Ngày 15/9, Sở Văn hóa & Thể thao tổ chức triển lãm online “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa & Thể thao và các trang mạng xã hội.
Vua Thành Thái cùng quần thần trong trang phục truyền thống (Ảnh chụp từ clip triển lãm)
Triển lãm là hoạt động nhằm tôn vinh, quảng bá hình ảnh Áo dài truyền thống trong dòng chảy văn hóa, lịch sử dân tộc; gắn với các hoạt động nghi lễ, sinh hoạt lễ hội truyền thống cũng như trong hoạt động thường ngày của người Việt, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam.
Theo đó triển lãm đã trình chiếu 15 clip với 15 chủ đề như: Huế - Chiếc nôi của Áo dài việt Nam; Khởi nguyên Áo dài Việt Nam; Áo dài trong dòng chảy văn hóa, lịch sử;Y phục hoàng cung;Áo dài nam; Áo dài nữ; Từ truyền thống đến Quốc phục; Áo dài Huế; Nghiên cứu Áo dài Huế; Nghề may thêu Áo dài Huế;Áo dài ngũ thân; Áo dài công sở; Áo dài nữ sinh; Huế - Trung tâm của lễ hội Áo dài; Tự hào Áo dài Huế.
![]() |
Ảnh chụp từ clip |
Triển lãm nhấn mạnh các đặc điểm của hành trình nghiên cứu tìm kiếm nguồn gốc, đặc trưng của các loại áo dài từ truyền thống đến hiện đại; đồng thời, giới thiệu các yếu tố riêng có để Huế trở thành Kinh đô Áo dài Việt Nam. Triển lãm giới thiệu các bộ sưu tập áo dài và các nhà thiết kế áo nhằm cung cấp cho người xem những mẫu áo dài đẹp và các địa chỉ may thêu áo dài chuyên nghiệp ở Thừa Thiên Huế.
![]() |
Lế rước và dâng hương, dâng hoa tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát – Người có công định chế lại y phục áo dài Việt Nam |
Triển lãm được thực hiện trên nền tảng số, hệ thống mạng xã hội tiktok, instagram, facebook, zalo... nhằm tạo sự lan tỏa, thu hút sự tham gia và sáng tạo cộng hưởng của khán giả, nhất là khán giả trẻ đáp ứng mục tiêu kép vừa giới thiệu hành trình xây dựng “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” vừa đáp ứng các tiêu chí phòng chống dịch COVID-19”.
Triển lãm online “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” diễn ra đến ngày 20/10.
Phương Anh
Khảo sát sơ bộ cho thấy trong hành trình cứu nước, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau. Những công việc của nhà nông, công nhân, thợ thuyền, trí thức, thương gia, Bác đều đã từng làm. Trong tất cả những danh hiệu mà Người được vinh danh, Bác chỉ nhận mình là người yêu nước và nhà cách mạng chuyên nghiệp là công việc mà Người theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 892/KH-SVHTT về tổ chức cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế” năm 2021.
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, cuốn sách nổi tiếng viết về Bác Hồ có tên "Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng" của nhà văn Trình Quang Phú đã được 6 nhà xuất bản tái bản tới 19 lần. Ở mỗi lần tái bản, tác giả đều có những chỉnh sửa, bổ sung các tư liệu mới có giá trị.
Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành tấm bản đồ mô tả lại hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ, kích cỡ ngang 1m, cao 70cm, in 4 màu trên giấy dày.
Trong suốt Triển lãm và Hội sách trực tuyến, độc giả sẽ có cơ hội mua sách với giá giảm 50-70%. Trong đó có nhiều đầu sách về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khảo cổ khu vực hai bên chái của điện Thái Hòa.
Sáng 29/5, Ủy ban Bầu cử tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 79/NQ-UBND về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều ngày 28/5, UBND tỉnh phối hợp với Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) tổ chức khai trương Trung tâm điều hành UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/4 vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức buổi họp báo phát động “Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII”.
Sáng 24/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng Đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2021 – Phật lịch 2565.
Trong ngày bầu cử 23/5, đông đảo cử tri của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến 930 khu vực bỏ phiếu để thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra từ 7h00-19h00 Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Để thực hiện việc bỏ phiếu, Hội đồng bầu cử Quốc gia hướng dẫn cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ dưới đây.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 06/5, tại trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế), Khoa Mỹ thuật tạo hình, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Đối thoại".
Sáng 17/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo thành phố Huế đã có buổi khảo sát thực tế khu vực đồi Vọng Cảnh để có phương án khai thác, cải tạo, chỉnh trang và quản lý phù hợp; đồng thời, kiểm tra tiến độ xây dựng, mở rộng nhà máy nước sạch Vạn Niên.
Chiều 17/4, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc trại sáng tác VHNT tại Nam Đông với chủ đề "Mùa xuân di sản văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số" năm 2021.