ĐÔNG TRIỀU
Trong những trật tự
Trước khi bước vào nơi đây
Là những năm tháng đó mỗi chiếc kim đồng hồ chỉ mặc độc,
ánh nhìn thản nhiên
và một hành lý
Quay cho dòng nước chảy, cho đến ngày mai…,
máu trong tim cũng vậy !
Trong tất cả những trật tự này
Không còn niềm tin nào hơn em sẽ ngồi yên vĩnh cửu
Sẽ kể thêm vài thứ
Những hạt đỗ tây to như mắt con chim phượng hoàng rụng xuống
rào thưa
nó bảo tôi cứ nhặt cho vào đấy
Sức nóng của sự cô đơn không làm nó tan chảy,
chỉ lời nói gió xoay
Em có lần trong lặng im buột miệng nói con người là vậy !
Trong không gian đã hóa thạch nhiều thứ có cả tiếng chim
gắn chi chít tự
bến lòng,
những cánh hồng như gai bủa không trung
Anh đừng hi vọng em là trạm cuối cùng và em cũng đã thấy
phía cuối cùng
Không có chúng ta
Nó thách thức cả những loài đập cánh bay lên thành cuồng phong,
bão táp
Những cảnh báo đã xuất hiện sau lưng sự im lặng vĩnh cửu đó
Nơi kim đồng hồ đã choàng lên áo khoác, gùi thêm hành lý...
Sự dịch chuyển bây giờ như những tiếng nện rúng động mầu nhiệm
Từ dãy hành lang này thường ngày có những con chim ri
ghé qua nhảy nhót
và đến cuối cùng kia
Đã thấy rõ sự sắp xếp tương tác hằng hữu ví như nói con chim ri
vô cớ vừa bay vừa hót vang,
Chiếc bình tự nứt để chiều lòng một con gián bò ra,
và Nátita - em bỗng dưng thèm khóc ?
Buổi chiều tràn qua phía cánh đồng như chiếc khăn hoàng lưu
xoãi dài tẩm độc chất cô đơn
Ở đây, cũng như trên cõi đời này chúng ta sẽ có điều quan tâm
duy nhất!
Điều đó đã xảy đến trong khi khu vườn này không còn bí mật nữa
Nhà ga như vừa qua trận bão tuyết nó vừa lạnh
và trơ mái đổ xuống những toa tàu
Chiếc phi thuyền đã đỗ nhầm trên cây tách không có tiếng kêu cứu,
chỉ có những chiếc mỏ vói lên đón những con sâu mồi
Đàn thiên nga, chú người rơm hay chiếc đồng hồ gồng gánh một thời
đại như đã từng nhắc đến đều xa dần trục chuyển động...
Tất cả họ đã trút xác nơi đây và tìm thấy một chân trời mới
rồi chăng?
Ở phía sau lưng là một chuỗi đổ vỡ
Ở phía trước mặt một cánh cổng đã mở
Em đưa cánh tay phản đối sự im lặng này
Anh có yêu ai khác ngoài em - Nátita ơi!
(SH321/11-15)
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)