Ý nghĩa của “vắt nóc” trong Truyện Kiều

14:35 10/06/2024


ĐINH VĂN TUẤN

Tranh vẽ Kiều của nữ họa sĩ Ngọc Mai - Ảnh: tư liệu

Trong Truyện Kiều, ở câu 950: “Tú bà vắt nóc lên giường ngồi ngay”, hai chữ VẮT NÓC được viết là 蓐xuất hiện sớm nhất ở bản Nôm Đoạn trường tân thanh do Nguyễn Hữu Lập chép tay năm 1870, bản Kim Vân Kiều tân truyện do Liễu Văn Đường khắc in năm 1871 và Kim Vân Kiều tân truyện do Duy Minh Thị khắc in năm 1872 khắc là 勿; đa số các bản Truyện Kiều chữ Nôm sau đó đều khắc, viết như các bản trên. Có lẽ chính vì VẮT NÓC là một từ tối nghĩa nên đến bản Đoạn trường tân thanh do Kiều Oánh Mậu khắc in năm 1902, đã khắc là vắt vẻo  㧼, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim cũng nhắc đến bản này nên trong Truyện Thúy Kiều đã ghi chú: “có bản chép là vắt vẻo” (Tản Đà trong Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện, in năm 1941 cũng không đồng ý chữ “vắt nóc” nên sửa là “vắt vẻo” (chắc là theo bản Kiều Oánh Mậu) và Chiêm Vân Thị trong Thúy Kiều truyện tường chú đã viết là vắt chéo .

Xưa nay, các nhà chú giải Truyện Kiều vẫn tỏ ra lúng túng, mơ hồ khi chú giải, giảng nghĩa về hai chữ VẮT NÓC. Trong bản Quốc ngữ Kim Vân Kiều truyện in năm 1875, Trương Vĩnh Ký đã không cho chữ 蓐 là chữ Nôm nên đã hiểu đó là chữ Hán, nhục 蓐 nghĩa là cái nệm để đọc là “vắt nhục” chứ không đọc là “vắt nóc” và ông đã chú giải: “Nhục: - Mã nhục - Nệm. - Xách cái nệm bả trải mà khẩn đem lên giường lót mà ngồi” nhưng rõ ràng nghĩa lý này không phù hợp với văn cảnh (sau đến Abel des Michels trong bản Quốc ngữ Kim Vân Kiều tân truyện in năm 1898 cũng đọc là vắt nhục). Âm đọc VẮT NÓC lần đầu tiên xuất hiện trong bản Quốc ngữ Kim Vân Kiều tân chuyện của Edmond Nordemann in vào năm 1897, nhưng không thấy chú giải gì. Bùi Khánh Diễn trong Kim Vân Kiều chú thích in năm 1923, đã chú thích: “Vắt nóc: tục ngữ có nói ngồi vắt nóc”; Hồ Đắc Hàm trong Kiều Truyện dẫn giải Đắc Lập in 1929 có lẽ là người chú giải sớm nhất về VẮT NÓC: “Vắt nóc: lên ngồi trên cao vắt chéo chân này qua chân kia; ngồi vắt mảy”; trong Việt Nam tự điển do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo in năm 1931 đã giải nghĩa: “Vắt nóc: Nhảy tọt lên cao mà ngồi”, ý nghĩa này không xác nhận tư thế ngồi vắt chéo chân lên nhau. Lê Văn Hòe trong Truyện Kiều chú giải in năm 1953 chú giải: “Vắt nóc: tiếng miền Trung, nghĩa là vắt chân nọ lên chân kia, nghĩa cũng gần như vắt vẻo”, Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, in năm 1974 chú giải: “Vắt nóc: Ngồi vắt vẻo ở chỗ cao nhất. Tả thái độ làm chủ của Tú Bà”, Đàm Duy Tạo, Truyện Kim Vân Kiều - Giảo đính & tường giải biên soạn năm 1976 chú thích: “Vắt nóc: là lên ngồi oai vệ ở một chỗ cao quý nhất để tỏ ra mặt bà chủ tôn trọng nhất trong nhà, trùm lợp cả mọi người như nóc nhà trùm lợp cả nhà vậy”, nghĩa lý này cũng không xác nhận tư thế ngồi vắt chéo chân lên nhau. Đáng chú ý là Nguyễn Trọng Thạt trong Túy Kiều truyện - Kim Vân Kiều - Dò thật kỹ theo bản Kinh và bản Bắc -in năm 1938 lại không đọc là “vắt nóc” nhưng là “vích đóc”, nhưng chúng tôi không tìm ra bản Kiều Nôm nào có hai chữ “vích đóc”! Theo Đại Nam Quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của in năm 1896, “vích đóc” là “vếch đốc” (= vếch mảy), cùng nghĩa là ngồi tréo mảy (ở Huế): ngồi co xếp, gác chân lên trên bắp vế. Làm mặt tự đắc, vênh vang. Gần đây, Truyện Kiều của Hội Kiều Học in năm 2015 đã chú giải: “Vắt nóc: ngồi vắt chéo chân ở chỗ cao nhất trên giường. Ý chỉ sự hống hách của Tú Bà”.

Nói chung đa số các nhà chú giải Truyện Kiều hiện đại đều suy diễn vắt nóc = vắt vẻo nghĩa là ngồi với chân này gác chéo lên chân kia, hoặc ngồi lên chỗ cao nhất một cách hống hách. Tuy nhiên, chưa một nhà nghiên cứu nào giảng giải một cách thỏa đáng và dẫn ra bằng chứng thuyết phục. Đáng lưu ý là, tư thế ngồi vắt chéo/vắt vẻo chân như thế chỉ có thể xảy ra khi người ta ngồi ở mép, cạnh ghế với một chân buông xuống đất, một chân gác chéo lên chân kia chứ không thể xảy ra ngay ở trên giường như ở câu Kiều: “Tú bà vắt nóc lên giường ngồi ngay”. Ở văn cảnh này, Nguyễn Du tả Tú Bà leo ngay lên giường ngồi với tư thế “vắt nóc” chứ không phải là Tú Bà ngồi ở cạnh mép ghế vắt chéo/vắt vẻo chân lên. Ở câu Kiều 1724: “Trên giường thất bảo ngồi lên một bà” cũng cho biết bà mẹ của Hoạn Thư ngồi lên trên cái giường, Nguyễn Du đã tả Mã Giám Sinh ngồi lên ghế ở câu 631: “Ghế trên ngồi tót sẵn sàng”, giường ghế thật khác nhau không thể lẫn lộn. Còn nếu hiểu theo “vắt nóc” là ngồi lên chỗ cao nhất một cách hống hách (không phải vắt vẻo, vắt chéo) lại không hợp lý, bởi vì Tú Bà đang ở trong chính nhà (lầu xanh) của mình, dĩ nhiên vị trí ngồi cao nhất trên giường phải là của bà chủ rồi, Nguyễn Du không việc gì phải nói đến cho thừa!


Ngày xưa, nhà khá giả, ở gian nhà chính (có bàn thờ gia tiên) thường kê (ở giữa hay hai bên trái phải) cái sập gụ hay cái phản gỗ có mặt phẳng rộng và bốn chân quỳ (cũng có thể là cái giường gỗ, trải chiếu) để tiếp khách, uống trà, đàm đạo, bày cỗ… Cả chủ nhà và khách đều ngồi lên trên cái sập, cái phản, cái giường đó để trò chuyện, ăn uống… Phụ nữ miền Bắc ngày xưa đúng là thường lên ngồi trên giường (sập gụ, phản gỗ) theo dáng điệu: một chân để nằm ngang sát mặt bằng, một chân co lên cao (hình 1).

Như vậy, theo chúng tôi, có thể hiểu ý nghĩa hai chữ VẮTNÓC của Nguyễn Du như sau: Thúy Kiều sau khi “Lễ xong hương hỏa gia đường, c.949”, Tú Bà ngay tức khắc leo lên trên giường ngồi với tư thế một chân để nằm ngang, một chân co lên cao, vươn cao như một hình chóp (đỉnh nóc) hay như cái nóc nhà. Cái “giường” mà Nguyễn Du nói đến không phải là loại ghế hay trường kỷ nhưng chính là giường (sập, phản) nói trên. Chúng tôi đã tìm thấy bức tranh minh họa sách Kim Vân Kiều tân truyện do họa sĩ Việt Nam vẽ, có thể vào hàng xưa nhất (bản Kiều Nôm chép tay, minh họa này hiện lưu trữ tại thư viện Anh quốc không rõ tên người biên soạn cũng như niên đại nhưng gáy sách có ghi năm 1894) đã mô tả Tú Bà ngồi với tư thế VẮT NÓC trên giường (xem hình 2). Rõ ràng, qua tranh vẽ này, ngày xưa ngồi VẮT NÓC chính là ngồi theo tư thế một chân để nằm ngang và một chân co lên cao.

Hai chữ VẮT NÓC 蓐/勿 ở câu 950 trong Truyện Kiều: “Tú bà vắt nóc lên giường ngồi ngay” từ đó đến nay vẫn chưa được các nhà nghiên cứu Truyện Kiều chú giải đúng đắn, thuyết phục. Nay, chúng tôi đã tìm hiểu kỹ lại thì thấy rằng, thực ra VẮT NÓC không phải ngồi trên ghế vắt vẻo theo kiểu chân này vắt chéo qua chân kia nhưng là một kiểu ngồi thông thường của phụ nữ ngày xưa. Kiểu ngồi VẮT NÓC này chỉ thực hiện khi ngồi lên trên giường, sập, phản với một chân để nằm ngang sát mặt phẳng và một chân để co lên cao, bàn chân hơi đưa ra phía trước, hình dáng trông như cái chóp (đỉnh nóc) hay như cái nóc nhà.

Đ.V.T
(TCSH423/05-2024)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN ĐÌNH SỬTrong sách Phê bình văn học thế kỷ XX tác giả Giăng Ivơ Tađiê có nói tới ba bộ phận phê bình. Phê bình văn học ta hiện nay chủ yếu cũng có ba bộ phận ấy họp thành: phê bình báo chí, phê bình của các nhà văn nhà thơ và phê bình của các nhà phê bình chuyên nghiệp.

  • ĐÀO THÁI TÔNTrong bài Mê tín dị đoan trên chuyên mục Tiếng nói nhà văn (Văn Nghệ số 52 (2032), ngày 26 - 12 - 1988), nhà văn Thạch Quỳ thấy cần phải "phân định cho được văn hóa tâm linh, văn hóa nhân bản, văn hóa tín ngưỡng để phân biệt nó với mê tín dị đoan".

  • NGUYỄN THỊ XUÂN YẾNLà một nội dung mở, tín hiệu thẩm mỹ (THTM) đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn học đã bàn luận khá rộng.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHTrong mười hai con giáp, từ lâu, người ta đã nhận thấy chỉ có mười một con là động vật có thật, được nuôi trong gia đình, là gia cầm (như gà - dậu), là gia súc (trâu - ngưu) hoặc động vật hoang dã (như hổ - dần)... Còn con Rồng - Thìn thì hoàn toàn là động vật thần thoại.

  • Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học Việt Nam ra thế giới, quy tụ trên một trăm dịch giả trong và ngoài nước đến từ hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như Pháp, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc... Đây được xem là bước khởi đầu cho việc quảng bá tốt nhất văn học Việt ra thế giới.

  • NGUYỄN THANH HÙNGTiếp nhận văn học thực sự diễn ra dưới ảnh hưởng của đặc điểm cuộc sống trong cộng đồng lý giải tác phẩm. Có được ý nghĩa phong phú của văn bản nghệ thuật là nhờ sự tiếp nhận của các thành viên độc giả tạo ra. Chính những ý nghĩa ấy chứ không phải bản thân văn bản, thậm chí không phải cả dụng ý của tác giả là điểm khởi đầu cho "chiều dài thương lượng" về giá trị của tác phẩm văn học trong lịch sử.

