GIỌT SƯƠNG MẮT LÁ (thơ), tác giả Trường Thắng, Nxb. Văn học, 2015.
Thơ của Trường Thắng hết sức gần gủi với người đọc. Sự gần gủi đó đi ra từ ngôn ngữ bình dị, hình ảnh quen thuộc và hồn thơ duy mỹ. Giọt sương mắt lá là những hồi ức về những ngày xưa cũ với những kỷ niệm ngọt ngào của trẻ thơ, đi cùng với những giai âm đó là sự trăn trở về phận người trong dòng hiện sinh trôi dạt trên bờ tình yêu, trên đường mưu sinh. Nhưng không vì thế mà thơ trở nên bi ai, ngược lại, người đọc cảm nhận được những tia sáng ấm áp từ thơ Trường Thắng thông qua những hình ảnh đến từ thiên nhiên. Có thể nói Giọt sương mắt lá là tập thơ giàu hình ảnh đến từ thiên nhiên. Thiên nhiên nuôi dưỡng hồn thơ và kéo dài sự mơ mộng của chính nhà thơ trên con đường tìm kiếm cái đẹp.
LỤC BÁT RỜI (thơ), tác giả Nguyên Quân, Nxb. Thuận Hóa, 2015. Cái làm nên sức nặng trong thơ Nguyên Quân không phải là những biến đổi của thi pháp mà chính là đến từ đối tượng của thơ tìm tới. Nguyên Quân thường nhìn về phía những thân phận không may trong xã hội. Cũng bởi vì thế thơ của anh có sự thật, đôi khi là sự thật trần trụi chua chát nhưng chúng luôn hiện tồn trước mắt nhà thơ. Đó là những nỗi thống khổ của người mẹ, của người tình, của tha nhân và của chính của chủ thể trữ tình. Cảm thức cô đơn và nỗi hoài nghi cũng luôn đeo bám hồn thơ. Lục bát rời luôn hoài nghi sự thật, hoài nghi tình yêu, thân phận và hoài nghi về chính sự có mặt hay vắng mặt của chính nhà thơ. Những điều vừa nói được chuyên chở thông qua những hình ảnh rất lạ: “Núi chừ chiếc bóng dư thừa/ mặc nhiên lở lói/ cơn mưa tật nguyền...”. Đau thương cũng chính là suối nguồn mơ mộng, suối nguồn của thi ca.
XII KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ HUẾ (tiểu luận nhận định), tác giả Lê Huỳnh Lâm, Nxb. Văn Học, 2015. Thông qua ấn phẩm này, người đọc lại một lần nữa thấy được bản lĩnh trong nhận định nghệ thuật của Lê Huỳnh Lâm. Lê Huỳnh Lâm không tham vọng trong việc trình bày chi tiết mà thường chọn những sự kiện, chi tiết, tác phẩm tiêu biểu để bao quát nên một đời nghệ sĩ thông qua cái nhìn duy mỹ của mình. Mười hai khuôn mặt trong tập sách này thuộc về nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghệ thuật nhưng tất cả họ đều là những khuôn mặt tiêu biểu đại diện cho nền nghệ thuật hiện đại Huế. Mỗi khuôn mặt được nhìn nhận thông qua một bài viết với dung lượng vừa phải nhưng người đọc cảm thấy không dư thừa và cũng không khuyết thiếu. Cách viết của Lê Huỳnh Lâm giản dị trong những chi tiết thuộc về đời thường của người nghệ sĩ nhưng lại sâu sắc, chứa nhiều kiến thức hàn lâm trong việc đi sâu vào từng tác phẩm nghệ thuật của mỗi tác giả. Đây là ấn phẩm có nhiều giá trị để đọc giả có được một cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật Huế một thời kỳ rực rỡ vàng son.
