Tròn 100 năm ra đời bộ tài liệu quý (BAVH) - Tập san Những người bạn Cố đô Huế

08:54 13/10/2014

BAVH - là các chữ viết tắt của bộ tập san bằng tiếng Pháp với nhan đề: “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (Tập san của những người bạn Cố đô Huế”. Trước đây tập san này có tên gọi là “Đô thành Hiếu cổ”. Bộ tập san này (sau này người ta gọi là tạp chí) được xuất bản và lưu hành tại Việt Nam và Pháp từ năm 1914 đến năm 1944. Thế là tròn 100 năm ra đời bộ tạp chí danh tiếng này.

Trang bìa một số tập của BAVH

Người sáng lập và là Tổng biên tập của tạp chí này là Linh mục Léopold Michel Cadière (thường gọi tên Việt là Cố Cả). Tạp chí lúc đầu có trên dưới 10 người gồm cả người Việt và người Pháp đảm nhiệm, về sau thì đông hơn. Số cộng tác viên [CTV] tham gia viết bài ngày càng gia tăng. Tính đến số cuối cùng của bộ tạp chí này thì số CTV lên tới hơn 140 vị, gồm các nhà nghiên cứu Pháp và Việt (trong đó Việt Nam hơn 30 người).

Toàn bộ của tạp chí BAVH này đã ấn hành được 121 tập và 1 tập danh mục. Thông thường thì mỗi năm tạp chí ra mắt bạn đọc được 4 số riêng biệt (3 tháng 1 số). Nhưng cũng có năm xuất bản ghép vài số thành một tập.
 
Về hình thức của bộ tạp chí  BAVH đơn giản, nhưng rất trang trọng, in ấn rõ ràng. Tờ bìa mỗi tập đều được trang trí hoa văn, tranh ảnh cổ xưa khác nhau. Bên trong tạp chí, các sơ đồ, bản đồ được ghi chú mạch lạc, cẩn thận, các tranh ảnh khá điển hình, nổi bật. Tranh ảnh được trình bày trong BAVH hầu hết đều do các tác giả, nghệ nhân, họa sĩ Việt Nam và Pháp thực hiện.
 
Về nội dung của BAVH thì rất phong phú, đa dạng các vấn đề về văn hóa nghệ thuật, giáo dục, xã hội, nhân văn, lịch sử, địa lý, dân tộc học, thương mại, môi trường, du lịch v.v…
 
Trong toàn bộ BAVH có gần 500 bài viết gồm nhiều lĩnh vực và hơn 30 bài tiểu dẫn, chú giải quan trọng. Phần đông các tác giả Pháp và Việt Nam đã dành nhiều thời gian tham khảo, thu thập tư liệu, đi điền dã thực tế rồi nghiên cứu viết bài cho tạp chí. Chẳng hạn như ông Cadière viết được trên 50 bài; ông Orband -30 bài; Coserat -hơn 30 bài; Nguyễn Đình Hòe -10 bài; Ưng Trình -trên 10 bài v.v… Cũng có những bài mà tác giả là cả Pháp và Việt cùng nhau viết chung như bài: “Liệt kê các miếu thờ tự của Huế” của Sallet và Nguyễn Đình Hòe (số1/1914), như bài: “Việc ban hành những luật lệ mới…” của Orband và Hoàng Yến (số 4/1917), hoặc như bài: “Bia lăng Thiệu Trị” của Laborde và Nguyễn Đôn (số1/1918); v.v…
 
Đặc biệt là ông Cadière là một người Pháp đã sống ở Việt Nam rất lâu (hơn 50 năm, mà chủ yếu là sống ở Huế và Quảng Trị). Cuối đời ông, ông muốn ở lại Huế. Đến năm 1955, ông đã từ trần. Mộ của ông trong nghĩa trang của Đại chủng viện Huế tại Kim Long.
 
 
Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng những nguồn thông tin tư liệu đã được đăng tải trong bộ BAVH này phần nhiều là rút ra từ những tư liệu có sẵn trong các sách cổ xưa ở Việt Nam và ở Pháp cùng với những vấn đề đã được khảo sát qua các cổ vật, chứng cứ thu thập được trên thực tế đã làm tăng thêm độ tin cậy cho người đọc. Tuy vậy, cũng có một số tư liệu còn mang tính phỏng đoán, suy luận nên cũng có những mặt hạn chế về tính khách quan, chân thực của chúng. Và điều đó thì cũng là lẽ thường gặp trong một số bài nghiên cứu trước đây cũng như hiện nay. Tất nhiên qua quá trình sử dụng các tài liệu trong bộ BAVH,  người ta sẽ tìm thấy được những cái gì có hàm lượng lớn về tính khoa học  thì có độ tin cậy và giá trị của nó càng cao.
 
Chính vì sự phong phú về nội dung của BAVH mà đã hấp dẫn các nhà nghiên cứu ngày nay. Họ luôn luôn gắn bó một cách mật thiết và trân trọng. Thậm chí có nhiều người coi BAVH như một kho tài liệu lớn để khai thác nhiều loại “tài nguyên” của đất nước và con người Việt –Pháp, mặc dù chưa phải là đầy đủ và toàn diện cho lắm.
 
