Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Tổ khai sơn của ngôi cổ tự này là Hòa Thượng Nhất Định, nguyên xưa ông là “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” ở chùa Báo Quốc, sau đó xin về đây và dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.
Ông nổi tiếng là người con có hiếu, xưa kể lại rằng mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông phải lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc cho thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của Ngài nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó.
Chùa được nhiều sự ưu ái của Vua Tự Đức cùng với các Phật tử và nhất là các Thái giám trong triều, chùa được đầu tư xây dựng rất quy mô và đẹp đẽ qua nhiều đời trụ trì. Chùa nằm khuất trên một đồi thông xanh mướt, rộng khoảng 8 mẫu, trước chùa có khe nước nhỏ chảy qua làm cho phong cảnh càng thêm thơ mộng.
Vào năm 1896 triều Vua Thành Thái đã cho xây dựng một cái tháp 3 tầng trước cổng chùa dùng để tàng trữ kinh sách. Tam quan chùa được xây theo lối truyền thống với hai tầng, phía trên có mái che. Đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ ở Huế là cổng tam quan cao và rộng thoáng nhưng lối vào lại thấp, có chùa còn thấp sát cả đầu người, điều này thể hiện nét đẹp trong văn hóa nơi đây: khi bước qua những chiếc cổng này con người phải cúi đầu xuống như bỏ bớt cái ta trong bản thân và nhìn lại chính mình cũng như tôn trong chốn linh thiêng của Phật.
Qua tam quan ta thấy ngay hồ bán nguyệt lớn được xây dựng vào thời trụ trì của Hòa Thượng Huệ Minh vào năm 1931. Và đối diện với tam quan, phía bên kia hồ có bứa bình phong che chắn cho lối vào chính điện. Đi vòng quanh hồ ta đến còn đường lát gạch dẫn thẳng vào chình điện. Trước chính điện là sân rộng, hai bên sân có bia ghi lại quá trình dựng chùa. Tổng thể chùa xây theo hình chữ Khẩu.
Chính điện là một ngôi nhà ba gian hai chái, trùng thềm điệp ốc theo lối truyền thống Huế. Phía trước chính điện thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Bước ra sau chình điện là Quảng Hiếu Đường thờ Đức Thánh Quan. Ngoài ra còn có các công trình khác như Tả Lạc Thiên, Hữu Ái Nhật với các chức năng khác nhau.
Và cũng không quên nói đến điều đặc biệt trong tựa đề bài này là “nơi yên nghỉ của những con người không toàn vẹn” vì đây là nơi chôn cất các thế hệ quan Thái giám Triều Nguyễn, Nơi đây có riêng một khu thờ tự và chôn cất các vị giám này, và họ cũng là người có công xây dựng và giữ gìn ngôi chùa. Nơi mà con người và đất trời như quyện vào nhau, nơi chư Phật ngự trị và là nơi lưu giữ lại cái gì đó của quá khứ, một phần của lịch sử nước nhà.
Ngày nay chùa đang được kêu gọi trùng tu. Đến với chùa ta sẽ thấy thanh thản nhẹ nhàng, phong cảnh xanh mướt, đẹp đến nao lòng, vừa ling thiêng vừa gần gũi, và cũng để nhắc lại một tầng lớp mà xã hội khinh rẽ tìm về nương náo nơi cửa Phật từ bi này.
Theo sotaydulich.com
Ảnh: Interne
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.