Với chủ đề Gặp gỡ Huế - “Hành trình xây đắp Giấc mơ Huế”, buổi gặp mặt giữa Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ với hơn 500 người tham dự là những người Huế xa quê và những người yêu Huế tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng nay (04/4) đã để lại cho những người tham gia chương trình nhiều cảm xúc với một tình yêu quê hương thiết tha, một mong muốn - khát khao cống hiến để xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, con người Huế được sống trong một xã hội bình an và hạnh phúc.
Hành động để hiện thực hóa giấc mơ
Phát biểu mở đầu buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, thời gian gần đây, với quá trình thay đổi tư duy trong phát triển, tư duy trong huy động nguồn lực, tư duy về truyền thông và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc và từng bước phát triển trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ thông tin... được bạn bè, được lãnh đạo Đảng, Chính phủ đánh giá cao.
Thừa Thiên Huế đang khát vọng vươn lên để phát triển hài hòa, hội nhập với bản sắc riêng có của mình. Thế mạnh của Huế là người Huế. Từ thuở là Kinh đô, Huế đã tụ hiền tài, do biến thiên lịch sử, người Huế đi khắp nơi. Ngày nay, Huế muốn cường thịnh không cách nào khác phải tụ trở lại. Phát triển Huế không thể thiếu những người con Huế xa quê. “Gặp gỡ Huế - Hành trình xây đắp giấc mơ Huế” hôm nay không ngoài mong muốn như vậy.
Kêu gọi mọi người hướng về Huế, Chủ tịch UBND tỉnh nói: Tôi mong muốn những người xa Huế, những người yêu Huế, những người trẻ hãy hướng về Huế, hãy về với Huế; Hãy cùng nhau xây đắp Giấc mơ Huế bằng cả trái tim và trí tuệ của mình.
“Giấc mơ Huế không có gì xa vời, đó là hướng đến một xã hội người dân sung túc, một xã hội bình yên và một chính quyền thân thiện. Tôi tin tưởng rằng với trí tuệ Huế, với cốt cách Huế, với khát vọng Huế thì Giấc mơ Huế sẽ sớm trở thành hiện thực. Chúng ta có cơ sở, niềm tin Huế sẽ phát triển với những gì vốn có của nó, một Huế trầm mặc nhưng vẫn hiện đại và luôn luôn mới. Để có được điều này đòi hỏi mỗi người yêu Huế chúng ta phải hành động, cụ thể hóa những ý tưởng thành các việc làm cụ thể, nếu không làm, không hành động thì Giấc mơ chỉ mãi mãi là Giấc mơ".
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi gặp mặt |
Tại buổi gặp mặt, nhiều ý kiến của những người yêu Huế, người Huế xa quê thuộc nhiều thành phần từ những nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các nghệ sĩ và cả sinh viên Thừa Thiên Huế đang học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được đưa ra với mong muốn Huế phát triển nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí theo định hướng đã chọn. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội chia sẻ, phải quan tâm xuyên suốt một thông điệp thật rõ, mạnh mẽ, tạo được cảm hứng. Thông điệp trước tiên là khi đã đánh thức được “cô gái đẹp Huế” rồi thì hãy làm cho di sản sống động bằng sáng tạo và khoa học công nghệ thì lúc đó mới có thể nối tiếp di sản để đi vào tương lai. Tư duy, tầm nhìn của Thừa Thiên Huế phải đưa sự liên hoàn khu vực vào. Tức là phải nghĩ đến những tỉnh kế cận cần phải làm gì cho nhau, phải có sự tương hỗ, kết nối với các tỉnh trên các lĩnh vực, nhất là du lịch. Đồng thời, quan tâm xây dựng thành phố đại học ở Huế; đẩy mạnh thế mạnh y học để làm du lịch chữa bệnh; quan tâm tổng thể đến bài toán nguồn nhân lực.
