Phạm Quyên Chi là một tác giả trẻ đang sống tại thành phố Quy Nhơn, mới đến lần đầu với Tạp chí Sông Hương. Trong những sáng tác đầu tay, Phạm Quyên Chi từng bộc bạch: “Tôi là một đứa con gái thích tưởng tượng. Dường như những tứ thơ của tôi đã hình thành nên trong những “khoảnh khắc của tưởng tượng” như thế. Tôi cũng không hiểu được chính mình, chỉ có thơ là hiểu tôi…”.
Đọc thơ Chi cứ như đang nghe thấy những tiếng va đập của ngôn ngữ và ý tưởng, nhưng nó không phải là những âm thanh “loạn xạ”, đó là sự cộng hưởng từ một trái tim nhạy cảm và một trí tưởng săm soi nhiều góc cạnh. “Con đường thơ” của cô gái trẻ này vẫn còn dài, và giờ đây chúng ta có đủ cơ sở để hy vọng và chờ đợi.
Nguyễn Thanh Xuân (gt)
PHẠM QUYÊN CHI
Tôi và thành phố
Tôi chưa bao giờ thấy ai phơi tóc vào buổi chiều
Ông già không đi giày và không mặc áo đi xuyên ngang phía sau lưng tường
Ngày đầu tiên giáp mặt thành phố
Con nhện vàng nhả giọt độc cuối cùng trên nóc cây
Tôi chưa bao giờ đi tìm cái so sánh trên đôi chân nhám mốc
Mặn đen mùi nước biển
Ngã ba đường cũng chẳng nhớ có khi nào sững lại
Sự thay đổi lớn nọ làm đổi lệch ba phần mặt trời
Đi nhanh quá nổi giông trên các ngọn tóc
Đó là vào một ngày tồi tệ
Còn bảy phút nữa mới đủ tròn cơn mộng
Tôi bắt đầu hốt hoảng
Kẻ thù nghịch toàn màu trắng sữa bột, các nhánh cây gầy guộc
Như người chị chưa xỏ đủ hai ống quần
Rượt nhốt đủ ngôn ngữ
Và thế đó
Không ai biết mộ mình sẽ đặt đâu khi chưa chết với một nắm tiền thầy cúng
Buổi sáng nhả hạt ngọc xanh thẳm
Nó đứng dậy bò đi rồi ngã xuống
Lời cáo buộc oan ức cho cô gái vì mang giấc mơ treo vào gót gió
Tôi đã nghĩ tới việc rời thành phố
Ngay lúc này
Bởi từ đó…
Tôi đã biết yêu hơn hàng cây xanh
Trong đó có bàn tay và những đốt đã chai lì
Hạnh phúc thật chỉ là lúc đứng sau gương rồi ráng ngước nhìn mình…
Thuở nhỏ nhảy dây thấy bầu trời là tất cả
Đàn én lượn là ước mơ vời vợi
Lớn lên rồi xót những điều đi ngang…
Đói,
Là khi buồn, nhớ dáng bà gầy đi trong chốc lát
Như là bí mật thật không thể nào tìm ra
Tại sao người ta ghép thân thể mình với giấy vụn
Rồi mang treo đốt phát pháo rần trời…
Tội lỗi,
Như nỗi buồn ngồi im lặng cả buổi chiều rót cho đầy nụ cười…
Bởi từ đó
Mới học cách đứng lên
Xâu lại sợi dây, gút chặt vụn sắt mục
Tìm những điều thật bình thường
Lớn lên
Rồi vào đời…
Rồi từ đó, khản tiếng vì số phận
Bởi từ đó
Thật sự đã lớn lên!
Những liên tưởng trong đêm
Trên cánh đồng
sợi dây diều tách làm hai
một phía bay đi hơi dài
phía còn lại bỗng rơi
Trên cánh đồng
đàn trâu không cày
chai nước vẫn còn
chiếc áo phồng thoảng quật lật trên bãi cỏ...
Trên cánh đồng
trời nắng và ba con cò lép không ngẩng đầu, lo sợ về điều gì?
có một trổ nước cũng còn chảy chậm
Trên cánh đồng
hỏi nhau về những điều đã mất
bụi tre mãi rụng lá
đôi dép còn gần nhau
Trên cánh đồng
sau những mùa đau chồng chất
tôi đi tìm mẹ trong bốn mùa ký ức
ngày mà lạc nhau giữa làn tóc rối bù đẫm mồ hôi
là vì mệt quá
là vì dù có bứt trăm ngàn cọng tóc
là vì có hóa thành rồng tiên
là vì cũng không trở lại được ngày giếng nước còn xanh
Trên cánh đồng ấy
đâu đó có chiếc áo phồng bay lên trên ngọn lúa vẫn còn chưa thức giấc
một giấc mơ ra đi, để chứng minh, nó đúng là sự thật
Trên cánh đồng có gió
tôi đã thử bay đi tìm mẹ
phía trên là bầu trời
bên dưới là mặt đất!
(SH314/04-15)
NGUYỄN THỤY VÂN ANH
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN