Trang thơ Trần Thị Huê

15:27 08/08/2018

LGT: Khánh Linh là bút hiệu dành cho thơ của Trần Thị Huê (sinh 1970 ở Quảng Ninh, Quảng Bình), tác giả của 3 tập thơ đã xuất bản: Giấc mơ nhật thực (2012, giải thưởng Lưu Trọng Lư năm 2017), Giữa tro và cõi sống (2014), Mặt trời đến lớp (thơ thiếu nhi, 2017). 

Chị kể: “Thơ với mình như là một người bạn tri kỷ từ khi mới chập chững biết đi. Thơ đã tìm đến với cuộc sống chính nơi mình sinh ra, cùng mình lớn lên, ví như dòng sông quê trong xanh, hiền hòa và thơ mộng. Dòng sông đó có một khát vọng lớn, không bao giờ
cạn nguồn cảm xúc...”. Đọc thơ Khánh Linh, nhận rõ những tinh tế từ ánh nhìn thẳm sâu trong tâm khảm; như tiếng vọng của tĩnh lặng đợi chờ điều gì đó đã đi qua và sẽ đi qua…
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi đến.

S.H



TRẦN THỊ HUÊ

Một lời khác của tình yêu

Gõ nhẹ nhưng rồi tiếng động lớn dần
Âm không đầu không cuối
Thuở bé mẹ nói với tôi bằng nỗi buồn
Nỗi buồn cỏ xước đồng khô
Mẹ đã đi suốt chiều dài những đường cong tuổi tác
Mẹ lau nỗi buồn bằng chiếc lá màu xanh
Tàn canh bếp nguội
Con nhện già vo tròn đi ngủ sớm để mai lại nhọc nhằn
Con đường mẹ đi vòng tròn như thế
Thương hết và nhận những luống rau cuốc chưa thành của mẹ
Nhưng cơn đau mỗi ngày biết nói
Biết kìm hãm biết tràn qua số phận của thời gian
Đời người thành sóng của dòng sông
Chảy dài sau cơn lũ
Chưa ai khóc vì nó
Vì đó là tiếng mơ hồ tiếng nói biết ngược nhìn lên.
Không! Chưa bao giờ mẹ dối lòng
Chưa bao giờ mẹ nhìn mọi thứ đơn giản như hơi nước
Mẹ chưa bao giờ nghe một lời khác tình yêu
Dẫu có lệch hướng mặt trời, dẫu dòng sông ngược nước
Và tôi vẽ lên tường giúp mẹ những lòng tin.



Nhớ Huế

Tiếng còi tàu
Chạy qua ga xép ngủ quên
Người đợi người về dưới cây bàng lá đỏ
Con tàu cứ lướt qua


Huế ơi!
Nẻo về chưa thuộc
Mà ga xép đã tan
Mưa Huế buồn não cả khúc sông
Nhịp cầu nhân lên nỗi nhớ


Sau bao năm trở lại
Tôi lạc giữa dòng người
Tôi tìm tôi trong bóng vỡ của hoàng hôn
Tôi tìm một ráng chiều khuất lấp
Một đôi tình nhân đã sắp đặt từ trước


Ai đó hình như người tôi đã biết
Tiếng thương không già đi
Tiếng còi tàu không già đi
Cây bàng không già đi


Mọi thứ đẹp trong vắt

Cầu Tràng Tiền thay áo về đêm
Huế trở về
Câu thơ dài nằm trong ly nước.
Đi tìm.



Người đàn ông của chị

Người đàn ông của chị
Họ là ai?
Dài sau mái tóc
Đường đi trong chiếc guốc
Đường đi chìm vào khoảng lặng im


Trời chiều nghe mọi thứ chờ đợi mọi thứ
Cánh cửa mở ra lạnh ngắt
Chị ngồi chong mắt
Khêu lên


Mặt trời quay về hướng núi
Chị cuộn mái tóc dài che khuôn mặt
Che số phận của mình và người đàn ông giấu mặt
Chị đã cưới về sau mưa.




(TCSH353/07-2018)





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên

  • Vũ Dy - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh - Triệu Nguyên Phong - Ngưng Thu - Nguyễn Duy Hới - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Văn Học - Đặng Văn Sử - Từ Hoài Tấn - Ngô Bá Hòa - Trường Thắng - Khaly Chàm

  • Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
    S.H

     

  • Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyên Hào - Mai Văn Hoan - Vương Kiều - Võ Công Liêm - Phan Đạo - Nguyễn Thiền Nghi

  • LTS: Những bài thơ ngắn, nhưng như chiếc kính hội tụ những cao vọi thanh sạch không gian, lắng lại trong ánh nhìn của chiếc lá sen. Và như trong tàn lá sen ấy, ứa ra những giọt lệ thiền. Dưới đây là chùm thơ của Trần Lê Khánh.

  • Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
    Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.

  • LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).

  • Do sơ suất trong trình bày, Số đặc biệt Sông Hương 22, tháng 9/2016, trang 25, đã in nhầm tên tác giả bài thơ “Xác” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng thành tên tác giả Hoàng Thụy Anh.

  • Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh

  • Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.

  • Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.

  • Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách


  • Nguyễn An - Thạch Quỳ - Mạc Mạc - Phạm Bá Thịnh - Nguyễn Hoàng Thọ - Nhất Lâm

  • Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử

  • Huỳnh Minh Tâm - Pháp Hoan- Ng.H.Dao Trì - Trần Võ Thành Văn - Trần Quốc Toàn - Lê Vi Thủy