đến những ngày là lính tăng thiết giáp trên một vùng đồi huấn luyện ở miền Bắc hay trước giờ tham chiến tại Quảng Trị và thậm chí ngay cả trong cuộc sống đời thường hôm nay (Trận đánh cuối cùng).

Trong thế giới truyện ngắn của Nguyễn Thế Tường, người đọc như bị ám ảnh với những nhân vật là những con người bình thường, giản dị trong các truyện Thím Thao, Bà Kiểm điên, Người đàn bà không hóa đá, Người chưa gặp, Tìm em, Trận đánh cuối cùng. Những nhân vật của Nguyễn Thế Tường là những con người ta vẫn gặp thường ngày rồi nhanh chóng lướt qua. Nhưng Nguyễn Thế Tường đã không quên và luôn trăn trở về họ. Với một cái tôi mẫn cảm, giàu trắc ẩn, Nguyễn Thế Tường đã hướng ngòi bút vào những tình huống, cảnh ngộ, khiến ta không thể lãnh đạm, gợi cho ta phải nghĩ ngợi, phải nhìn lại sự vô cảm, hờ hững của chính mình. Trong các truyện nói trên, Nguyễn Thế Tường tạo dựng được những tình tiết bất ngờ, kích thích sự tò mò của người đọc nhưng anh không bị sự kiện và tình tiết lôi kéo mà quan tâm đến tính cách và thân phận con người trong những hoàn cảnh cụ thể. Đó là phẩm chất trung thực, hết lòng vì công việc của một phụ nữ làm công tác kiểm ngân, cái phẩm chất ấy mãi theo bà như một “hội chứng” lúc về già (Bà Kiểm điên); là người công an âm thầm làm một công việc bình thường nhưng hữu ích, thậm chí phải đổ máu, hy sinh cho sự bình an của cuộc sống con người, bảo vệ đường hầm của tuyến đường sắt Bắc Nam (Người chưa gặp).

Người đàn bà không hoá đá là một truyện hay kể về một người đàn bà không chịu đầu hàng số phận, không chịu “hoá đá”, vượt lên định kiến của xã hội, tự tìm niềm vui, sự sống cho chính mình và cũng là cách thế hiện diện ở đời của những người đàn bà cùng cảnh ngộ như chị. Người đọc không khỏi rưng rưng cảm động về sự quên mình của chị Bùi, nhân vật trong truyện hơn một lần chờ đợi trong chiến tranh và trong cả thời bình, đã nuốt vào bên trong bao nhiêu giọt buồn, giọt nhớ, cuối đời nhọc nhằn sống và âm thầm cam chịu bên người chồng vô tri vô giác, đã từng là chiến sỹ ngoan cường trên đoàn tàu không số năm nào. Chỉ từng là lính xe tăng, Nguyễn Thế Tường mới hiểu được một sự thật luôn làm ta nhức buốt: “Trong chiến tranh, anh bộ binh chân bước trên đất, nằm xuống trong đất. Anh lính thuỷ hy sinh trên biển còn được sóng đánh vào bờ. Cả người phi công bay trên trời có mệnh hệ nào cũng được rơi xuống đất mẹ. Còn người lính xe tăng chết lại được hoả táng trong xe thành khói bay lên trời”. Điều đó giải thích vì sao nhân vật người chị trong truyện Tìm em đã đến tận nơi xảy ra trận đấu tăng lịch sử vào thời điểm nóng bỏng của cuộc chiến ở Cửa Việt để tìm hài cốt người em trai mà không thấy mộ, toàn thấy những cát là...cát và chỉ có thể bốc một nắm cát trắng đem về với nỗi đau không thể nói thành lời. Đằng sau dáng vẻ đời thường, bình dị đến khiêm nhường, các nhân vật của Nguyễn Thế Tường dường như tiềm ẩn sức mạnh khả dĩ chống đỡ với những hiểm nghèo, những rủi ro, những đau đớn giáng vào chính họ. Những con người bình thường mà cao khiết hiện diện trong văn xuôi của Nguyễn Thế Tường khiến tôi nhớ tới những câu thơ trong bài thơ Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời của Evtushenko, nhà thơ lớn của nước Nga: Dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ / Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình / Thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy / Biến anh thành đáng nhớ với xung quanh” (Bằng Việt dịch - Thơ trữ tình thế kỷ XX.Nxb Văn học,2005).

Trong tập Người đàn bà không hoá đá, Nguyễn Thế Tường không chỉ tỏ ra sở trường và có nghề khi khai thác chất liệu cái tôi, vớái những gì gần gũi và thuộc hiểu như mảnh đất Quảng Bình quê anh, như đời sống của cánh lính tăng thiết giáp mà khi đến với những sáng tác ngoài mình như Đăm noi, anh cũng gây được ấn tượng về cuộc sống và con người Tây Nguyên. Cái cách lồng nhân vật của huyền thoại vào nhân vật của hiện tại, gắn không khí sử thi vào bối cảnh hôm nay buộc con người của hôm nay phải sống thật với chính mình, với quá khứ của chính mình là một minh chứng cho sự nỗ lực trong lao động nghệ thuật của người viết.

Trong truyện Nguyễn Thế Tường thường được kết cấu theo kiểu chuyện lồng trong chuyện, Với cốt truyện kép, tạo ra nhiều điểm nhìn trần thuật (Người đàn bà không hoá đá, Người chưa gặp, Bài học đầu tiên, Đăm Noi,...). Trong tập Người đàn bà không hoá đá, người đọc bắt gặp không ít những tình huống ly kỳ, hấp dẫn nhưng người viết không sa vào vụ việc mà đẩy con người lên phía trước với tất cả những gấp khúc của cuộc đời và thân phận, chính vì vậy mà câu chuyện vướng mắc trong tâm trí người đọc, dù trang sách đã khép lại. Đoạn kết trong truyện ngắn của Nguyễn Thế Tường thường “mở”, buộc người đọc cùng nghĩ ngợi, liên tưởng và đồng sáng tạo.

Với Người đàn bà không hoá đá, một lần nữa Nguyễn Thế Tường chứng tỏ sức viết của một ngòi bút đã ổn định nhưng không dừng lại với những gì đã quen thuộc. Trong một chừng mực nào đó, tác giả của Người đàn bà không hoá đá đã có những bứt phá, đổi mới so với bốn tập truyện và ký trước đó của anh. Trên hành trình sáng tạo tiếp theo, người đọc mong muốn Nguyễn Thế Tường mở rộng hơn “vùng phủ sóng” đồng thời dứt khoát hơn trong lựa chọn thể loại, tránh được sự dùng dằng giữa truyện và ký (Những đứa con của cát, Hai người lính). Thời gian gần đây, ngòi bút Nguyễn Thế Tường “theo dòng lịch sử”, đã chạm đến những tầng vỉa của một quá khứ xa, là một phần không thể thiếu của lẽ sống hôm nay. Và những bài viết trở về nguồn đứng tên Nguyễn Thế Tường vẫn lần lượt được đăng tải hàng tuần trên Văn nghệ Trẻ.

B.T
(202/12-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”

  • (Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.

  • LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.

  • PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.

  • NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?

  • KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT19 lời chứng của những ONS(1) cuối cùng, lần đầu tiên được lên tiếng qua công trình nghiên cứu hoàn hảo của bà Liêm Khê LUGUERN(2) là những nhân chứng cuối cùng trong số khoảng 27.000 người từ Đông Dương bị lùa đến nước Pháp từ tháng 10/1939 đến tháng 6/1940 để phục vụ cho guồng máy chiến tranh của thực dân Pháp trong Thế chiến thứ II.

  • LÝ HẠNHAi trong đời chẳng đã một lần làm thơ. Dù làm thơ để giải trí hay sẻ chia thì những trang thơ ấy cũng là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn.

  • LTS: Có một chuyện ít người biết là các nhà văn Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận không nhớ ngày sinh của mình. Xuân Diệu, con nhà Nho, thì biết mình sinh giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Thìn, nhưng không biết dương lịch ngày nào. Nhà văn Tô Hoài cũng vậy, nhưng nhớ Bà Cụ cho biết sinh ông đêm rằm Trung Thu. Sau này, sang Nga, bạn người Nga hỏi, mới tra ra ngày Tây là 27-9-1920. Do đó trên các tư liệu, thường thấy ghi ngày sinh: 07-9-1920, và nhà văn cũng không buồn đính chính. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Tô Hoài, Sông Hương nhận được bài viết của nhà văn Đặng Tiến cùng thông tin về ngày sinh Tô Hoài nói trên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

  • HOÀNG DŨNGKhông phải ngẫu nhiên khi ta nói vũ trụ, thế giới thì vũ, giới là không gian, mà trụ, thế là thời gian. Ngay trong những khái niệm tưởng chỉ là không gian, cũng đã có thời gian quấn quýt ở đấy.

  • LTS: Trong các ngày 7-9/9/2010 sắp đến, Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế sẽ tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Léopold Cadière (1869-1955), Nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học, chủ bút của tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H), một trong số các tờ báo hay nhất ở Đông Dương thuở trước. Hội thảo sẽ có một số nội dung liên quan đến văn hóa Huế như Văn hóa Huế, Mỹ thuật Huế, Cổ vật Huế dưới con mắt của L. Cadière... Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương đăng bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, chuyển tải vài nét về hoạt động văn hóa của Léopold Cadière. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.S.H

  • NGUYỄN THỊ HÒA Không cần phải bàn cãi, Từ điển tiếng Huế của Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức là một tác phẩm Từ điển. Một quyển từ điển về phương ngữ địa phương Huế mà dày dặn, công phu, với 2050 trang, thể hiện công sức nghiên cứu miệt mài của một vị bác sĩ - nghiệp dư với nghề ngôn ngữ, nhưng đầy nhiệt tình và khá chuyên nghiệp trong nghiên cứu.

  • Sinh ngày 6-2-41 tại Huế. Hy sinh ngày 11-10-68 tại vùng biên giới tỉnh Tây Ninh, nguyên quán làng Bát Tràng tỉnh Bắc Ninh. Học sinh cũ Trường Quốc Học, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ban Việt văn. Tên thật và bút hiệu công khai, chính thức: Trần Quang Long. Các bút hiệu khác: Thảo Nguyên, Chánh Sử, Trần Hoàng Phong.

  • TRẦN HỮU LỤCỞ tuổi 20, hành trình sáng tác của Nhóm Việt gắn liền với những biến cố lịch sử ở miền Nam (1965-1975). Những cây bút trẻ của Nhóm Việt đã bày tỏ một thái độ dấn thân ngày càng sâu sắc, vừa trên bình diện ý thức công dân, vừa trên bình diện ý thức nghệ sĩ.

  • PHONG LÊ(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân 10-7-1910 – 28-7-1987)

  • NGUYÊN QUÂN Phía đằng sau những con chữ bình dị như một chốn quê nhà chưa bị ô nhiễm cơn đau phố bụi, một ngôi làng yên bình vẫn luôn hằng hiện trong mỗi hơi thở, mỗi bước gian truân của tác giả là sự chân thật đến nao lòng.

  • LÝ HOÀI THU Những câu thơ đầu tay của Hữu Thỉnh cất lên từ những cánh rừng Trường Sơn được anh gọi là “Tiếng hát trong rừng”. Anh viết về đồng đội, về cơn sốt rét rừng, về những trận bom và vết hằn xe xích, về mây, suối, dốc, thác Trường Sơn.

  • THÁI DOÃN HIỂU…Khi sự vong ân bội nghĩa của người đời đang diễn ra ở khắp đó đây thì Hoàng Trần Cương là người sống bằng ân sâu nghĩa cả. Với anh, ân nghĩa là một gánh nặng phải gánh. Anh nói về ân nghĩa như là một thứ trí nhớ của lương tri, một món nợ không bao giờ trả xong…

  • VŨ DUY THÔNG        (Thơ - Nghiêm Huyền Vũ, Nxb Trẻ 2000)Khác với bên ngoài, Nghiêm Huyền Vũ trong thơ là người trầm tư, cái trầm tư nhuốm vị triết học.Vây bọc quanh anh là không gian, thứ không gian cô liêu.

  • TRẦN QUỐC THỰCÍt người chịu đi tìm tiếng nói riêng khi đọc một tập thơ, một chặng thơ của một người. Qua từng chặng thơ, tiếng nói riêng ấy sẽ trở thành một cách thơ riêng biệt. Và đó là điều đáng mừng cho đội ngũ sáng tác.