LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Ảnh: internet
VÕ CÔNG LIÊM
Trăng thương bạc
Nhớ: bchỉ, tnsan, tvsao
Vườn thơm tình
đón lấy
hoa thơm hương
môi nhẹ dạ thắm hồng lên đọt nắng
sông chảy nghe thương về truông đầm đợi
ngọn lả lơi mưa. ứa cạn nhành khô
cánh buồm xuôi bãi về cho biển nhớ
em bên này ngong ngóng đợi rừng mai
chim tha phương đậu trên cành vịn xuống
bóng tà dương lúm khúm dưới chân ngà
màu nắng
vương thương
lóng lánh mắt sầu
người ngoái lại tình si như vỡ lở
một chân thân
trùng trùng
qua giữa ngọ
lệ buông chiều
nhuộm nắng
hong tóc em
người lầm lủi vẽ vời thêm dị dạng
thấm bờ môi mời gọi dáng em nằm
rừng thấp thỏi động cánh mỏi ngàn mây
trời dội nắng
đục mê
mưa tắm vội
Đêm lạnh về cánh hạc dãi dầu bay
Trăng Thương Bạc cuối ghềnh nghe tiếng hú.
Tựa cho một tình yêu
Em giận anh bởi anh không đưa em đi ăn nhà hàng
hôm nay
kỷ niệm sanh nhật
con bé mười sáu mười bảy
hôm nay
không còn là con chích chòe của anh thường gọi
không còn thời gian để anh nói yêu em
nhưng anh đã cho em
những phút giây hạnh phúc
những thói quen vẫn thường thấy
trên con người tầm thường của em
Em giận anh bởi anh là người đàn ông tẻ nhạt
không ru em ngủ trên đôi tay mà em tự cho
thần tượng của em
mặt trời mặt trăng của em
thời gian còn lại không đủ chăm một điếu thuốc
trên môi
trên đôi mắt sũng ướt
anh nhìn em vô vị lợi
dưới chuồng bồ câu ấm mái rơm khô
cơn giận dữ của em không làm anh nguôi ngoai
vẫn theo trình tự cũ
không chút phóng túng thêm
không chút mạo hiểm hơn
hôm nay
em ghen anh như muôn thú khác
để em được lãnh cảm mỗi khi yêu anh
bỏ ghét anh
không năn nỉ
Em giận anh bởi anh không đưa em đi xem hát
những ngày ở tuổi mười lăm
những ngày cuối tuần sau giờ làm việc
cụ thể nó như thế nào
em đếm số lượng từ anh sử dụng
gọi tên em
chào em buổi sáng
chúc em ngủ ngon
mỗi ngày em đếm hơn năm chục từ của anh cho em
mất tất cả
em hóa thân
người đàn bà chân thật của anh
cho một tuần rất ít gặp nhau
Em giận anh bởi anh quá phớt tỉnh
chỉ mấy mươi giây đồng hồ sau chuyện ái ân
anh thiếp như trẻ thơ
không mộng mơ
em đối thoại với căn phòng
một con người tẻ nhạt
một con người thói quen
và, thường ngồi một mình
không có em
Em giận anh bởi em không tìm ra giải pháp nào hơn
hôm nay
anh đã chăm điếu thuốc như mọi khi
hôm nay
em làm cho mình cái lồng
vứt các chìa khóa đi
để đóng vai người tình của anh.
(SDB17/06-15)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT