Văn Tôn - Hải Bằng, một chân dung toàn vẹn

09:22 16/10/2009
NGUYỄN KHẮC PHÊNâng hợp tuyển “Hải Bằng” (HTHB) sang trọng và trĩu nặng trên tay, thật nhiều cảm xúc tràn đến với tôi. Cuốn sách được gia đình nhà thơ Hải Bằng tặng cho tất cả những người đến dự ngày giỗ lần thứ 11 của nhà thơ được tổ chức tại một ngôi nhà mới xây ở cuối đường Thanh Hải - lại là tên nhà thơ quen thuộc của xứ Huế.

Bìa cuốn Hợp tuyển Hải Bằng

Có lẽ hầu hết những bạn bè đã từng sống, từng chia ngọt sẻ bùi, từng viết về Hải Bằng cũng có cảm giác như tôi; bên cạnh sự thích thú được chiêm ngưỡng một công trình văn hoá đẹp và hoàn hảo là nỗi vui mừng trước việc Hải Trung đã hoàn thành xuất sắc ý tưởng đẹp đẽ ấp ủ đã mấy năm, thể hiện sự trân trọng với những tác phẩm và kỷ niệm vui buồn thấm đẫm nước mắt, mồ hôi của thân phụ - một nghệ sĩ đa tài và lắm nỗi truân chuyên. Khi đã lật mở những trang sách thì trong lòng lại có chút như ngỡ ngàng (“Chà! Không ngờ anh Hải Bằng từng khốn khổ như thế mà lại sáng tạo được nhiều tác phẩm như thế!...Cũng không ngờ anh có nhiều bạn bè như thế!...) và một chút như tiếc nuối nữa. Phải! Tôi và rất nhiều người nữa có “vai vế” hơn tôi rất nhiều, đáng lẽ đã có thể làm việc này việc kia, giúp anh đỡ bớt những nỗi nhọc nhằn, những ngộ nhận mà anh đã phải chịu đựng trong phần lớn cuộc đời lận đận của mình…

Nhưng thôi, giờ thì nhà thơ đã ở “cõi khác”, đã gột sạch “bụi trần”, chẳng cần “tau hí” mà cũng chẳng bận tâm níu vai bạn đọc thơ để được nghe một lời khen tặng cho đỡ cơn “khát”, đỡ đơn độc sau những giờ phút tự giam mình, tự “đốt” mình trong ngôi đền thiêng sáng tạo. Chính Hải Bằng từng viết: “Đứng giữa đời đơn độc” (“Không đề” - Thơ ngũ ngôn) và “Mùa đông em lấy lửa của tôi đi / Đến mùa hạ tôi đã thành đám cháy” (“Ngọn lửa” - Thơ hai câu). Phải! Anh đã “cháy” hết, không giữ lại gì cho riêng mình nên mới có HTHB sang trọng và nặng trĩu hôm nay.

Cảm giác “nặng trĩu” khi nâng HTHB trên tay không chỉ do cuốn sách trên sáu trăm trang đóng bìa cứng dày cộp. Thiếu gì sách dày hơn, bề thế hơn. HTHB trĩu nặng chính vì đã chất chứa thành quả cả một đời vắt kiệt sức mình cho sáng tạo cùng với nghĩa tình sâu đậm của bạn bè khắp trong Nam ngoài Bắc. Có thể nói, HTHB không chỉ là “cuốn sách đời người” mà một mặt nào đó, đây là cuốn sách của một thế hệ - những nghệ sĩ hồn nhiên đến với cách mạng và kháng chiến, tự nguyện hoá thân thành “chiến sĩ” đồng hành cùng với dân tộc cho đến ngày toàn thắng, được hưởng niềm vinh quang và nhiều phần thưởng nhưng ít nhiều đều gánh chịu nỗi cay đắng vì một thời ấu trĩ hoặc ngộ nhận…