CHÂN NÚI CÓ MỘT CON ĐƯỜNG (tiểu thuyết), tác giả Vũ Thanh Lịch, Nxb. Hội Nhà văn, 2015. Bằng sự nhạy cảm của nữ giới, tác giả Vũ Thanh Lịch đã dẫn người đọc tìm về với những hồi ức nằm sâu trong chốn tiềm thức bằng những hình ảnh tưởng như đã nhạt phai theo qua quãng đời người. Với sự liên tưởng rộng, ngôn ngữ tinh tế, không gian và thời gian đầy mê hoặc, Chân núi có một con đường đã mở ra nhiều mộng tưởng trong tâm thức người đọc. Nhà văn Cao Sơn cho rằng: “Cuốn sách như một bản tình ca trong sáng cho tuổi mới lớn, được thể hiện với nhiều bè trầm, phảng phất, hoài nhớ. Một lưu giữ đẹp và cần thiết”.
(SH322/12-15)
CHỈ LÀ GIÓ TRÊN CÁNH ĐỒNG (Truyện ngắn), Nguyễn Hoàng Anh Thư, Dominobooks và Nxb. Văn hóa Văn nghệ, 2018.
THỜI KHÔNG SAO CHÉP BÓNG (Tập thơ), tác giả Nguyễn Thiền Nghi, Nxb. Thuận Hóa, 2018.
NỖI BUỒN CỦA CHÚA (Tập truyện ngắn), Hà Khánh Linh, Nxb. Văn học, 2018.
QUỐC HỌC HUẾ - TÌNH YÊU - GIAI PHẨM XUÂN 2018, Nhiều tác giả, Nxb. Thanh Niên, 2018.
NGÔN TỪ (Tự truyện), tác giả Jean-Paul Sartre, Thuận và Lê Ngọc Mai dịch, Nxb. Văn Học, 2017.
NHỮNG THẾ GIỚI SONG SONG. KHẢ THỂ VÀ GIỚI HẠN TRONG (TÁI) DIỄN GIẢI VĂN CHƯƠNG (Chuyên khảo), tác giả Phùng Ngọc Kiên, Nxb. Tri Thức, 2017.
MÃI ĐỪNG XA TÔI (Tiểu thuyết), Kazuo Ishiguro, Nxb. Văn Học, Công ty sách Nhã Nam, 2013.
BỨC TƯỜNG TRONG CHAI TEQUILA (Truyện ngắn), và KHÓI XUÂN VƯƠNG TÓC MẸ (Tản văn), tác giả Trần Băng Khuê, Nxb. Hội Nhà văn, 2017.
TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ĐỊA PHƯƠNG VÙNG HUẾ, Triều Nguyên, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
NGHI LỄ THỤ PHẤN (Thơ), tác giả Trần Tịnh Yên, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
MƯA SUỐT THÁNG GIÊNG (Truyện ngắn), nhiều tác giả, Nxb. Văn học, Quý I, 2017.
TA TÌM TA GIỮA ĐỜI (tập thơ), tác giả Triệu Nguyên Phong, Nxb. Hội Nhà Văn, 2017.
RONG CHƠI MIỀN CHỮ NGHĨA, tác giả An Chi, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, quý IV 2016.
40 NĂM EM (Tập thơ), tác giả Ngô Minh, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
NGỒI THẤY XA XĂM VÀ NHỮNG BÀI THƠ KHÁC (Tập thơ), tác giả Nguyễn Công Thắng, Nxb. Văn học, 2016.
BẢO CƯỜNG - CUỘC ĐỜI & TÁC PHẨM (Tạp văn), Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
Số đặc biệt tháng 12/2016 là số báo cuối của năm thứ 33 Sông Hương đồng hành cùng bạn đọc. Trong năm 2016, Sông Hương đã cố gắng tổ chức nhiều chuyên đề mang đậm dấu ấn văn hóa Huế cũng như góp thêm nhiều góc nhìn về văn học nước nhà. Đáng chú ý có những chuyên đề sau:
KỂ CHUYỆN, tác giả Hà Khánh Linh, Nxb. Văn học, 2016.
NHẤT LÂM - DI CẢO THƠ, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
NGẪU CẢM (thơ), tác giả Thường Nhiên, Nxb. Thuận Hóa, 2016.