Vĩnh biệt nghệ sỹ Trần Kích - "báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế

08:50 20/12/2010
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.

Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích

Nghệ sĩ Trần Kích sinh ngày 15/8/1921 tại làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc dân tộc, nghệ sĩ đã được thân sinh, vốn là một nghệ nhân kỳ cựu nổi tiếng với những ngón đàn tuyệt kỹ, những điệu kèn kỳ tài truyền dạy cho nhiều bài bản nhã nhạc cung đình triều Nguyễn ngay từ nhỏ. Từ năm 17 tuổi ông đã chuyên biểu diễn Nhã nhạc và bằng sự đam mê học hỏi, sưu tầm và tập luyện từ bạn bè, đồng nghiệp, các bật đàn anh tham gia trong đội Nhã nhạc của vua Bảo Đại, ông đã tích lũy cho mình một kho kiến thức rất đáng tự hào mà khó có nghệ nhân nào có được; ông chơi giỏi từ kèn đại, kèn lỡ, nhị, nguyệt, tỳ bà, cho đến đàn bầu, sáo... cho cả đại nhạc, tiểu nhạc, nhạc Phật, và nhạc đệm cho ca Huế.

Với tài nghệ nổi tiếng của ông, năm 1962 ông được mời tham gia giảng dạy tại Trường quốc gia âm nhạc Huế (tiền thân của trường Đại học Nghệ thuật Huế và Học viện âm nhạc Huế bây giờ). Từ ngôi trường này, nhiều lớp học trò đã được đào tạo và phát triển, trong đó có những nghệ sĩ tên tuổi như NSƯT La Cẩm Vân, NSƯT Ngô Hữu Lan, NSƯT Trần Đại Dũng; Tôn Nữ Lệ Hoa, Quý Cát, Nguyễn Đình Vân, Trần Thảo...

Nghệ sĩ Trần Kích là người có công lao to lớn trong việc đưa nhã nhạc cung đình Huế ra với thế giới. Năm 1970, nghệ sĩ Trần Kích lần đầu tiên đi biểu diễn ở Nhật Bản để giới thiệu về âm nhạc truyền thống Huế. Năm 1995, ông cùng với CLB Phú Xuân do ông làm chủ nhiệm đã biểu diễn và thu đĩa CD tại Nhà Văn hoá thế giới tại Pháp. Đĩa CD này lập tức gây tiếng vang lớn ở Pháp và các nước khác trên thế giới, được báo giới phương Tây đã bình chọn đây là 1 trong 10 CD âm nhạc truyền thống hay nhất của năm. Ông đã dày công nghiên cứu cách ký âm hoàn chỉnh, góp phần ghi lại được 30 bài bản về Đại nhạc và Tiểu nhạc của loại hình nghệ thuật cung đình. Năm 2004, Unesco công nhận nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, có một phần đóng góp to lớn của của người nghệ sĩ tài hoa Trần Kích.

Với những thành tích nổi bật, năm 2000 ông được Bộ Văn hoá Thông tin tặng Huy chương chiến sĩ văn hoá; năm 2003 ông được phong tặng danh hiệu Nghệ Nhân Dân Gian Việt Nam; năm 2007 ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Đặc biệt, năm 2008, NSƯT - Nghệ nhân dân gian Trần Kích đã được Bộ Văn hoá Pháp phong tặng tước hiệu Hiệp sĩ Văn hoá và Nghệ thuật Pháp.

Vĩnh biệt nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ ưu tú Trần Kích, nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng còn lại của triều đình nhà Nguyễn.

Lễ tang nghệ sĩ Trần Kích được tổ chức tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế, an táng tại nghĩa trang quê nhà vào ngày 24/12/2010.
 
PV












Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều ngày 22/7,  tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh  “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.

  • Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế”, hội thảo đã thu hút đông  sự tham dự của các giảng viên Học viện Âm nhạc Huế và các nhà nghiên cứu.

