Thi thể nạn nhân đầu tiên trong số 17 công nhân gặp nạn tại công trình thủy điện Rào Trăng 3 đã được lực lượng chức năng đưa ra khỏi hiện trường bằng đường sông.
19 người đang làm việc tại Rào Trăng 3 được đưa về an toàn
Tìm thấy thi thể đầu tiên
Liên quan đến vụ việc sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 tại Thừa Thiên Huế, nguồn tin của PV Báo TN&MT đang có mặt tại hiện trường thì công an cùng lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể đầu tiên trong số những người mất tích, không liên lạc được (gồm 17 công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và 13 người của đoàn cứu hộ).
Thi thể vừa tìm thấy là anh Nghĩa (quê Thanh Hóa) - nhân viên lái máy cẩu tháp của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Thi thể được phát hiện tại một vũng nước, bùn lầy do sạt lở vùi xuống, đang trong quá trình phân hủy.
![]() |
Nạn nhân đầu tiên được tìm thấy |
Phải rất vất vả, hàng chục cán bộ chiến sĩ mới vớt được thi thể lên khỏi vị trí, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa lên chiếc võng, sử dụng cây gỗ rồi buộc chặt để khiêng vượt đồi núi, khe suối đưa xuống thuyền để chuyển vào bờ…
Thi thể nạn nhân trong chiều 14/10 được đưa về bệnh viện đa khoa Bình Điền (thị xã Hương Trà) để cơ quan pháp y thực hiện các thủ tục theo quy định.
Cứu được 19 người
Đoàn công tác cứu hộ cứu nạn do ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đầu và Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn – Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ công an trong ngày 14/10 đã vượt đường rừng, di chuyển bằng canô, ghe thuyền từ lòng hồ thủy điện Hương Điền đến khu vực các nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4.
Đoàn đã gặp được 19 người (gồm 2 chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam (trong đó có một phụ nữ). Mọi người vẫn an toàn, không ai bị thương. Tuy nhiên, lương thực thực phẩm, nước sạch cũng vừa hết, đoàn đã tiếp ứng kịp thời.
Sau khi sơ cấp cứu, tiếp tế thức ăn, nước uống, 19 người được đưa lên ca nô đưa ra. Hiện họ đã được đưa lên bờ, di chuyển về bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Theo lời kể của những người này, ngay trong đêm phát hiện ra những nguy hiểm tại công trình, họ đã cùng nhau cắt rừng khỏi thủy điện Rào Trăng 3, đi bộ khoảng 10km băng qua thủy điện Rào Trăng 4. Trong số này có 2 chuyên gia người Ấn Độ mới đến làm việc từ 1-2 tháng.
Công tác tìm kiếm những người mất tích còn lại vẫn đang được chính quyền, lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên Huế và các lực lượng Quân khu 4, Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao.
Được biết, nhiều nạn nhân bị vùi lấp trong đống đất đá rất lớn hoặc bị đẩy ra xa xuống vực, xuống hồ nước…
Theo ghi nhận của PV, khu vực đường vào thủy điện hiện tại tập trung đông đảo người dân, trong đó nhiều người thân của các nạn nhân cũng có mặt trông ngóng với hi vọng những công nhân và cán bộ chiến sĩ sống sót trở về.
![]() |
Người dân và người thân các nạn nhân mong ngóng tình hình |
Trước đó vào ngày 12/10, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được một cuộc điện thoại của người dân gọi thông báo tại thủy điện Rào Trăng 3 đang gặp sự cố sạt lở, nhiều công nhân bị vùi lấp, mắc kẹt. Người báo tin trên phải trèo lên đỉnh núi mới có sóng để gọi điện báo. Ngay sau khi nhận tin, lãnh đạo tỉnh đã gọi lại cho người cung cấp tin nhưng không liên lạc được.
Trong chiều 12/10, đoàn công tác 21 người do ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu cùng chiến sĩ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lên đường vào rừng xác minh, ứng cứu. Lúc 23h, đoàn tiếp cận báo về còn cách thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 3km. Tuy nhiên do thời tiết xấu, trời tối và địa hình sạt lở nên việc tiếp cận khó có thể diễn ra tiếp tục; đoàn quyết định vào Trạm Kiểm lâm số 7 thuộc tiểu khu 67 (đóng trên đường di chuyển) nghỉ ngơi để sáng sớm tiếp tục lên đường.
Đến khoảng gần 1h sáng hôm sau, sạt lở và lũ bất ngờ quét qua khu vực này khiến đoàn công tác gặp nạn, hiện 8 người đã về, còn 13 người mất tích.
Ba hướng cứu hộ, cứu nạn đã được cơ quan chức năng tiếp cận. Hướng thứ nhất sẽ tiếp tục thông tuyến đường 71 vào thủy điện Rào Trăng 3. Hướng thứ hai theo đường thủy do lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai sẽ sử dụng xuồng và ca nô vượt qua lòng hồ thủy điện Hương Điền tại xã Hương Bình, huyện Phong Điền để vận chuyển hàng hóa tiếp ứng cho công nhân đang bị cô lập ở Thủy điện Rào Trăng 4 và triển khai đưa những người mắc kẹt tại đây ra ngoài. Hướng thứ ba là sử dụng trực thăng...
Đến thời điểm này, còn 29 người đang mất tích và công tác tìm kiếm hết sức khẩn trương.
Theo Báo Tài nguyên và Môi trường
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.