Đặc biệt, trong toàn bộ tập san này có hơn 50 công trình nghiên cứu về Việt Nam của L.Cadière đã được đăng, trong đó có mấy chục bài nghiên cứu về Huế. Ngoài ra, có một quyển riêng “L’Art a Huế” (nghệ thuật ở Huế). Quyển này đã được tái bản mấy lần với hàng trăm bức ảnh có giá trị nghệ thuật cổ xưa tại Cố đô Huế.
 
Nội dung tài liệu trong bộ tạp chí này rất quý giá về nhiều lĩnh vực, nhất là về dân tộc học, lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội… Đây là tạp chí khoa học có giá trị nhất của toàn cõi Đông Dương hồi đó. Các thiên khảo cứu vẫn còn mang tính thực tiễn sâu sắc đối với các nhà nghiên cứu ngày xưa và cả ngày nay. Một phần nhỏ của bộ tập san BAVH này đã được dịch ra bằng tiếng Việt (do nhóm dịch thuật tại Huế đã biên dịch) để tiện bề tham khảo nghiên cứu đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của L.Cadière rất có giá trị cho việc tham khảo nghiên cứu khoa học ngày nay. Chẳng hạn như:
 
1. Les irrigations en Annam (Những việc thủy lợi ở An Nam) - Léopold Cadière. - Hanoi : L'Avenir du Tonkin, [?]. 4 articles.
 
2. Le Projet de réforme de l'Instruction en Indochine (Dự Án Cái Cách Học chính tại Đông Dương ) Léopold Cadière. - Hanoi : L'Avenir du Tonkin, [?]. 5 articles.
 
3. Sauvons nos pins (Hãy cứu lấy những cây thông của chúng ta ) BAVH p. 437-443; 
 
4. Monuments et souvenirs chams du Quang-Tri et du Thua-Thien (Các công trình và kỷ niệm Chàm của Quảng-Trị và Thừa Thiên )- par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1905. - [10] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (190(5) 185-195.
 
5. Les Hautes vallées du Song-Gianh (Các thung lũng miền thượng của Sông Gianh) - par L. Cadière, de la Société des Missions étrangères de Paris, corespondant de l'Ecole française d'Extrême-Orient. - Hanoi: F. - H. Schneider, 1905. - [19] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (1905) 349-367.
 
6. Chansons populaires recueillies dans la province de Quang-Binh (Các bài hát dân gian được thu thập trong tỉnh Quảng Bình ) par L. Cadière. - Hanoi: IDEO, RI, 1905. - p. 1030-1034.
 
7.Plantes alimentaires et médicinales du Quang-Binh et du Quang-Tri (Các loài cây dùng làm thực phẩm và thuốc của Quảng Bình và Quảng Trị ) -L. Cdière. - Hanoi: Bulletin des Etudes Indochinoises, 1905. - p. 894-896.
 
8. Les tombeaux royaux de Hué  (Các lăng mộ vua chúa ở Huế) -L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 83-92.
 
9. Le Mur de Dong-Hoi: étude sur l'établissement des Nguyên en Indochine (Lũy thành Đồng Hới: nghiên cứu về sự thành lập của nhà Nguyễn tại Đông Dương )- par L. Cadière. - Hanoi: BEFEO 6/1-2, 1906. - p. 87-254.
 
10. Textes et documents relatifs à la réforme du quôc-ngu (Văn bản và công trình liên quan đến việc cải cách quốc ngữ). par L. Cadière ; publ. par la Direction générale de l'Instruction publique de l'Indo-Chine. - Hanoi : F. H. Schneider, 1907. - 37 p. ; 28 cm. Tiré à part de l'Avenir du Tonkin 1906.
 
11. A la recherche des ruines chames  (Đi tìm các tàn tích Chàm )-L. Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1906 p.1937-1941.
 
12. Philosophie populaire annamite: Cosmologie  (Triết lý dân gian An Nam: Vũ Trụ Học )- L. Cadière. - St. Gabriel Mödling, Autriche: "Anthropos" (Vienne) ; vol. II (1907) p. 116-127, 955-969, vol. III (1908) p. 248-271. – Hanoi 12: [réimpr. dans Revue Indochinoise] RI, 1909, p. 835-847, 974-989, 1189-1216.
 
13. Le Culte des Pierres en Annam =(Việc thờ tự đá ở An Nam) -L. Cadière. - Lyon : Les Missions Catholiques, 1911 p. 2209-2218.
 
14. La colonisation annamite des Terres Rouges du Gio-linh (Việc người Annam khai thác đất đỏ Gio Linh), BAVH, p. 207-210. 
 
15. De la nécessité d'établir en Indochine des réserves botaniques, avec protection intégrale  (Về sự cần thiết phải lập các khu rừng bảo vệ thực vật ở Đông Dương), L. Cadière. -Hanoi: Taupin, INDO, 1942. - p. 8-9.
 
Theo khamphahue.com
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.

  • “Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương. 

  • Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.

  • Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.

  • Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.

  • Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .

  • Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.

  • Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. 

  • Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.

  • SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu. 

  • Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.

  • Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.

  • Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...

  • Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.

  • Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.

  • Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.

  • Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.

  • Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.

  • Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.

  • Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.