Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn gồm 11 chiếc có niên đại 1659-1684. Cụ thể vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1613-1635) và Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Hiện có 7 chiếc đặt tại Hoàng Cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và 1 chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh.
Có nhiều ý kiến cho rằng, người có công tạo nên Bộ sưu tập này là một người Bồ Đào Nha, ông Cruz. Ông Cruz lấy vợ người Việt Nam và sinh sống tại Phường Đúc - Huế, ông chính là người đã tạo nên ngành đúc đồng nổi tiếng tại Huế và cũng là người đã giúp chúa Nguyễn đúc vũ khí, vạc đồng để tỏ rõ uy quyền của dòng họ Nguyễn.
Trong Bộ sưu tập vạc đồng này chỉ có 1 chiếc được làm đầu tiên trước năm 1659 có hình dáng khác, 10 chiếc còn lại có kiểu dáng tương tự như nhau được chia thành 2 loại là 4 quai và 8 quai. Cũng vì lý do này, có giả thiết cho rằng chỉ có 10 chiếc vạc làm sau là có bàn tay của ông Cruz tham gia thực hiện. Chiếc vạc được làm đầu tiên quá khác biệt và mang thiết kế, trang trí thuần Việt. Chiếc vạc này hiện đang được đặt ngay trước hiên điện Long An (nay là tòa nhà trưng bày chính của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế). Đây là một chiếc vạc có hình dáng rất lạ - tương tự một chiếc nồi kích thước lớn, cổ thắt bụng phình to, trên cổ có 4 quai được tạo dáng khá đẹp. Quanh thân vạc, gần trên cổ có trang trí. Điều đáng nói là từ trước đến nay chưa thấy ai đề cập đến chiếc vạc độc đáo này. Trên thân vạc có đề niên đại “Tuế thứ Tân Mùi nhuận trọng xuân”, tức năm 1631. Trọng lượng vạc 560 cân. Các nhà lịch sử, văn hóa hầu hết thống nhất với ý kiến: chiếc vạc này chắc chắn do người Việt Nam đúc, còn đúc tại đâu thì chưa có câu trả lời chính xác.
Chiếc vạc đầu tiên có thiết kế và trang trí hoa văn thuần Việt, hiện được đặt tại hiên điện Long An..
Loại vạc 4 quai gồm có 6 chiếc, trong đó có 2 chiếc đúc vào năm 1659, các chiếc còn lại vào các năm 1660, 1662, 1667 và 1673 (theo thứ tự lần lượt là chiếc số 2, 3, 4, 5, 10 và 11). 4 quai được đặt gần trên miệng và cao vượt miệng, xoắn hình dây thừng. Phần thân vạc chia thành nhiều ô và được trang trí khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên vạc nào là cặp thì trang trí hoàn toàn giống nhau.
Loại vạc 8 quai gồm có 4 chiếc đúc vào các năm 1670, 1672 (2 chiếc) và 1684 (theo thứ tự lần lượt là chiếc số 6, 7, 8 và 9). Đặc điểm chung của loại vạc này là 8 quai được đặt dưới miệng vạc một đoạn và cao không quá miệng vạc. Các chiếc quai kiểu này đều tạo hình đầu rồng có cổ vương ra từ thân vạc, trông khá sinh động. Phần thân vạc không chia thành lớp hay ô hình học để trang trí như loại vạc 4 quai mà chỉ trang trí phần trên, phía gần quai vạc. Mô típ trang trí cũng khác kiểu vạc 4 quai rất nhiều. Nhưng cũng như loại vạc 4 quai, những chiếc cùng một đôi thì có mô típ trang trí gần tương tự nhau.