  • HỮU ĐẠTKhi giảng dạy thơ ca của bất cứ nhà thơ nào, ngoài những bài được đưa vào sách giáo khoa việc giới thiệu thêm những bài thơ khác trong sự nghiệp sáng tác của tác giả là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi giới thiệu cần có những cách phân tích và đánh giá đúng đắn mới phát huy được việc mở rộng kiến thức cho học trò. Nếu không sẽ gây ra những tác dụng ngược lại.

  • HOÀNG TẤT THẮNG         (Vì sự trong sáng tiếng Việt)

  • ĐẶNG MẬU TỰU- PHAN THANH BÌNH5 năm hoạt động mỹ thuật sôi nổi, đầy trăn trở và suy nghĩ đã trôi qua, Phân- Chi hội mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều cơ hội để nhìn lại đánh giá những gì mà mình đã làm được.

  • VŨ ĐỨC PHÚCChữ Hán trong hàng chục thế kỷ là chữ dùng chính thức của quốc gia Việt . Trong các thế kỷ ấy văn thơ chữ Hán khi thì là văn thơ duy nhất, khi thì là bộ phận chủ yếu hoặc quan trọng, không thể thiếu, của lịch sử văn học Việt bên cạnh văn thơ chữ Nôm.

  • PHẠM QUANG TRUNGHội Nhà văn Việt Nam, bên cạnh tính chính trị- xã hội, trước hết là một tổ chức nghề nghiệp. Muốn có sức mạnh, cơ cấu và hoạt động của Hội phải tương thích với đặc thù nghề viết văn.

  • NGUYỄN VĂN HOASuốt những năm phổ thông, do phải kiểm tra hoặc phải thi cử nên bắt buộc tôi phải thuộc các bài thơ có vần trong sách giáo khoa. Trên ba mươi năm rồi tôi vẫn thuộc những bài thơ đó. Mặt khác thời tôi học phổ thông ở vùng Kinh Bắc hiệu sách có rất ít sách thơ bán và lúc đó cũng không có tiền để mua. Nguồn duy nhất là sách giáo khoa.

  • VÕ TẤN CƯỜNGLịch sử văn minh của nhân loại đã trải qua những phát kiến, khám phá vĩ đại về khoa học kỹ thuật và vũ trụ nhưng sự bí ẩn của tâm linh con người thì vẫn luôn là thách thức chưa thể giải mã.

  • Mối quan hệ của Chủ nghĩa Siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của “phong cách” nghệ thuật hiện đại.

  • Cách đây vài hôm, tôi nói chuyện với một vị nữ tiến sỹ ở Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. Bà là một trưởng phòng nghiên cứu có thâm niên, rất thông thái về văn hoá. Trong lúc vui chuyện tôi nói rằng mình có ý định tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Bà bảo không thể đặt vấn đề như vậy, vì ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá.

  • TRẦN HUYỀN SÂMVăn học là dòng sông chở đầy dư vị của cuộc đời, mà văn hóa là một trong những yếu tố kết tinh nên hương sắc ấy.

  • LÊ ĐẠTTình không lời xông đất để sang xuânTrước hết xin giải quyết cho xong một vấn đề đã được giải quyết từ rất lâu tại các nhà nước văn hóa phát triển.

  • HỮU ĐẠTMột trong những đặc điểm dễ nhận thấy về phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều chính là tính sáng tạo qua việc dùng từ. Có thể bàn đến nhiều trường hợp khác nhau, trong đó chữ Xuân là một ví dụ khá điển hình.

  • NGUYỄN THANH HÙNGLý do để có thể còn viết được những cái như là hiển nhiên rồi, thật ra có nhiều. Nói về văn thơ tức là nói về cuộc đời, về sự sống dù chỉ nói được một phần rất nhỏ của cả một vũ trụ đang trong cơn say biến đổi, mà đã thấy choáng ngợp lắm rồi.