Sáng ngày 3/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “90 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”.
Cắt băng khai mạc triển lãm
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tư liệu, hiện vật quý được sưu tầm, chọn lọc trưng bày theo các chuyên đề gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền 1930-1945; Đảng lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước 1945-1975; Đảng lãnh đạo tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ 1975 đến nay; Đảng bộ Thừa Thiên-Huế ra đời và các phong trào cách mạng; Đảng bộ Thừa Thiên-Huế qua hai cuộc kháng chiến; Đảng bộ Thừa Thiên-Huế lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
![]() |
Phát biểu Khai mạc Triển lãm, đồng chí Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cách đây tròn 90 năm, vào mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của Đất nước. Ngay sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, tháng 4 năm 1930, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã được thành lập. Đảng bộ Thừa Thiên Huế đã lãnh đạo nhân nhân giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của toàn Đảng toàn quân và toàn dân, sau ngày đất nước thống nhất đến nay, Đảng bộ tỉnh tiếp tục lãnh đạo quân và dân tỉnh nhà xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến rõ nét; an sinh xã hội được bảo đảm ngày càng tốt hơn, các chính sách đối với người có công được thực hiện đồng bộ, toàn diện.
Những tài liệu, hiện vật này minh chứng cho chặng đường phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng với nhiều mốc son, nhiều dấu ấn đặc biệt trong lịch sử.
Phương Anh
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.