Giáo sư Hà Tôn Vinh, cố vấn cao cấp của Chính phủ nêu quan điểm, Huế cần có chiến lược gia tăng cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với đó, quan tâm đến kế hoạch chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực vì chuyển đổi số là căn bản, là mục tiêu quan trọng của sự phát triển. Cùng suy nghĩ, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Chủ tịch HĐQT công ty L&A cho rằng, chính quyền Thừa Thiên Huế cần trang bị kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm sống cho bạn trẻ khởi nghiệp. Cần có chiến lược, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực cho tương lai. Cần phải an cư để lập nghiệp. An cư lập nghiệp ở đây không chỉ cho người Huế mà cho người từ nơi khác đến nhằm thu hút nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho đội ngũ trí thức, người có kinh nghiệm, tay nghề cao về Huế.
Ông Lê Viết Hải, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình hiến kế, cần khai thác ưu thế, sự độc đáo của di sản Cố đô với sự độc đáo của địa hình núi, biển, đầm phá, cảnh quan, sinh thái để phát triển kinh tế, nhất là du lịch. Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện thủy triều trên vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai…
![]() |
Tại buổi gặp mặt |
Hãy về với Huế
Phát biểu kết luận tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, các đóng góp ý kiến, hiến kế tâm huyết của những người con Huế xã quê, những người yêu Huế chia sẻ tại buổi gặp mặt hôm nay cũng chính là trăn trở, tâm tư của lãnh đạo tỉnh trong thời gian qua. Từ những ý kiến này, chúng tôi ghi nhận để xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện hơn, nâng cao vị thế Huế, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc, sung túc hơn của người dân. Các cuộc “Gặp gỡ Huế” hàng năm sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, để Huế ngày càng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
“Huế đã từng sang trọng trong quá khứ và mọi người đều mong muốn Huế phải đẹp đẽ, lộng lẫy, giàu có trong hiện tại và tương lai- đó cũng là mong muốn của những người dân Huế, người xa Huế, những người quan tâm và yêu Huế, giấc mơ đó không có gì xa vời. Hãy về với Huế để cùng nhau đắp xây giấc mơ Huế. Một hành trình ước mơ đang mở ra với khát vọng Huế, tâm hồn Huế, trí tuệ Huế đang chờ đón mọi người”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định.
Tại buổi gặp mặt, Quỹ giáo dục Huế hiếu học đã trao 11 suất học bổng cho các cháu là con em người Huế có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi đang theo học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
![]() |
Theo thuathienhue.gov.vn
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.
Chiều 16/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022, đồng thời, tổ chức lễ ra mắt 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế.
Sáng ngày 17/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Tối ngày 16/4, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2022 và hướng đến chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiều 15/4 tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ, tham gia quảng bá thương hiệu với danh vị Nhà tài trợ Vàng.
Sáng 16/4, tại công viên Tứ Tượng, TP Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức khai mạc lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Sáng ngày 13/4 tại Nhà sáng tác Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác VHNT Đại Lải năm 2022.
Chiều 12/4, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm “Spraying Board Vietnam”. Triển lãm là thành quả hợp tác giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Hội Superposition tại Lyon, Pháp nhằm giới thiệu sự giao thoa giữa trượt ván và nghệ thuật đường phố.
Sáng ngày 12/04, Nhân kỷ niệm 85 năm ngày tuần báo Nhành Lúa (15/01/1937 – 15/01/2022) và tuần báo Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (9/01/1937 – 9/01/2022), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học “ Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.
Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Thuận An Biển gọi năm 2022.
Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025.
Ngày 01/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã ký văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận hai cổ vật: Mũ quan Triều Nguyễn và Áo Nhật Bình do Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công ở Tây Ban Nha hiến tặng cho tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2022.
Chiều 01/4, tại Gác Trịnh đã diễn ra Triển lãm “Gác Trịnh và những người bạn” nhân kỉ niệm 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2022) và 10 năm thành lập Gác Trịnh.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng App (Ứng dụng) có tên “Di tích Huế” nhằm hỗ trợ du khách tham quan Huế thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế.
Ban tổ chức Festival Huế vừa có thông báo quyết định thay đổi thời gian diễn ra Tuần lễ Festival Huế 2022 từ ngày 25/6 đến 30/6/2022 thay vì diễn ra từ ngày 9 đến 13/4 như dự kiến.