Thì đó, chỉ riêng 27 bức ảnh in cuối tập sách, bên cạnh 7 bức chân dung của tác giả - từ cậu bé Vĩnh Tôn lúc mới 8 tuổi đến nhà thơ-chiến sĩ Hải Bằng trên đảo Cồn Cỏ anh hùng…, trong những tấm ảnh kỷ niệm của tác giả với bạn bè qua nhiều thời đoạn, chúng ta được gặp lại rất nhiều gương mặt tên tuổi, nhiều người nay cũng đã ở “cõi khác” như Văn cao, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Khắc Thứ, Phạm Đăng Trí, Bửu Chỉ; còn nữa là Hoàng Cầm, Mặc Hy, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Tiến, Trần Hữu Pháp, Tô Nhuận  Vỹ, Thạch Quỳ, Lâm Mỹ Dạ, Nguyễn Trọng Tạo, Võ Quê, Vĩnh Nguyên…


Như tôi được biết, một số nhà phê bình hiện nay thường có “thao tác” đếm và thống kê trong một tác phẩm, một cuốn sách có bao nhiêu “từ” này “từ” kia, hay mấy lần ngắt câu, xuống dòng thế này thế khác… để đoán định ra “thi pháp” hoặc sở trường, tâm trạng của tác giả. Trong HTHB, Hải Trung không chỉ “thống kê’ mà đã tuyển chọn in đến 203 bài tứ tuyệt về mưa! Về số lượng, đây hẳn là một “kỷ lục” ít có  nhà thơ nào sánh được, còn về mặt nghệ thuật, TS. Hồ Thế Hà, trong bài “Chiếc cầu mưa trong thơ Hải Bằng” đã viết: “Mưa Huế (cùng với Mùa thu) là hai hình tượng có sức ám ảnh lớn và trở thành thi pháp hoài vãng của anh.” Tôi cũng “đếm” và “thống kê”, chỉ thuần về số lượng thôi, đã chứng tỏ sức trĩu nặng của HTHB là một chỉ tiêu chất lượng thật đáng nể trọng. Không kể trên ba trăm trang với hàng trăm bài thơ được tuyển chọn từ 14 tập thơ đã xuất bản, HTHB còn có 14 bức tranh màu, 16 tạo hình bằng rễ cây, 16 ký hoạ chân dung các nhân vật nổi tiếng, 8 bài văn xuôi, trong đó có hai bài viết về Hồ Vi, Dương Tường - hai nhà thơ - chiến sĩ cùng “nằm gai nếm mật” thời “Bình Trị Thiên khói lửa” với Hải Bằng và những trang hồi ký xúc động về cuộc đời mình...

Hải Bằng từng viết “Đứng giữa đời đơn độc” nhưng có lẽ đó chỉ là tình cảnh trong một thời đoạn khó khăn và tâm trạng người nghệ sĩ đang hướng đến sự thanh khiết và cái cao cả trong khi cuộc đời quanh mình lại quá nhiều điều lố lăng, giả trá; chứ mấy nhà thơ được nhiều bạn bè thương quý, đồng cảm và chia sẻ mọi nỗi vui buồn như anh? HTHB có những con số hùng hồn nói lên điều đó. Có đến 33 thi hữu làm thơ tặng anh, trong đó có những tên tuổi lớn của nền thơ Việt như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Hữu Loan, Phùng Quán, Nguyễn Khoa Điềm… và cả của một nhà thơ Nga, của kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn. Cùng với 20 bài phê bình thơ, 17 bài viết của các nhà phê bình, nhà văn đã khắc hoạ một chân dung nghệ sĩ Hải Bằng toàn vẹn, từ giá trị của nghệ thuật ngôn từ đến sự tìm tòi trong cấu tứ và cách nhìn hiện thực, từ ngọn nguồn và chất liệu làm nên các tạo hình rễ cây đến tính cách riêng…


Tác phẩm "Từ hố bom bay lên" từ những rễ cây


Có thể nói đây cũng là sự thể hiện lẽ công bằng của cuộc đời, là luật “bù trừ” của tạo hoá. Ai tính được nỗi buồn tủi trong những năm tháng dài dằng dặc anh phải sống “đơn độc” - kể từ lúc bài thơ có tính nhân đạo rất cao “Người nữ cứu thương người Pháp” (lúc đó anh còn lấy bút danh “Văn Tôn”) bị đưa lên “bàn mổ” trong Hội nghị Chỉnh huấn năm 1952 nhằm “nâng cao lập trường giai cấp, xác định rõ bạn thù, tăng cường tính chiến đấu trong sáng tác” (theo hồi ký của nhà thơ Lương An) cho đến thời anh đăng tranh châm biếm phê phán thủ tục hành chính lề mề và cảnh chen lấn ở cửa hàng mậu dịch trên báo “Trăm hoa” năm 1956 (gần đây, hai tệ nạn này còn bị phê phán liên tục trên một số tờ báo lớn!), rồi những ngày “tham gia sản xuất, đánh cá” với bà con làng Cảnh Dương…

Là người lính trước khi trở thành nhà thơ, chàng trai hoàng tộc Vĩnh Tôn đã sẵn sàng chấp nhận hy sinh khi mới 15 tuổi, nên anh đủ bản lĩnh vượt qua mọi sóng gió trên trường đời. “50 năm qua / Suốt đường độc đạo / Tôi hát với mình / Đầu ngón chân luyện đá / Thuở hành quân / Không có dấu quay lui…” (Trường ca “Độc hành”)  Hải Bằng “không quay lui” trước mọi thử thách, nên anh đã tới đích vinh quang. Anh đã bị “mất”, bị “trừ” đi nhiều thứ trong cuộc đời 68 năm của mình, “bù” lại, hôm nay anh có được “Hợp tuyển” xứng đáng với những đóng góp đa dạng của một nhà văn - nghệ sĩ - chiến sĩ trưởng thành từ Cách mạng Mùa Thu Tháng Tám, với sự tụ họp bạn bè nhiều thế hệ đông vui - tất cả đã họp thành bức chân dung “Văn Tôn-Hải Bằng” sinh động nhất và cũng toàn vẹn nhất từ trước đến nay.

N.K.P
(247/09-09)

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI VĂN HOAN

    "Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…

  • Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.

  • Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.

  • Ý NHI 

    1.
    Một buổi chiều, khoảng cuối năm 1989, chúng tôi có cuộc gặp gỡ tại nhà Trần Thị Khánh Hội, trong một con hẻm rộng, quận Phú Nhuận.

  • TRẦN HOÀI ANH

    (Kỷ niệm 49 năm ngày mất cố Thi sĩ Nguyễn Bính 1966 - 2015)

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Kể từ lúc thị xã Huế được nâng lên cấp thành phố, cho đến khi người Nhật làm cuộc đảo chính hất chân người Pháp khỏi đông Dương vào ngày 9/3/1945 thì Huế vẫn là thành phố cấp 3, nhưng là thành phố của trung tâm chính trị, văn hóa, nơi đóng kinh đô cuối cùng của nhà nước quân chủ Việt Nam.

  • HỒ VĨNH  

    Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.

  • Mùa xuân chiếm một ví trí quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi. Xuân hiện lên bằng nhiều vẻ dáng khác nhau, được khắc họa bằng nhiều cung bậc khác nhau. Mỗi một bài thơ xuân như là một trang nhật kí và cảm xúc của cuộc đời thi nhân.

  • Đọc sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (ảnh, NXB Khoa học xã hội, Sách Khai tâm, quý 1/2015) của Hoàng Xuân Hãn là cách để “gặp lại” danh tướng Lý Thường Kiệt.

  • CAO HUY THUẦN

    Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.

  • NGUYÊN QUÂN

    Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.

  • Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Tế Hanh có dáng vẻ của một thi sĩ hơn cả, không phải chỉ bởi “đôi mắt nồng nàn lạ” (Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam) mà còn là, hay chính là, bởi vẻ buồn ngơ ngác của ông, không phải chỉ trên vẻ mặt mà cả trong cách hành xử, ứng đối của ông với mọi người, mọi sự.

  • DA VÀNG

    (Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)

  • NGUYỄN VĂN NHẬT THÀNH

    Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt.

  • Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -2014), NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành cuốn sách Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam.

  • YẾN THANH

    Nếu nói một cách đơn giản rằng Đông phương luận hiện đại là một khía cạnh của cả chủ nghĩa đế quốc lẫn chủ nghĩa thực dân thì sẽ ít ai có thể tranh cãi được. Tuy nhiên, nói như thế chưa đủ. Cần phải trình bày nó một cách có phân tích, có tính lịch sử”. [Edward Wadie Said, Đông phương luận, Nxb. Tri thức, 2014, tr.200]

  • NGUYỄN KHẮC VIỆN

    Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của cha anh, dẫu chỉ một vài cá nhân; thế mà sách vở về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.