  • Trong tháng 7 này sẽ  quảng bá Poster của Festival Huế 2014 rộng rãi trong thành phố Huế, tại ngã ba cầu Phú Xuân và đường Trần Hưng Đạo.

  • Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Ban quản lý Phát triển Khu đô thị mới (BQL) vừa được tổ chức vào sáng ngày 16/7/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nhưng đảm bảo quy hoạch và phát triển đô thị bền vững

  • Sự thay đổi của xã hội luôn sản sinh những khoảng cách và chính từ những khoảng cách đó tạo ra sự tương phản trong đời sống. Chúng ta nhận thấy điều đó rất rõ trong cách thể hiện của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam gần đây. Nhưng đối với một nghệ sĩ Hàn Quốc thì họ nhìn nhận thế nào về điều này. Liệu xã hội Hàn Quốc, một xã hội phồn thịnh như chúng ta từng thấy qua phim ảnh có sinh ra những khoảng cách, những nghịch lý, tương phản khi họ đi lên từ nền tảng xã hội khác biệt với chúng ta.

  • (SHO) - Chiều ngày 9/7, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách “Thượng Tứ ngày xưa nhớ nhớ... quên quên” của tác giả Quế Chi Hồ Đăng Định,  tại trụ sở số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Phát triển không gian văn hóa” của Sông Hương năm 2013.

  • Nhân ngày lễ Chung thất của cố nhạc sĩ Văn Giảng, vào tối  ngày 26/6, Ban Điều hành Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán tổ chức Đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng với chủ đề “Từ đàm quê hương tôi”  tại hội trường Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Thành phố Huế.

  • SHO - Chiều ngày 22/6, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh“Về với Sông Hương”của 15 họa sĩ và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.

  • Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, sáng 19/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Đóng góp của các tạp chí văn nghệ địa phương trong dòng chảy văn học Việt Nam” tại hội trường nhà hàng nổi Sông Hương.

  • Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thành lập tạp chí Sông Hương, “Lễ hội tri ân dòng sông” được tổ chức tối ngày 18/6 trên dòng sông Hương huyền thoại là một dấu ấn khó quên trong dòng chảy thi ca bất tận.

  • Hòa cùng không khí Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chương trình Sắp đặt nghệ thuật Áo Thơ được khai mạc vào chiều ngày 18/6, tại công viên Tứ Tượng, tp Huế.

  • Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chiều ngày 16/6, Tạp Chí Sông Hương tổ chức khai mạc phòng triển tranh “Về với Sông Hương”, diễn ra tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • (SHO) - Sáng ngày 14/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu bộ sách nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương (1983-2013) tại trụ sở 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.

  • Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013 thông báo đến tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng (theo Thể lệ Giải thưởng), đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013, nộp tác phẩm, công trình về địa điểm và trong thời gian như sau:

  • Nằm trong chuỗi hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2013, chiều 4/6 tại TP. Huế, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam, Tổng cục Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế  và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm tranh, ảnh về môi trường và Lễ trao giải Cuộc thi quốc gia “Vẽ tranh cổ động về môi trường năm 2012”.

  • Từ ngày 29 - 31/5, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm đồ án tốt nghiệp của sinh viên khóa 13 Khoa Mỹ thuật ứng dụng với chủ đề “Ý tưởng cho cuộc sống thật”, tại số 10 Tô Ngọc Vân, TP Huế.

  • Sáng ngày 30/5, tại trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học.” Đến dự có đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, các giảng viên đại học trên toàn quốc, các học viên, nghiên cứu sinh và đông đảo sinh viên Đại học Huế

  • SHO - Tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2557 (2013) diễn ra từ 17/5 đến 24/5 tại Huế đã kết thúc, để lại nhiều dư âm trong lòng chư Tăng ni, Phật tử và người dân Cố đô.

  • Chiều tối ngày 23/5, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ Mộc Dục tại lễ đài chùa Diệu Đế, đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, TP Huế và lễ Rước Phật từ chùa Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm.

  • (SH) - Tối ngày18/5, tại số 01 Lê Lợi, Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Hội Âm nhạc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”.