Cả 10 chiếc vạc gồm loại 4 quai và 8 quai đều được trang trí những hoa văn truyền thống của Việt Nam như: hoa, lá, chim muông, quai được tạo hình rồng..Tuy nhiên bên cạnh những hoa văn đặc trưng đó còn xuất hiện những hình trang trí theo phong cách mỹ thuật phương Tây như: cụm tròn, chấm bi và lá sòi… Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều giải thiết rằng thiết kế của những vạc đồng này có sự tham gia của người phương Tây.
11 chiếc vạc trong bộ sưu tập chỉ có 3 chiếc vạc được kê trên bộ chân được thiết kế hài hòa với phần chân, 8 chiếc còn lại đều được đặt trên các chân bằng đá Thanh mộc mạc.
Hiện tại Huế còn 15 chiếc vạc đồng nhưng chỉ có 11 chiếc vạc được làm thời Chúa Nguyễn được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Còn lại 4 chiếc vạc thời Minh Mạng có niên đại 1825-1828, được đặt tại điện Hòa Khiêm, lăng Tự Đức.
Bộ sưu tập vạc đồng tại Huế không chỉ là những hiện vật mang tính lịch sử mà đây còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ sự phát triển của nghề đúc đồng tại Huế xưa kia, đồng thời là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao.
Theo Cinet
Sáng ngày 22/7, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Nghề điêu khắc than đá Quảng Ninh”.
UBND thành phố Huế vừa có Công văn 4269 về tiếp tục tạm dừng tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2021 do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ngày 20/7/2021, Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan liên quan tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ hai với Chủ đề “Vì một xã hội an toàn trước thiên tai - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu”.
Chiều 16/7, Viện Pháp tại Việt Nam, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm nghệ thuật đường phố Jam - Vietnam Urban Arts 2021.
Sáng ngày 16/7, HĐND tỉnh khóa VIII khai mạc kỳ họp thứ 2, nhiệm kỳ 2021- 2026. Tại kỳ họp thứ 2 này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận để thông qua 19 Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Đáng chú ý là nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội 6 tháng cuối năm 2021.
Bia tưởng niệm sẽ được triển khai xây dựng tại vị trí Tiểu khu 67, nơi 13 liệt sĩ hy sinh khi đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân mất tích sau vụ sạt lở khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3 hồi tháng 10/2020.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa phát động tổ chức cuộc thi sáng tác clip quảng bá di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh ở Huế - Sống mãi với thời gian”.
Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế vừa tổ chức bế mạc trại sáng tác "Thiên nhiên và di sản vùng đầm phá" năm 2021 tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt Đề án “Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021 - 2025”.
Chiều 9/7, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành công trình chỉnh lý nhà trưng bày bổ sung cụm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, TP. Huế.
Chiều ngày 05/7, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức tọa đàm chủ đề “Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Ưng Bình tại Châu Hương Viên”.
Ngày 7/7/2021, hơn 13.400 thí sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 với môn thi đầu tiên trong buổi sáng là môn Ngữ Văn với thời gian 120 phút.
Sáng ngày 05/7, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ đối với các chức danh: Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi Lễ và trao quyết định bổ nhiệm.
Sáng ngày 03/7, tại kỳ họp chuyên đề HĐND thành phố Huế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2021 -2026, ông Võ Lê Nhật được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Huế nhiệm kỳ 2021 – 2026 với 43/43 phiếu đồng ý, đạt tỷ lệ 100%.
Chiều 02/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật "Thiên nhiên và di sản vùng đầm phá" năm 2021 tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang.
Sáng ngày 29/6/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị trực tuyến định hướng, góp ý dự thảo Chiến lược văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình hành động phát triển Du lịch giai đoạn 2021-2025. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
Sáng 29/6, tại khu vực Thái Miếu và Triệu Miếu – Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc tổ chức Lễ Húy kỵ Triệu tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và Chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Sáng 28/6, Bệnh viện Trung Ương Huế đã làm lễ xuất quân tiễn đoàn thầy thuốc tình nguyện lên đường vào tỉnh Phú Yên để hỗ trợ chống dịch COVID-19.