Trang thơ Việt Phương

09:31 08/03/2015


VIỆT PHƯƠNG

"Thiếu nữ" - tranh của Nguyễn Quân

Con

Cuộc đời này lát bằng hy sinh cao cả
Ai cho phép ta nói những lời nghiệt ngã
 
Cuộc đời này nuôi bằng lửa tình yêu
Ai cho phép ta õng ẹo như cô gái được chiều
 
Cuộc đời này đòi rất nhiều sức chịu
Ai cho phép ta vừa đi vừa níu
 
Cuộc đời này không thừa không thiếu niềm vui
Ai cho phép ta nhấm nháp nỗi ngậm ngùi
 
Cuộc đời này quằn quại sinh sôi hạnh phúc
Ai cho phép ta nằm gục giữa lời than
 
Cuộc đời này không biết khai man lý lịch
Ghi chân thực bố mẹ đẻ cuộc đời là chúng ta
.


Nhìn

Một đêm anh đã ngồi bên em dưới vầng trăng mà anh muốn lưỡi liềm
Có phải bây giờ em đã biết
Những ngẫu nhiên nuôi hờ ta sống
              và những đương nhiên giết dần ta chết
Sẽ đến một thời em biết thêm
Những tình cờ có nanh vuốt đen
              và vòm sáng quanh đường viền hy vọng
Cái bay bổng trong đời cái bò lê trong mộng
Những xấu xa độc ác tấy phòng lên khi tai nghe kể
              và những cao cả nhân ái thấm sâu xuống
                                                        khi chính mắt nhìn
Lời tục tĩu trên môi cô gái hai mươi
                              như tiếng trẻ thơ chơi ú tim

Còng số tám mới tinh khóa tay tên trấn lột
     trong luồng nắng giữa đường chợt lóe từng tia chớp
        chuỗi cười ở một đầu suối Trường Sơn lanh lảnh
Trong những chuyến xe ca chật ních móc ngoặc hối lộ
        ăn cắp buôn lậu chửi thề chợt lung linh
                 một khuôn mặt yêu thương
            trong ánh vàng mùa thu sóng sánh
Sự sa đọa bẩn thỉu của một cán bộ mấy chục năm tuổi Đảng
      sự tráo trở nhăn nhở của một con phe
      sự phè phởn láo xược của một gã đầu cơ đĩ thõa
      bệ rạc của một người đàn bà đã đủ cả cháu nội cháu ngoại
      sự nịnh bợ hèn hạ của một thanh niên khôi ngô
      sự dối trá bịp bợm của một nhà thơ tài kỹ xảo
      sự lừa đảo trắng trợn của một trí thức gọng kính vàng
      tất cả có cái gì giả nồng nặc giả tanh tưởi
      giả như một bộ phim con lợn quá dài như một trò đùa dai vô duyên
Đôi má xanh gầy thiếu ăn sạm lại mơ màng của em rất thật
Đôi mắt từng trải đau đớn thơ ngây to đen của em rất thật
Cuộc đời này rất thật
Như em



Màu

Ba mươi năm trước em từng viết cho con chúng ta
Từ cái thời em chưa là mẹ
Con chẳng bao giờ ra đời mà được nâng niu thế
Cái cuộc đời không dễ thành đôi
Cái cuộc đời không dễ chia hai
Bây giờ em đã có ba con với một người con trai khác
Mà thế đấy có chút gì lạ thật
Em cứ là cơn nấc tuổi thơ
Uống bao nhiêu tháng năm để chặn cũng không vừa
Em cứ là bậc thềm cứ là bậu cửa
Hàng ngày bao lần anh vào ra
Em cứ là vết loang lổ trên trần nhà
Nhìn anh nhìn anh nhìn anh da diết
Em cứ là những tinh mơ tê tái rét
Phanh cổ áo ra cho gió xiết vào da
Em cứ là cơn dông đầu mùa
Đi đầu trần hứng dòng mưa xối xả
Em cứ là khoảng cách chập chờn sương phủ
Suốt một đời anh vất vả vượt qua
Em cứ là giữa mịt mù vũ trụ
Một chấm sao không ngủ cuối thiên hà


(SH34/12-88)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Điều bình thường lạ lẫm

  • Được nhìn lại Huế

  • Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa

  • Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương

  • ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường

  • Ở những đỉnh cột

  • Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi.                                     HOÀNG VŨ THUẬT

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy

  • Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió  (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).

  • Bóng xưa            Đập cổ kính ra tìm thấy bóng                Xếp tàn y lại để cầm hơi                                                Tự Đức

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ                                                 Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên.                 đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941

  • Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên -  Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong -  Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh

  • Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm

  • Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).

  • …Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.

  • Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi

  • Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung